“Văn minh” từ việc đội mũ bảo hiểm cho con trẻ
Bước vào năm học 2019 – 2020, nhằm nâng tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt các biện pháp đồng bộ. Tuy nhiên, khi năm học mới bắt đầu chưa lâu, bên cạnh nhiều trường hợp chấp hành nghiêm túc vẫn còn cũng không ít các bậc phụ huynh không thực hiện việc đội mũ bảo hiểm cho con. Việc làm này không những mang lại các hình ảnh thiếu văn minh mà còn là hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông, cần xử lý nghiêm.
Tăng cường kiểm tra, giám sát
Sáng 18/9, tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội Cảnh sát giao thông số 4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã tăng cường tuần tra trên tuyến đường Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đoạn trước cổng Trường Trung học cơ sở Tô Hoàng. Tại đây, vào giờ cao điểm buổi sáng từ 6 giờ 30 – 7 giờ 30, tổ tuần tra ghi nhận có rất nhiều trường hợp học sinh, phụ huynh đi xe máy, xe đạp điện chở con em mình tới trường nhưng không đội mũ bảo hiểm.
Đặc biệt, có nhiều trường hợp phụ huynh đã đi ngược chiều từ hướng đường Bạch Mai để tiết kiệm một đoạn đường, tất cả các trường hợp vi phạm đã được lập Biên bản xử lý. Theo Thượng úy Nguyễn Hiếu Minh, Tổ trưởng Tổ công tác, triển khai kế hoạch của Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, Đội Cảnh sát giao thông số 4 phối hợp với cơ quan chức năng, trường học trên địa bàn quận Hai Bà Trưng phổ biến, tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông tới phụ huynh, các em học sinh ngay từ những ngày đầu năm học mới. Sau khi tuyên truyền, lực lượng Cảnh sát giao thông sẽ tiến hành xử lý đối với các trường hợp phụ huynh vi phạm Luật Giao thông đường bộ. Với các em học sinh vi phạm, thời gian đầu, Tổ tuần tra kiểm soát chỉ nhắc nhở, ghi tên và gửi danh sách về trường để nhà trường có hình thức xử lý phù hợp.
Các em học sinh được tặng mũ bảo hiểm khi bước vào năm học mới 2019 – 2020.
Trung tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội Tuyên truyền, Phòng Cảnh sát giao thông thông tin, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 265 đã ký kết giữa Công an thành phố Hà Nội với Sở Giáo dục và Đào tạo về tuyên truyền pháp luật trật tự an toàn giao thông cho các trường và các cơ sở giáo dục trên địa bàn năm học 2019 – 2022, Phòng Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo các đội, trạm tăng cường công tác kiểm tra, xử lý cũng như nhắc nhở, tuyên truyền tới các phụ huynh và học sinh cần chấp hành nghiêm pháp luật trật tự an toàn giao thông, nhằm kéo giảm vi phạm và tai nạn giao thông học đường, góp phần xây dựng văn hoá giao thông trên địa bàn.
Khi phụ huynh thờ ơ
Theo thống kê từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, Hiện nay, tỷ lệ đỗi mũ bảo hiểm của người lớn tại Việt Nam đạt 90%, tuy nhiên tỷ lệ này tại trẻ em mới đạt 52%.
Thực tế, ngay từ đầu năm học 2019 – 2020, nhằm nâng cao nhận thức về việc chấp hành quy định khi tham gia giao thông cho trẻ em, các cấp, các ngành toàn thành phố đã tổ chức nhiều đợt ra quân tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục, vận động thanh, thiếu nhi chấp hành pháp luật an toàn giao. Đặc biệt, bên cạnh công tác tuyên truyền, Ban An toàn giao thông thành phố phối hợp các sở, ngành liên quan và Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia cũng đã tổ chức chương trình tặng mũ bảo hiểm cho các em học sinh bậc tiểu học trên địa bàn thành phố
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi năm học mới đã bắt đầu chưa được bao lâu, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh chạy xe đạp dàn hàng ngang giữa đường, bá vai nhau trong lúc điều khiển xe, hoặc vi phạm các lỗi như: Chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ, ngồi xe máy không đội mũ bảo hiểm…vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần do ý thức, thái độ của các bậc phụ huynh. Hằng ngày, chúng ta vẫn thấy những cảnh tượng mất an toàn giao thông, đặc biệt là trước cổng trường. Dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở, nhưng vẫn có không ít phụ huynh đậu xe dưới lòng đường chờ con tan trường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, chở nhiều trẻ cùng lúc, cho trẻ ngồi trên xe gắn máy với tư thế không an toàn, ngang nhiên đi ngược chiều, vượt đèn đỏ.
Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, ở nhiều trường hợp, các phụ huynh phớt lờ hoặc xem nhẹ việc làm này. Điều này đã dẫn đến tình trạng con trẻ “vô tư” đầu trần trên xe gắn máy, xe đạp điện… Khi được đề cập đến vấn đề này, nhiều phụ huynh cho rằng: Con nhỏ công an gặp cũng dễ bỏ qua, trẻ em được ba mẹ đưa đón nên an toàn, hay thậm chí ba mẹ chủ quan cho rằng đội mũ làm vướng víu con trẻ… Thậm chí, nhiều trường hợp phụ huynh sẵn sang ký cam kết chấp hành luật giao thông tuy nhiên vẫn “hồn nhiên” vi phạm nhiều lần.
Để chấn chỉnh tình trạng này, nhiều chuyên gia giao thông có cùng chung nhận định, giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất chính vẫn chính là đến từ các bậc phụ huynh, phụ huynh phải luôn làm gương cho con trong việc tự giác chấp hành nghiêm pháp luật về an toàn giao thông. Cần hiểu rằng, đội mũ bảo hiểm cho trẻ em không phải để đối phó, mà là trao cho con trẻ sự an toàn nhất định và cần có khi tham gia giao thông. Từ đó tạo thói quen cho con nhỏ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy. Ngoài ra, cũng cần thường xuyên thực hiện các hình thức tuyên truyền về văn hóa giao thông, nhất là đối tượng học sinh trong nhà trường để các em nhận thức được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông và tự giác thực hiện.
Khi năm học mới đã bắt đầu chưa được bao lâu, trên nhiều tuyến phố của Thủ đô không khó để bắt gặp hình ảnh học sinh chạy xe đạp dàn hàng ngang giữa đường, bá vai nhau trong lúc điều khiển xe, hoặc vi phạm các lỗi như: chạy ngược chiều, vượt đèn đỏ, ngồi xe máy không đội mũ bảo hiểm…vẫn còn diễn ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần do ý thức, thái độ của các bậc phụ huynh. Hằng ngày, chúng ta vẫn thấy những cảnh tượng mất an toàn giao thông, đặc biệt là trước cổng trường.
Dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở, nhưng vẫn có không ít phụ huynh đậu xe dưới lòng đường chờ con tan trường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ, chở nhiều trẻ cùng lúc, cho trẻ ngồi trên xe gắn máy với tư thế không an toàn, ngang nhiên đi ngược chiều, vượt đèn đỏ. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, ở nhiều trường hợp, các phụ huynh phớt lờ hoặc xem nhẹ việc làm này. Điều này đã dẫn đến tình trạng con trẻ “vô tư” đầu trần trên xe gắn máy, xe đạp điện…
Anh Tuấn
Theo LĐTĐ
Camera giao thông lắp đặt quanh bến xe Giáp Bát chỉ để... "trang trí"?
Ít ai biết rằng, hệ thống camera giao thông được đánh giá quy mô và hiện đại với 9 điểm chính lắp đặt trên các tuyến đường Kim Đồng - Giải Phóng (quanh bến xe Giáp Bát, Hà Nội) phục vụ xử phạt phương tiện vi phạm từ lâu không còn hoạt động.
Hàng loạt phương tiện xe khách đón trả khách sai quy định tại các nút giao Kim Đồng - Giải Phóng nơi đã được lắp đặt hệ thống camera giám sát. Ảnh: PV
Ngang nhiên "vợt khách" ở khu vực lắp đặt camera giao thông
Tuyến đường Kim Đồng (Hoàng Mai, Hà Nội) từ lâu không khác gì một bến cóc khổng lồ gây ách tắc giao thông nghiêm trọng khi mỗi ngày có hàng trăm lượt xe khách vô tư dừng đỗ giữa lòng đường hoặc chạy "rùa bò" để vợt khách. Theo định hướng tổ chức giao thông khu vực này, các xe khách từ bến Giáp Bát ra phải lưu thông theo hướng Giải Phóng - Kim Đồng - Tam Trinh - Vành đai 3. Tuy nhiên, do đường Tam Trinh vẫn chưa được nâng cấp, mở rộng nên buộc Sở GTVT Hà Nội phải tổ chức cho xe khách quay đầu tại nút giao Kim Đồng - Giải Phóng để đi về phía QL1 cũ - Pháp Vân.
Trong khi phương án tổ chức giao thông chưa được tối ưu, nhiều xe khách liên tỉnh từ bến xe Giáp Bát ra lại cố tình "vợt khách" dọc đường, đặc biệt là đoạn từ cổng bến đến đường Kim Đồng, nối dài ra Giải Phóng. Áp lực giao thông trên tuyến phố này ngày càng trở nên phức tạp và là nỗi ám ảnh đối với những người thường xuyên lưu thông qua đây, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.
Qua tìm hiểu, có rất nhiều đơn vị, lực lượng chức năng có thể xử lý xe khách vi phạm khu vực này như: CSGT Đội 14 (Phòng CSGT TP Hà Nội), Thanh tra giao thông quận Hoàng Mai (Thanh tra giao thông TP Hà Nội), Cảnh sát trật tự (Công an quận Hoàng Mai), Công an phường Giáp Bát (quận Hoàng Mai), đặc biệt là hệ thống camera xử phạt nguội do Phòng CSGT TP Hà Nội quản lý... Thế nhưng, tình trạng xe khách rà rê, biến lòng đường thành bến lậu, gây ùn tắc giao thông vẫn diễn ra hàng ngày giữa Thủ đô gây bức xúc dư luận.
Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội trong nhiều tháng trên trục đường Kim Đồng - Giải Phóng, tình trạng ùn ứ, vi phạm giao thông thường xuyên xảy ra. Một trong những nguyên nhân chính là do lượng xe khách quá lớn từ bến xe Giáp Bát đổ dồn lên cung đường chưa đầy 2km.
Qua làm việc với CSGT, TTGT cũng như công an địa phương, họ đều cho rằng do lực lượng mỏng, khi vắng bóng thì vi phạm diễn ra. Các đơn vị chức năng đều cho rằng đã làm "hết sức mình" và sẽ ngăn chặn được vi phạm bởi tại các tuyến đường quanh bến xe Giáp Bát hiện đã được lắp đặt hệ thống camera giám sát phục vụ việc phạt nguội.
Trong khi đó, khi hỏi chuyện vì sao liên tục dừng đỗ, đón trả khách ngay ở khu vực có camera giao thông mà không sợ bị xử phạt, một số tài xế cho hay, muốn không bị phạt thì phải biết "luật".
Để tìm hiểu rõ thực hư, từ ngày 1/3 đến 31/3/2019, PV Báo Gia đình & Xã hội đã ghi nhận và quay lại nhiều video xe khách dừng đỗ, đón trả khách sai quy định trên đường Kim Đồng - Giải Phóng, đặc biệt là quanh những điểm có lắp đặt hệ thống camera giao thông. Những phương tiện vi phạm thường xuyên phải kể đến xe khách T.Y (BKS 36B-005.85), xe khách T.P (BKS 36B-015.81), xe khách P.H (BKS 17B-014.20), xe khách H.H (BKS 17B-003.93), xe khách H.L (BKS 36B-024.86), xe khách D.H (BKS 36B-013.86)...
Những thông tin bất ngờ
Những "mắt thần" được lắp đặt quanh bến xe Giáp Bát nhưng vi phạm giao thông vẫn phổ biến.
Để đối chiếu với số liệu xử phạt thực tế qua hệ thống camera giao thông, PV Báo Gia đình & Xã hội đã liên hệ với Phòng CSGT TP Hà Nội. Sau nhiều tuần đặt lịch, Đội Tuyên truyền giới thiệu PV sang làm việc với Đội Tín hiệu đèn giao thông để lấy thông tin. Lãnh đạo Đội Tín hiệu đèn giao thông đã đưa ra trả lời đầy bất ngờ: "Bến xe Giáp Bát là khu vực đầu tiên thí điểm lắp đặt hệ thống camera giao thông với 9 điểm chính gồm 5 camera quan sát (phục vụ nhìn) và 16 camera giám sát (phục vụ nhận diện biển số và xử phạt). Tuy nhiên sau 3 tháng thí điểm (tháng 6, 7 và 8/2018) hiện nay hệ thống camera đã dừng hoạt động. Do vậy, không có số liệu xử phạt phương tiện vi phạm trong tháng 3/2019 để đối chiếu".
Đưa vấn đề này ra trao đổi, Trung tá Vũ Văn Hoài, Đội trưởng Đội Tuyên truyền còn tỏ ra ngạc nhiên và nói rằng: "Làm gì có chuyện hệ thống camera chỉ lắp đặt chứ không phạt?". Sau đó, ông Hoài gọi điện cho Trung tá Huỳnh Tấn Nam, Đội trưởng Đội Đèn chỉ huy giao thông và tín hiệu giao thông thì được xác nhận: "Hệ thống camera quanh bến xe Giáp Bát đã dừng hoạt động từ lâu". Khi được hỏi về những thông tin khác liên quan, Trung tá Vũ Văn Hoài từ chối trả lời và đề nghị PV sang làm việc với đơn vị quản lý là Sở GTVT Hà Nội.
Tiếp tục làm việc với Sở GTVT Hà Nội, chúng tôi được cung cấp bản báo cáo sơ kết thí điểm thực hiện quy chế phối hợp tạm thời trong việc quản lý, khai thác, sử dụng và xử lý vi phạm thông qua hệ thống giám sát được lắp đặt tại khu vực bến xe Giáp Bát, nút giao đường Kim Đồng với đường Giải Phóng. Theo đó, số liệu ghi nhận tự động trên hệ thống từ ngày 1/6/2018 đến hết ngày 31/8/2018 cho thấy: Đã phát hiện, lập biên bản vi phạm đối với 278 trường hợp vi phạm (trong đó có 118 trường hợp xe khách) với các hành vi: Dừng xe nơi có biển cấm; đón trả khách tại nơi cấm dừng, cấm đỗ, nơi đường cong tầm nhìn bị hạn chế...
Về ưu điểm, đơn vị này đánh giá việc triển khai thực hiện xử lý vi phạm qua hệ thống camera tại khu vực bến xe Giáp Bát đã nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông của các lái xe, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách, tạo chuyển biến rõ rệt về trật tự an toàn giao thông, góp phần quan trọng làm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực; hình ảnh thu được tại hệ thống cơ bản rõ nét đảm bảo đủ điều kiện phục vụ công tác xử lý vi phạm.
Về tồn tại, tuy hình ảnh thu được từ hệ thống rõ nét nhưng trong một số trường hợp tính năng nhận diện biển kiểm soát vẫn còn tồn tại tình trạng nhầm lẫn hoặc không rõ biển số; Hệ thống chưa nhận diện chính xác được biển kiểm soát xe ô tô vi phạm trong điều kiện ánh sáng yếu, ban đêm...
Do vậy, Sở GTVT kiến nghị UBND TP Hà Nội cho phép tiếp tục khai thác hệ thống phục vụ công tác xử lý vi phạm và giám sát tình hình trật tự an toàn giao thông tại khu vực bến xe Giáp Bát (nút giao đường Kim Đồng với đường Giải Phóng) thêm 6 tháng. Đồng thời đề nghị Công ty cổ phần Tiên phong công nghệ CFTD (đơn vị lắp đặt thiết bị giám sát) sớm có giải pháp khắc phục các tồn tại.
Khi được hỏi về việc bao giờ hệ thống camera giao thông nói trên hoạt động trở lại, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết chưa thể xác định. Mới đây, đơn vị này đã có văn bản gửi Công ty cổ phần Tiên phong công nghệ CFTD hoàn thiện hồ sơ liên quan và khắc phục các nhược điểm của hệ thống giám sát cũng như làm rõ công nghệ áp dụng, nguồn vốn thực hiện.
Đánh giá về hiệu quả của hệ thống camera giao thông tại khu vực quanh bến xe Giáp Bát, một chuyên gia giao thông nhận định: "Tôi cho rằng hiệu quả từ camera giám sát và việc phạt nguội vi phạm giao thông chưa cao, thậm chí có thể nói là rất thấp. Nếu lực lượng chức năng làm việc một cách ngiêm túc, việc phối hợp xử lý qua camera được triển khai nghiêm minh, đầy đủ thì chỉ cần một tuần là khu vực này sạch bóng xe rùa bò".
Chuyên gia này cũng đánh giá, dù Hà Nội đã triển khai rất nhiều hệ thống camera giám sát giao thông thông minh, tuy nhiên việc ứng dụng để phạt nguội chưa thực sự hiệu quả. Thậm chí, một số điểm lắp đặt camera giám sát nhưng chỉ mang tính chất tham khảo chứ chưa thể sử dụng những kết quả này làm căn cứ xử phạt. Do vậy, khi hệ thống camera giao thông chưa được đồng bộ thì khó ngăn chặn được tiêu cực trong lực lượng thi hành công vụ cũng như nâng cao ý thức chấp hành của người tham gia giao thông.
Nhóm Phóng viên
Theo Giadinhnet
Hai xe máy tông trực diện nhau, hai người tử vong Ngày 12/9, theo Đội Cảnh sát giao thông Công an huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), trên địa bàn huyện đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm 2 người điều khiển xe máy tử vong. Cụ thể, khoảng hơn 18 giờ ngày 11/9, trên tuyến đường ĐT 609B đi qua địa bàn xã Đại An, huyện Đại Lộc, xe máy...