Vạn Lý Trường Thành “nhái” xây tốn hàng triệu USD gây tranh cãi ở TQ
Một bản xây dựng “nhái” di tích Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng của Trung Quốc vừa được phát hiện ở thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.
Chính quyền thành phố đã chi hàng triệu USD xây dựng công trình này, gây tranh cãi lớn trên mạng xã hội Trung Quốc về ý nghĩa và giá trị sử dụng.
Vạn Lý Trường Thành – địa điểm du lịch nổi tiếng của Trung Quốc (ảnh: CNN)
Công trình Vạn Lý Trường Thành “nhái” được xây dựng trên một dãy đồi dài 4km với những bức tường nối dài, chia theo từng tháp canh, y hệt di tích Vạn Lý Trường Thành ở Bắc Kinh.
Công trình Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng ở Bắc Kinh gắn liền với hình ảnh của vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên – Tần Thủy Hoàng. Ông cho xây dựng Vạn Lý Trường Thành để chống lại sự xâm lấn của các bộ tộc du mục thiểu số nơi biên giới.
Công trình quy mô và tốn kém này chính thức được hoàn thành vào thời nhà Minh.
Theo nhiều cư dân mạng Trung Quốc, Vạn Lý Trường Thành nổi tiếng không chỉ bởi quy mô mà còn từ ý nghĩa lịch sử hàng ngàn năm. Vì vậy, xây dựng thêm Vạn Lý Trường Thành “nhái” là điều “vô nghĩa”, lãng phí và có thể khiến du khách nước ngoài hiểu lầm.
Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, xây Vạn Lý Trường Thành “nhái” cũng tốt nếu nó kích thích du lịch địa phương.
“Quá lãng phí tiền bạc để làm ra bức tưởng đạo nhái kém chất lượng này. Chúng ta chỉ có một Vạn Lý Trường Thành. Sự duy nhất đó thể hiện giá trị của di tích”, Liu – một người dùng mạng xã hội Trung Quốc – bình luận.
“Nếu địa phương nào cũng học đòi xây Vạn Lý Trường Thành nhái kiểu này thì giá trị lịch sử của di tích thật thể hiện ở đâu? Vạn Lý Trường Thành tại Bắc Kinh mới là di tích thực sự”, một người khác nêu ý kiến.
Không chỉ về giá trị của di tích, nhiều người con lo ngại việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành “nhái” sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái, quần thể động vật hoang dã của địa phương khi bức tường mới xây chia đôi cả khu rừng.
Vạn Lý Trường Thành “nhái” gây tranh cãi ở thành phố Nam Xương, Giang Tây về sự lãng phí (ảnh: Hoàn cầu)
“Tại sao lại xây một bức tường cắt đôi khu rừng ra như vậy. Nó có thể ảnh hưởng môi trường sinh thái và khiến động vật hoang dã mất nơi sinh sống”, một cư dân mạng tên Cai bình luận.
Công trình Vạn Lý Trường Thành ở Nam Xương được khởi công vào năm 2013 với tổng vốn đầu tư 14,6 triệu USD.
“Chúng tôi không dám gọi bức tường này là Vạn Lý Trường Thành. Cái tên đó là do khách du lịch đặt. Hầu hết người đến chiêm ngưỡng bức tường do họ không có điều kiện tới Bắc Kinh”, Yu – quản lý Vạn Lý Trường Thành “nhái” – nói.
Theo ông Yu, khu rừng du lịch sinh thái nơi xây Vạn Lý Trường Thành “nhái” đã đón 650.000 lượt khách/năm kể từ khi đi vào hoạt động – tăng gấp 10 lần so với trước khi bức tường được xây dựng.
“Để giảm bớt thiệt hại cho rừng cây, trong quá trình xây dựng, chúng tôi dùng những con la để vận chuyển vật liệu, thay vì dùng máy móc. Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng bức tường quá giống Vạn Lý Trường Thành thật”, ông Yu nói.
Trung Quốc: Tỉnh vỡ 14 đê tuyên bố trạng thái thời chiến
Tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc, phải tuyên bố trạng thái thời chiến và mức độ ứng phó khẩn cấp cao nhất trước diễn biến phức tạp của lũ lụt.
Video: Ngập nặng tại huyện Poyang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Nguồn: CGTN
Thời báo Hoàn cầu hôm 12/7 dẫn tin từ truyền thông địa phương cho hay, mực nước của trạm Xingzi - trạm thủy văn ở hồ Poyang, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc ở tỉnh Giang Tây - lúc 0h ngày 12/7 là 22,53 cm, vượt 1 cm so với mực nước trong đợt lũ lịch sử năm 1998. Đây là mực nước cao nhất trong hồ Poyang kể từ khi trạm thủy văn bắt đầu hoạt động.
Đến 7h ngày 12/7, mực nước ở trạm thủy văn Poyang trên sông Raohe là 22,74 mét, cao hơn 13 cm so với mực nước trong đợt lũ năm 1998 và vẫn không ngừng tăng.
Để đối phó tình trạng khẩn cấp, giới chức Giang Tây hôm 11/7 đã tuyên bố tình trạng thời chiến và nâng cấp độ đối phó lên mức cao nhất.
Ngập nặng ở tỉnh Giang Tây do mưa lũ kéo dài. Ảnh: SCMP
Một quan chức thành phố Shangrao quản lý huyện Poyang chia sẻ với Hoàn cầu: "Lúc 1h55 sáng 12/7, giới chức huyện Poyang phải chặn các cổng xả nước và tất cả thành viên chính quyền huyện sẽ tới đập nước để chống lũ".
Bộ Thủy lợi Trung Quốc hôm 12/7 tuyên bố 212 con sông ở Trung Quốc bị ngập lụt kể từ ngày 4/7, 72 trong số này vượt quá mực nước an toàn và 19 sông ghi nhận mực nước dâng cao chưa từng thấy.
Hồ Taihu, nằm ở rìa phía nam của đồng bằng sông Dương Tử và là hồ nước ngọt lớn thứ 3 của Trung Quốc đã vượt mức cảnh báo trong 15 ngày liên tiếp, khiến Bộ Thủy lợi Trung Quốc phải tăng mức độ đối phó khẩn cấp thảm họa lũ lụt và hạn hán lên cấp độ 2.
Trước đó, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đưa tin, 14 đê bao thuộc địa bàn huyện Poyang ở tỉnh Giang Tây đã bị vỡ. Tình hình mưa lũ ở Giang Tây được đánh giá là rất nghiêm trọng.
Theo giới chức Poyang, trong một số ngày qua, nước sông Dương Tử không ngừng đổ về hồ Poyang với lưu lượng lớn nhất đạt 3.160 m3/giây.
Người đàn ông Trung Quốc đòi bồi thường 76 tỷ đồng cho 27 năm ngồi tù oan Một nam giới Trung Quốc vừa đệ đơn yêu cầu nhà chức trách nước này bồi thường 22,34 triệu Nhân dân tệ (gần 76 tỷ đồng) vì bắt giam nhầm ông suốt 27 năm. Luật sư Cheng Guangxin cho biết, trong đơn kiến nghị gửi lên Tòa án cấp cao Giang Tây (Trung Quốc), ông Zhang Yuhuan, 52 tuổi yêu cầu được bồi...