Vấn nạn doanh nghiệp ‘ma’: Thách thức đối với kinh tế và pháp luật
Theo chuyên gia, việc thành lập các doanh nghiệp “ma” nhằm trốn thuế và bán hóa đơn khống đang trở thành vấn đề nhức nhối và gây nhiều tổn thất nghiêm trọng…
Việc thành lập các doanh nghiệp “ma” nhằm trốn thuế và bán hóa đơn khống đang trở thành vấn đề nhức nhối, gây ra nhiều hệ lụy.
Điều này không chỉ gây tổn thất nghiêm trọng về kinh tế, gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân mà còn làm suy giảm niềm tin của người dân vào hệ thống pháp luật.
Xét xử các bị cáo thành lập công ty “ma” để mua bán trái phép hóa đơn, thu lợi bất chính. Ảnh: SONG MAI
Thủ đoạn tinh vi qua mặt cơ quan chức năng
TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm 55 bị cáo có hành vì thành lập 165 doanh nghiệp “ma” để mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị ghi trên hóa đơn là hơn 13.000 tỉ đồng, thu lợi bất chính hơn 100 tỉ đồng.
Trong phần tuyên án, HĐXX kiến nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về việc đăng ký thành lập và quản lý doanh nghiệp; kiểm soát chặt chẽ đầu vào và công tác hậu kiểm để tránh trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng đăng ký thành lập công ty để phục vụ các mục đích trái pháp luật.
Theo ThS Nguyễn Đức Hiếu, Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), căn cứ các quy định tại Luật Doanh nghiệp, các doanh nghiệp “ma” thường được lập ra dễ dàng bằng cách lợi dụng các kẽ hở trong quy định pháp luật và sự thiếu chặt chẽ trong công tác kiểm tra, giám sát. Các thủ đoạn như sử dụng giấy tờ giả, thông tin cá nhân không chính xác, khai báo vốn điều lệ không thực tế hoặc đăng ký địa chỉ kinh doanh ảo khiến việc kiểm tra và xử lý trở nên khó khăn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói vì lợi ích kinh tế hoặc thiếu trách nhiệm đã tiếp tay cho hoạt động này làm tăng quy mô và mức độ phức tạp của vấn đề.
Trong thời gian qua, có nhiều vụ án liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp “ma” để mua bán hóa đơn trái phép, thu lợi bất chính. Đáng chú ý, một bộ phận không nhỏ cán bộ thuế đã tiếp tay che giấu khiến vấn nạn doanh nghiệp “ma” ngày càng trầm trọng.
Có thể kể đến, vụ án lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, vận chuyển trái phép tiề.n tệ qua biên giới xảy ra tại Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức ( Thuduc House) có sự tham gia của các bị cáo là cán bộ thuế TP.HCM đã nhận tiề.n để làm trái quy định. Trong vụ 55 bị cáo có hành vì thành lập 165 công ty “ma” để mua bán trái phép hoá đơn, đã có 4 cán bộ thuế nhận tiề.n, quà để che đậy cho hành vi phạm tội của các bị cáo.
Vụ án Thuduc House có sự tiếp tay của các cán bộ thuế nhằm che giấu hành vi sai phạm của các bị cáo. Ảnh: NGỌC HÓA
Thất thoát ngân sách nhà nước
Các doanh nghiệp “ma” để lại hậu quả rất nghiêm trọng, khiến ngân sách nhà nước bị thất thoát một khoản tiề.n khổng lồ từ các hành vi trốn thuế. Những nguồn lực đáng lẽ được dùng để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế và các chương trình phúc lợi xã hội đã bị lãng phí, việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn.
Các doanh nghiệp chân chính cũng phải chịu áp lực lớn khi phải cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp “ma”. Những hành vi này làm méo mó môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho các đơn vị tuân thủ pháp luật và cản trở sự phát triển bền vững của nền kinh tế.
Nghiêm trọng hơn, việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp “ma” có thể là nguồn cơn của nhiều vụ án lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tổ chức cá nhân trong xã hội. Mặc khác, sự tồn tại kéo dài của vấn nạn này làm xói mòn niềm tin của người dân vào Nhà nước và pháp luật, dẫn đến tâm lý bất tuân pháp luật và lan rộng văn hóa lách luật trong xã hội.
Giải pháp để xử lý vấn đề doanh nghiệp “ma”
Để giải quyết triệt để vấn đề này, cần có sự nỗ lực đồng bộ từ các cơ quan chức năng, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội. Song song với việc hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ quan thuế và các ngành liên quan phải phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý doanh nghiệp sau khi cấp phép hoạt động.
Ths Hiếu đán.h giá, vấn nạn doanh nghiệp “ma” là một thách thức lớn, đòi hỏi sự quyết liệt và phối hợp chặt chẽ từ nhiều phía để giải quyết. Không chỉ là vai trò của Nhà nước mà người dân cũng cần nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm đối với việc đứng tên doanh nghiệp, góp vốn hay tham gia vào doanh nghiệp bằng bất kỳ hình thức nào.
Chỉ khi xây dựng được một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng và bền vững, chúng ta mới có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của người dân vào pháp luật và nhà nước, đồng thời khẳng định sự nghiêm minh và minh bạch của hệ thống pháp lý.
Sử dụng công nghệ hiện đại để theo dõi phát hiện hành vi gian lận
Để xử lý vấn đề doanh nghiệp “ma”, đầu tiên cần tăng cường cơ chế hậu kiểm là giải pháp thiết yếu. Đặc biệt, công tác hậu kiểm sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần được đẩy mạnh.
Việc giám sát hoạt động thực tế của các doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp pháp của hóa đơn đầu vào và đầu ra; kiểm tra thực tế tại trụ sở hoặc địa điểm kinh doanh sẽ giúp phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường.
Cần bổ sung cơ chế giám sát chặt chẽ trong các trường hợp doanh nghiệp thay đổi người đại diện, tạm ngừng hoặc giải thể kinh doanh; sử dụng công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để theo dõi và phát hiện hành vi gian lận cũng là bước đi cần thiết nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động hậu kiểm.
ThS NGUYỄN ĐỨC HIẾU , Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Bắt bộ đôi lắp ráp vũ khí rồi bán khắp cả nước, thu lời hàng tỷ đồng
Hàng tháng, Hậu và Ba đã lắp ráp vũ khí và bán cho hàng trăm người trên toàn quốc, thu lời bất chính hàng tỷ đồng.
Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Hà Nam đã đấu tranh làm rõ, phát hiện nhóm đối tượng, gồm: Phạm Đắc Hậu (SN 2001) và Phạm Văn Ba (SN 1991) cùng trú tại xã Minh Cường, huyện Thường Tín có hành vi "sản xuất, vận chuyển, tàng trữ vũ khí, công cụ hỗ trợ". Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh đã đấu tranh, phát hiện, thu giữ của Hậu và Ba hàng trăm bộ linh kiện đã được sản xuất, chuẩn bị cho việc lắp ráp để vận chuyển đi bán, trong đó đã có hơn 100 bộ được lắp ráp hoàn chỉnh theo đơn đặt hàng, gồm các loại như ná cao su cải tiến bắ.n bi.
Phạm Đắc Hậu và Phạm Văn Ba cùng tang vật vụ án.
Làm việc tại cơ quan Công an, Phạm Đắc Hậu và Phạm Văn Ba khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình.
Được biết, thông qua mạng xã hội Facebook, Hậu giao bán các linh kiện lắp ráp sún.g để bán kiếm lời. Khi có người đặt mua, Hậu đến gặp Ba để mua lại các linh kiện lắp ráp sún.g sau đó mang về nhà đóng gói rồi chuyển cho khách.
Hàng tháng, Hậu và Ba đã lắp ráp vũ khí và bán cho hàng trăm người trên địa bàn toàn quốc, thu lời bất chính hàng tỷ đồng.
Cơ quan Công an khuyến cáo người dân: Các hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán vũ khí là các hành vi bị nghiêm cấm. Đề nghị các tổ chức, cá nhân và nhân dân khi phát hiện các hành vi sản xuất, chế tạo, tàng trữ, sử dụng, vận chuyển, mua bán linh kiện sún.g qua mạng xã hội kịp thời tố giác, cung cấp thông tin cho lực lượng Công an qua ứng dụng VNeID hoặc báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.
Lập chuỗi công ty tư vấn, bán thuố.c "vô tác dụng", thu lợi bất chính tới 30 tỷ/tháng Công an TP Nam Định vừa phối hợp với Phòng an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh, các đơn vị của Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Bộ Công an đấu tranh triệt phá đường dây "Lừ.a đả.o, chiếm đoạt tài sản" bằng hình thức gọi điện tư vấn, bán các gói liệu trình điều...