Vẫn mua chưa đủ số lượng gạo dự trữ quốc gia năm 2020
Đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Nông dân xã Tân Mỹ, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) tập trung lúa thu hoạch bán cho thương lái. (Ảnh: TTXVN)
Theo ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước ( Bộ Tài chính), đến ngày 14/4, Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua vào được 7.700 tấn gạo dự trữ, trong tổng số 190.000 tấn gạo dự trữ quốc gia năm 2020 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
Trong khi đó, mới đây Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã quyết định hủy thầu các gói thầu cung cấp 8.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Hải Hưng, 9.000 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020 của Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Trung Bộ.
Bên cạnh đó, các gói thầu cung cấp gạo tương tự ở Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên cũng được hủy.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước Đỗ Việt Đức cho biết nguyên nhân chủ yếu là do nhà thầu từ chối ký hợp đồng và bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Với các doanh nghiệp hủy thầu, bỏ thầu, theo ông Nguyễn Việt Đức phải bị xử lý theo Luật Đấu thầu và sẽ phải đấu thầu lại để mua đủ số lượng gạo theo yêu cầu.
Video đang HOT
Lãnh đạo Tổng cục Dự trữ Nhà nước cũng cho biết việc đấu giá mua gạo sắp tới, sẽ phải làm ngắn nhất về thời gian và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, cố gắng theo quy định trong vòng 10 ngày để đấu thầu và mua được đủ số gạo theo quy định.
“Về giá đấu thầu, Tổng cục Dự trữ Nhà nước không xây dựng mà do địa phương gửi về, Bộ Tài chính giao cho Cục Quản lý giá thực hiện,” ông Đỗ Việt Đức nói.
Trước đó, tại văn bản gửi Bộ Công Thương về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo báo cáo Thủ tướng về phương án điều hành xuất khẩu gạo; trong đó, Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Dự trữ nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000/190.000 tấn gạo mua dự trữ năm 2020, nhưng có hiện tượng các doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia kéo dài thời gian ký hợp đồng và không thực hiện thương thảo hợp đồng.
Chỉ ít ngày sau, nhiều doanh nghiệp đã được Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kết quả trúng thầu và thông báo kết quả trúng thầu lập tức có văn bản từ chối ký hợp đồng.
Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4/2020. Ngay trong ngày 10/4, Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4/2020, áp dụng đối với mặt hàng gạo (mã hàng hóa HS là 10.06) với số lượng 400.000 tấn.
Tổng cục Dữ trữ Nhà nước đã đấu thầu rộng rãi mua 190.000 tấn gạo, loại 15% tấm, gạo. Thời gian mở thầu từ 12/3, dự kiến hoàn thành nhập kho trước ngày 15/6./.
Thùy Dương
Nhiều doanh nghiệp không ký hợp đồng, gạo dự trữ quốc gia mới mua được 7.700 tấn
Nhiều doanh nghiệp trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia nhưng sau đó đã từ chối ký hợp đồng.
Ngày 14-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Đỗ Việt Đức, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Bộ Tài chính), cho biết đến thời điểm hiện tại mới mua được 7.700 tấn gạo trên tổng số 190.000 tấn gạo theo kế hoạch mua dự trữ năm 2020.
Theo ông Đức, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc là các đơn vị được giao tổ chức đầu thầu mua gạo, đã có nhiều doanh nghiệp trúng thầu nhưng sau đó đã có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng theo quy định.
Tổng cục Dự trữ Nhà nước mới mua được 7.700 tấn gạo dự trữ - Ảnh minh hoạ
Cụ thể, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Bắc đã thông báo hủy kết quả đấu thầu đối với 8 gói thầu cung cấp 9.200 tấn gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Các doanh nghiệp trúng thầu gồm Công ty CP Thương mại Minh Khai (5 gói), Công ty TP Liên Bảo Thành (1 gói), Công ty TNHH Thủy Dương (1 gói), Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh (1 gói). Lý do hủy thầu được đưa ra là các nhà thầu từ chối hoàn thiện ký kết hợp đồng cung cấp gạo.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nam Tây Nguyên quyết định hủy kết quả lựa chọn nhà thầu với các gói thầu cung cấp gạo nhập kho dự trữ quốc gia năm 2020. Cụ thể, có 5 nhà thầu (trúng 6 gói thầu nhập kho dự trữ gạo quốc gia) bị hủy kết quả với các lý do: "Nhà thầu từ chối ký hợp đồng" và "Nhà thầu từ chối nộp đảm bảo thực hiện hợp đồng".
Danh sách 5 nhà thầu được xác định, gồm: Công ty CP Lương thực Hà Nam Ninh, Công ty CP Lương thực Cao Lạng, Công ty CP Lương thực Hà Tĩnh, Cty TNHH Phát Tài và Công ty cổ phần Mỹ Tường.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, biện pháp khắc phục đối với việc hủy thầu nêu trên là thu toàn bộ tiền bảo lãnh dự thầu của các gói thầu nói trên nộp vào Ngân sách Nhà nước. Ông Đức cho biết việc giải quyết dựa trên Luật Đấu thầu và các quy định của pháp luật hiện hành.
Ông Nguyễn Việt Đức cho biết thêm, hiện Tổng cục đang trình Bộ Tài chính để tổ chức đấu thầu lại, đảm bảo kế hoạch mua gạo dự trữ cho năm 2020 theo phê duyệt của Chính phủ.
Ngày 10-4, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2827/VPCP-KTTH gửi Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, Bộ Tài chính truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4-2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương, với xuất khẩu 400.000 tấn.
Sau đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1106/QĐ-BCT công bố hạn ngạch xuất khẩu gạo trong tháng 4, có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11-4.
Cụ thể, áp dụng hạn ngạch xuất khẩu với mặt hàng gạo (mã HS 10.06) trong tháng 4 là 400.000 tấn.
Minh Chiến
Sau rà soát, Bộ Công Thương lại đề nghị xuất khẩu gạo Sau khi làm việc với các doanh nghiệp xuất khẩu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và các bộ ngành liên quan, Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ cho xuất khẩu 800.000 tấn gạo trong tháng 4, 5 nhưng có kiểm soát. Lượng gạo trong nước còn dư thừa, Bộ Công Thương lại đề nghị xuất khẩu gạo Theo Bộ Công...