Vấn nạn nhiễm khuẩn huyết đe dọa thế giới
Mỗi năm có khoảng 1,2 triệu trẻ nhỏ trên thế giới bị nhiễm khuẩn huyết, 50% tử vong.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có 30 triệu người lớn, 3 triệu trẻ sơ sinh và 1,2 triệu trẻ nhỏ nhiễm khuẩn huyết trên toàn cầu, trong đó 6 triệu người lớn và 500.000 trẻ sơ sinh tử vong. Tất cả trường hợp nhiễm khuẩn huyết liên quan đến chăm sóc y tế đều có thể phòng ngừa được nếu nhân viên y tế thực hiện tốt các quy trình vô khuẩn bệnh viện.
Chia sẻ tại lễ hưởng ứng chiến dịch vệ sinh tay toàn cầu do WHO phát động với khẩu hiệu “Phòng ngừa nhiễm khuấn huyết trong chăm sóc y tế – trong tầm tay bạn”, tiến sĩ Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) cho biết hoạt động tăng cường vệ sinh tay được bệnh viện đưa lên như một hoạt động chuyên môn những năm qua.
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) hưởng ứng chiến dịch rửa tay. Ảnh: L.P
Video đang HOT
Bệnh viện nhi tuyến cuối của miền Nam hàng ngày phải đương đầu nhiều bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây lan thành dịch và tử vong cho trẻ như cúm A H5N1, H1N1, tay chân miệng, sởi, thủy đậu… Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng là nơi điều trị những bệnh nhân nặng, phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh. Cải thiện việc tuân thủ vệ sinh tay giúp góp phần nâng cao công tác phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, giảm mầm mống lây lan các vi khuẩn kháng thuốc.
Trong tháng 5, nhiều bệnh viện lớn tại TP HCM như Chợ Rẫy, Nhân dân Gia Định… cũng phát động phong trào vệ sinh tay. Phó giáo sư Lê Thị Anh Thư, Trưởng Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết việc vệ sinh tay phải được đặt lên hàng đầu. Trên bàn tay của tất cả mọi người luôn có vi khuẩn, virus gây nhiễm khuẩn, có thể gây bệnh lây lan cho người khác nếu không rửa tay.
Đa số các nhân viên y tế hiểu được tầm quan trọng của việc rửa tay nhưng nhiều người chưa có thói quen thực hiện thường xuyên, đặc biệt là ở các bệnh viện quá tải. Nhân viên y tế phải rửa tay trước và sau khi khám bệnh nhân, trước khi làm thủ thuật, sau khi tiếp xúc máu hoặc dịch tiết bệnh nhân, sau khi sờ vào những bề mặt xung quanh. Người nhà chăm sóc bệnh cũng phải thường xuyên rửa tay, không được đụng chạm vào các vết thương.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Nhiều cụ già Việt Nam sống cô đơn thiếu người chăm sóc
Trung bình một người cao tuổi mắc 6,9 bệnh, phần lớn góa bụa nhưng không được chăm sóc y tế tốt do thiếu nhân lực.
Tiến sĩ Nguyễn Trung Anh, Phó Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, nghiên cứu của Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2016 với 610 cụ trên 80 tuổi tại Sóc Sơn (Hà Nội), trung bình một người cao tuổi mắc 6,9 bệnh; hơn 33% lâm vào cảnh góa bụa; trên 8% cụ phải sống một mình; chỉ gần 18% sống với vợ hoặc chồng. Thu nhập trung bình của các cụ suýt soát 538.000 đồng một tháng, chủ yếu từ nguồn bảo trợ xã hội hoặc lương hưu.
Trong số này, chỉ gần 63% cụ có bảo hiểm y tế; 28% cần sự trợ giúp trong các hoạt động cơ bản như vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, đại tiểu tiện không tự chủ, ăn uống. Đến 90% người cao tuổi cần sự trợ giúp trong sinh hoạt hằng ngày như dùng điện thoại, mua bán, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo, sử dụng phương tiện giao thông.
Chăm sóc người cao tuổi Việt Nam hiện nay còn thiếu nhân lực và dịch vụ. Ảnh: Dương Ngọc.
Tuy nhiên, khả năng cung cấp dịch vụ y tế cho người cao tuổi ở nước ta còn hạn chế. Hệ thống khoa phòng, trung tâm lão khoa của các bệnh viện, hệ thống nhà dưỡng lão có chăm sóc y tế và không có chăm sóc y tế... còn rất mỏng. Báo động là tình trạng thiếu bác sĩ lão khoa, điều dưỡng lão khoa, thiếu nhân lực chăm sóc người cao tuổi...
Giáo sư Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống nhân lực chăm sóc người cao tuổi. Điều dưỡng của bệnh viện phải kiêm cả công việc của người chăm sóc. Đây là áp lực quá lớn, họ không thể hoàn thành tốt vai trò này. Người nhà bệnh nhân thường phải thuê người chăm sóc ngoài vừa tốn kém, vừa không đảm bảo vì thiếu chuyên môn, không được đào tạo. Nhu cầu có một đội ngũ làm công việc chăm sóc người cao tuổi là vô cùng lớn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, từ năm 2011, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số và sẽ trở thành nước có dân số già vào sau năm 2030. Theo nhận định của Liên Hợp Quốc, từ nay đến năm 2050, Việt Nam nằm trong nhóm 10 nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Già hóa dân số tác động sâu sắc tới mọi khía cạnh của cá nhân, cộng đồng, quốc gia, đòi hỏi hệ thống y tế cần có sự điều chỉnh, thích nghi để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
Trước bối cảnh mô hình bệnh tật thay đổi và tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, Bộ Y tế đang tăng cường hoạt động y tế cơ sở và chăm sóc sức khỏe ban đầu, phát triển mô hình y học gia đình để triển khai dịch vụ chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Các hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực trong chăm sóc người cao tuổi được củng cố. Khuyến khích tư nhân phát triển các mô hình nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, trong đội ngũ nhân lực phục vụ người cao tuổi thì nhân viên chăm sóc có vai trò và vị trí rất quan trọng vì gắn bó trực tiếp với người cao tuổi. Ngoài các kiến thức, kỹ năng về nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi thì nhân viên chăm sóc phải quan tâm đến nhu cầu tâm lý lẫn sinh lý của các cụ một cách phù hợp. Đây là lĩnh vực còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam song có nhu cầu rất lớn trong cả bệnh viện và cộng đồng.
Lê Nga
Theo vnexpress.net
Việt Nam sẽ hội chẩn trực tuyến ca bệnh ung thư với Nhật Bản GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết thời gian tới, BV sẽ được Trung tâm ung thư Quốc gia Nhật Bản đào tạo nhiều kỹ thuật hiện đại trong dự phòng, điều trị ung thư. Các ca bệnh khó cũng được hội chẩn trực tuyến để cùng tìm phương pháp điều trị thích hợp nhất cho bệnh nhân. Tại...