‘Vạn Lý Trường Thành’ kinh tế của Trung Quốc mọc lên giữa châu Âu
Trước viễn cảnh cuộc chiến thương mại với Mỹ sẽ kéo dài, Trung Quốc đẩy mạnh sức ảnh hưởng kinh tế của mình tại những nước Trung Âu và Đông Âu để giải quyết bài toán tăng trưởng.
Thành phố Dubrovnik, Croatia, tháng 4 đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Trung Quốc với các nước khu vực Trung và Đông Âu (CEEC). Đây đã là hội nghị thường niên lần thứ 8.
CEEC chỉ là một trong những ví dụ cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực Balkan, Trung Âu và khối Đông Âu cũ đang gia tăng.
Sự kiện năm nay còn có Hy Lạp tham dự, nâng số nước Trung và Đông Âu tham dự diễn đàn lên con số 17. Trong số những lãnh đạo châu Âu đến Dubrovnik gặp Thủ tướng Lý Khắc Cường và các quan chức hàng đầu Trung Quốc, có đại diện 12 nước là thành viên Liên minh Châu Âu (EU).
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo CEEC lần 8 tại Croatia. Ảnh: Tân Hoa xã.
“Vạn Lý Trường Thành” giữa lòng châu Âu
Nếu nhìn trên tấm bản đồ châu Âu, những nước tham dự cuộc họp thượng đỉnh vào tháng 4 sẽ tạo nên hình ảnh một “thành trì” chia đôi châu Âu thành hai nửa. Trung Quốc dường như đang xây dựng một bước tường kinh tế ngay giữa EU, theo Nikkei Asian Review.
Những nước được Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ và đầu tư nằm ở khu vực Trung, Đông Âu và vùng Balkan. Phần lớn các nước đều từng thuộc khối Xô Viết thời Chiến tranh lạnh.
Khi Thế chiến II kết thúc, Winston Churchill đã cảnh báo viễn cảnh chia rẽ giữa đông và tây Âu dưới tác động tranh giành ảnh hưởng của hai siêu cường Liên Xô và Mỹ: “Từ Stettin ở vùng Baltic đến Trieste ở biển Adriatic, một bức màn sắt đang dần buông xuống lục địa này”.
Sự chia cắt địa chính trị chỉ kết thúc khi Chiến tranh lạnh hạ màn và EU theo đuổi chiến lược hướng đông. Gần 30 năm sau khi “Bức màn sắt” biến mất, một “Vạn Lý Trường Thành” lại đang mọc lên thay thế.
Stettin giờ đây là thành phố cảng Szczecin của Ba Lan, một trong những nước thành viên của Hội nghị Trung-Đông Âu và Trung Quốc. Còn thành phố Trieste của Italy đang nằm trong kế hoạch phát triển của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) mà Bắc Kinh phát động từ năm 2013.
Nếu Trieste được liên kết với cảng Piraeus, cảng lớn nhất của Hy Lạp đang được quản lý bởi một công ty Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ tăng đáng kể sức ảnh hưởng tại biển Adriatic và Địa Trung Hải.
Video đang HOT
Cảng Piraeus tại Hy Lạp đang được quản lý bởi Tập đoàn Vận tải Biển Trung Quốc (COSC). Ảnh: Kyodo.
Hành lang kinh tế Trung Quốc đang xây dựng giữa châu Âu tạo cảm giác như một bức tường thành ngăn cản những giá trị của phương Tây mở rộng về phương Đông. Thay vào đó, Bắc Kinh sẽ nhân rộng về phương Tây mô hình phát triển kinh tế kiểu Trung Quốc thông qua BRI.
Đầu tháng 10, Trung Quốc cùng 17 nước Trung Âu và Đông Âu đã nhóm họp tại Belgrade, thủ đô Serbia, để thảo luận về hợp tác thúc đẩy sáng tạo. Chủ đề của hội nghị là thúc đẩy kỹ thuật số hóa với hình mẫu là Trung Quốc.
Sự kiện diễn ra giữa giai đoạn Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh vị thế dẫn dắt cuộc cách mạng số hóa kế tiếp của thế giới là mạng không dây 5G. Gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc bị các nước phương Tây cáo buộc hoạt động do thái cho chính phủ, còn Mỹ đưa ra nhiều lệnh trừng phạt nhắm vào Huawei trong cuộc chiến thương mại.
Các công ty Trung Quốc đang hoạt động rất mạnh tại Serbia. Nhà máy thép duy nhất của nước này đã được Tập đoàn Hesteel mua lại vào năm 2016. Mỏ đồng duy nhất của Serbia cũng được một công ty Trung Quốc mua lại vào năm 2018.
Lối thoát cho chiến tranh thương mại
Những bước đi của Trung Quốc tại châu Âu ẩn chứa nhiều tính toán thực dụng. Trong trường hợp quan hệ thương mại với Mỹ suy giảm vì chiến tranh thương mại, Trung Quốc vẫn còn khối hợp tác thương mại ở phía tây thông qua BRI, đóng vai trò một động lực thay thế cho guồng máy kinh tế.
Sức ảnh hưởng của Trung Quốc đã được thiết lập ở các nước Trung Á. Việc lôi kéo thành công Đông Âu và Trung Âu hợp tác có vai trò quan trọng trong kế hoạch “trường kỳ thương chiến” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đối nhằm đối phó Washington.
Châu Âu trước đây không quá lo ngại trước làn sóng các công ty và đầu tư Trung Quốc trong khu vực, một phần vì tiềm năng và lợi ích khổng lồ từ thị trường của Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo EU đang dần thay đổi thái độ về tham vọng của Bắc Kinh, đặc biệt với thỏa thuận hợp tác mới nhất giữa Trung Quốc và Italy liên quan đến BRI.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Tổng thống Bắc Macedonia Stevo Pendarovski đầu tháng 10. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Emmanuel Macron đã gián tiếp bày tỏ lo ngại yếu tố Trung Quốc đang chia rẽ EU. Ông cho biết “thời kỳ ngây thơ của châu Âu” đã kết thúc. Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng nhắc nhở châu Âu về những khác biệt giá trị cơ bản giữa phương Tây và Trung Quốc. Bà nhấn mạnh Trung Quốc “là đối tác nhưng cũng là đối thủ” với hệ thống chính trị khác biệt.
Mỹ cũng có những động thái nhằm kiềm chế sức ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực. Đầu tháng 10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đến thăm vùng Balkan cùng thông điệp cảnh báo các nước trong khu vực về rủi ro mà BRI tiềm ẩn. Montenegro, một trong những nước mà ông Pompeo viếng thăm, đang xây một cao tốc với vốn đầu tư của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trung Quốc cũng có những nỗi lo riêng trong tham vọng mở rộng BRI về phía Tây.
Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại. Theo số liệu được chính phủ công bố ngày 18/10, tăng trưởng kinh tế quý III (từ tháng 7-9/2019) của Trung Quốc chỉ đạt 6% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1992. Nếu tăng trưởng kinh tế giảm mạnh về dài hạn, Bắc Kinh sẽ đánh mất lợi thế tài chính của mình và buộc phải cắt giảm cho vay nước ngoài.
Nhật Bản từng là nước viện trợ nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, Tokyo buộc phải cắt các khoản viện trợ phát triển chính thức (ODA) sau khi bong bóng kinh tế vỡ vào năm 1990. Khi tiền hết thì tình cũng hết, và Bắc Kinh có thể đi vào vết xe đổ của Tokyo dù các dấu hiệu hiện nay vẫn chưa quá rõ.
Số phận của “Vạn Lý Trường Thành” kinh tế mà Bắc Kinh đang xây ở châu Âu, cũng như đại chiến lược BRI của ông Tập, có thể được định đoạt bởi tình hình nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai.
Theo Zing.vn
Tổng thống Trump: Mua Greenland là một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn
Ông Trump xác nhận đang thảo luận khả năng mua lại Greenland, một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn chứ không phải là ưu tiên hàng đầu của chính quyền.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/8 xác nhận đang xem xét nỗ lực mua đảo Greenland từ chính phủ Đan Mạch vì lý do chiến lược, mặc dù ông cho biết ý tưởng này " không phải là vấn đề nóng hàng đầu" với chính quyền của ông.
Ông cũng khẳng định ông cảm thấy không có vấn đề gì với việc mua nguyên một hòn đảo tự trị, cho rằng đó chỉ là " một thỏa thuận bất động sản quy mô lớn, có rất nhiều thứ có thể làm được".
Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: The Jerusalem Post)
Tuy nhiên, ý tưởng của ông chủ Nhà Trắng vấp phải những phản ứng dữ dội từ phía Đan Mạch. Nhiều chính trị gia Đan Mạch chế giễu ý tưởng của ông Trump, cho rằng đây là trò "Cá tháng Tư" dù giờ đã là giữa tháng 8.
Thủ tướng Đan Mạch gọi ý tưởng là "vô lý".
"Greenland không phải để bán. Greenland không phải của Đan Mạch. Greenland thuộc về Greenland. Tôi rất hy vọng rằng họ không có ý nghiêm túc", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói với báo Sermitsiaq trong chuyến thăm Greenland hôm 18/8 .
Theo CNN, ông Trump đã nhiều lần đưa ra ý định mua Greenland - một lãnh thổ tự trị Đan Mạch. Văn phòng luật sư Nhà Trắng đã xem xét khả năng này. Xác nhận quan tâm đến việc mua đất, ông Trump nói với các phóng viên rằng Greenland đang làm tổn thương Đan Mạch vì chi phí 700 triệu USD một năm Đan Mạch phải mất vì hòn đảo. "Nên họ (Đan Mạch) đang giữ nó với một sự mất mát lớn, trong khi về chiến lược nó sẽ rất tốt đối với Mỹ."
"Chúng tôi là đồng minh tốt của Đan Mạch, chúng tôi sẽ bảo vệ Đan Mạch giống như chúng tôi bảo vệ phần lớn thế giới, và ý tưởng này đã xuất hiện", ông Trump phát biểu tại New Jersey trước khi trở về Washington. "Về mặt chiến lược, điều đó thật thú vị, và chúng tôi sẽ quan tâm, sẽ nói chuyện với họ một chút."
Quan chức kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói Greenland là vùng đất chiến lược và có nhiều khoáng sản giá trị. Ông cũng cho biết Tổng thống Trump, "người biết một hai điều về mua bất động sản, muốn xem xét khả năng mua Greenland."
Dù vậy Tổng thống Mỹ nói: "Đó không phải là ưu tiên số một".
Ông Trump không phải là Tổng thống Mỹ đầu tiên đề cập đến việc mua lại Greenland. Dù cựu Tổng thống Harry Truman phủ nhận những câu hỏi liên quan, Mỹ từng cố gắng mua Greenland năm 1946. Năm 1867, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là William Seward cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc mua hòn đảo.
Các Tổng thống Mỹ cũng trả tiền "mua đất" ở các lãnh thổ trước đây. Năm 1803, ông Thomas Jefferson mua những vùng đất rộng lớn từ Pháp với giá 15 triệu USD. Năm 1867, ông Andrew Johnson trả 7,2 triệu USD mua Alaska từ Nga. Năm 1917, ông Woodrow Wilson đã mua Danish West Indies từ Đan Mạch với giá 25 triệu USD, đổi tên thành Quần đảo Virgin thuộc Mỹ (US Virgin Islands).
"Họ cố gắng mua (đất) chúng tôi năm 1867, trong Thế chiến hai, và giờ lại tiếp tục." - một người dân địa phương nói. "Chuyện đó sẽ không xảy ra."
Người Greenland cũng bày tỏ sự tức giận với ý tưởng này. "Bạn không thể cứ thế mua một hòn đảo hay một con người. Nghe giống như từ thời nô lệ và thuộc địa vậy" - Else Mathiesen nói.
Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, có khí hậu lạnh giá quanh năm vì nằm ở vùng Bắc Cực. Hòn đảo nằm gần khu vực Bắc Mỹ hơn là với châu Âu.
Greenland hiện nay đang là lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, nơi có căn cứ không quân Thule của Mỹ. Đây là căn cứ có các trạm radar và liên lạc thuộc Hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Mỹ, có thể đưa ra các cảnh báo về tên lửa đạn đạo bay qua khi đối thủ tấn công nước Mỹ.
(Nguồn: CNN, The Guardian)
Theo VTC
PHƯƠNG ANH
Tây Ban Nha sẵn sàng tiếp nhận một số người di cư được tàu Open Arms giải cứu Đài truyên hinh quôc gia Tây Ban Nha RTVE ngay 15/8 đưa tin, Tây Ban Nha săn sang tiêp nhân môt sô ngươi trong 147 ngươi di cư trên con tau cưu hô Open Armss đang neo đâu gân đao Lampedusa cua Italy. Tàu Open Arms. Ảnh: AFP/TTXVN Tau cưu hô Open Arms đươc điêu hanh bơi môt tô chưc tư thiên co...