Văn Miếu nhộn nhịp người xin chữ đầu năm
Xin chữ đầu năm là một nét đẹp đã có từ lâu. Xin chữ thể hiện sự coi trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và cũng là mong muốn xin may mắn, tài lộc trong năm mới.
Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, hàng nghìn người từ khắp mọi miền đất nước lại tìm đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Đống Đa, Hà Nội) thắp hương cầu lộc tài, học hành và xin chữ lấy may.
Ngay sau thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Bính Thân và năm mới Đinh Dậu, đông đảo người dân thủ đô tìm đến hội chữ xuân Hà Nội 2017 tại Hồ Văn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám để xin chữ thư pháp về treo mang theo những hi vọng về một năm mới bình an, hạnh phúc.
Ông đồ Nguyễn Huy Đức, bút danh Mộc Đức thi triển bút pháp trước sự chứng kiến của một em nhỏ
Theo tư vấn của nhiều ông đồ, có thể dựa vào lứa tuổi hoặc tâm tính để chọn chữ phù hợp. Chẳng hạn, với trẻ nhỏ có thể xin chữ “Thực vi tiên” để trẻ hay ăn, chóng lớn. Sau độ tuổi đó, có thể cho chữ “Minh”, “Thành”, “Đạt”. Khi đến tuổi yêu, dựng vợ, gả chồng có thể xin chữ “Duyên”, chữ “Phúc”… Khi có tuổi hoặc đã trưởng thành chín chắn, người ta hay xin chữ “Đức” để nhắc nhở đạo làm người, chữ “Hiếu” để thấu nghĩa sinh thành của ông bà, cha mẹ…
Video đang HOT
Mỗi chữ viết ra là hội tụ của cả Trí – Thần – Lực người cầm bút nên ngoài ý nghĩa cầu may, chữ nghĩa còn là tác phẩm nghệ thuật.
Dù thời gian đã về khuya, nhưng nhiều người lớn tuổi vẫn nán lại để trao đổi, bàn luận chuyện chữ, câu chuyện văn hóa với các ông đồ
Ngoài ra, vào dịp đầu năm, cũng có những chữ được xin phổ biến như một sự “mặc định”. Chẳng hạn, người đi học thường xin chữ “Trí”, “Tài”, “Nhẫn”; người buôn bán, kinh doanh xin chữ “Lộc”, “Tín”, “Phát”; Người xin chữ treo trong gia đình thường là “Phúc”, “Lộc”, “Thọ”, “Tâm”, “An”; nam nữ cầu “Danh”, “Duyên”, “Hiếu”, “Trung”; tặng bố mẹ chọn chữ: “Tâm”, “An Khang”, “Bình An”, “Thọ”… Ngoài ra còn có chữ Việt, chữ Đác cũng là những chữ hay được xin đầu năm.
Tùy chất liệu và kích cỡ, mỗi bức thư pháp tại phố ông đồ có giá từ 50.000 đến 500.000 đồng
Nhiều ông đồ cũng cho hay, tục xin chữ và cho chữ đầu năm không chỉ là món quà mang ý nghĩa xã hội, triết học và tâm linh mà còn tạo mối giao lưu văn hóa trong cộng đồng khi mọi người cùng nhau hướng tới Chân – Thiện – Mỹ. Mỗi chữ thư pháp ngoài ước mong của người xin, tài đức của người cho thì cần chính sự thành tâm, hướng thiện của con người để phong tục đẹp này được gìn giữ với đầy đủ ý nghĩa thiêng liêng của nó.
Với mong muốn giúp con em mình hiểu được ý nghĩa tốt đẹp của tục xin chữ đầu năm, biết chân quý giá trị của chữ cũng như dạy bảo, răn đe con cái sống đúng như ý nghĩa của mỗi con chữ xin về, một số gia đình đã dẫn theo con nhỏ cùng đi xin chữ ngay trong ngày đầu năm mới. Mỗi chữ thư pháp ngoài ước mong của người xin, tài đức của người cho thì cần chính sự thành tâm, hướng thiện của con người.
Theo Danviet
Hơn 100 ông đồ sẵn sàng cho chữ ở Văn Miếu
Cứ vào dịp Tết, "phố ông đồ" ở khu vực Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp nập với hàng trăm ông đồ trổ tài, cho chữ lấy may ngày đầu xuân năm mới.
Không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc trong dịp Tết cổ truyền, Hội chữ ông đồ đã trở thành sự kiện hàng năm được nhiều người dân quan tâm.
Năm nay sự tham gia của công chúng tại "phố ông đồ" vẫn chưa đông đúc bởi người dân đã quen cái "nết" tham quan phố này tại vỉa hè phố Văn Miếu
Ban tổ chức đã bố trí 130 lều khung sắt xung quanh hồ Văn (cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám) để hơn 100 "thầy đồ" ngồi cho chữ
Trước đó một số "ông đồ" đã viết đơn gửi UBND thành phố đề nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè phố Văn Miếu. Tuy nhiên, với chủ trương Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã không đồng tình
Khoảng 100 "ông đồ" được lựa chọn sau kỳ thi sát hạch đã chấp hành ngồi viết chữ ở khu vực bên hồ Văn. Các "ông bà đồ" đều được cấp thẻ hành nghề
Hội chữ Xuân vẫn thưa vắng người tham quan, xin chữ. Một số "ông đồ" ban ngày ngồi trong khu vực hồ Văn, tối lại ra vỉa hè viết chữ
Ông đồ già chờ khách Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Viết thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi nhiều, nhẫn nại, mềm mại hơn..."
Niềm vui của ông đồ già với khách quốc tế
Một số tác phẩm thư pháp
Hoàng Gia Bảo Vân
Theo Thanhnien
Vắng khách, nhiều ông đồ ở Văn Miếu vẫn chưa khai bút Dù đã khai mạc được 2 ngày nhưng nhiều ông đồ ở Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn chưa khai bút do người đến xin chữ thưa thớt. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, "phố ông đồ" được mở tại Hồ Văn, thuộc khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội). Dù đã khai mạc được 2 ngày...