Văn Lâm và những ngôi sao Đông Nam Á ở J.League
Nhiều cầu thủ nổi tiếng của các nền bóng đá Đông Nam Á từng thi đấu ở Thai League khi chuyển tới giải VĐQG hàng đầu Nhật Bản.
Chanathip Songkrasin là một trong những cầu thủ đầu tiên của lứa “thế hệ vàng” Thái Lan vô địch AFF Cup 2014 và 2016 lên đường sang J.League. Cầu thủ sinh năm 1993 thi đấu cho Muangthong United từ tháng 3/2016 tới tháng 6/2017 trước khi chuyển sang Consadole Sapporo dưới dạng cho mượn. Chứng kiến tài năng của “ Messi Thái”, chỉ sau một thời gian ngắn, đội bóng Nhật Bản quyết chi đậm để giải phóng hợp đồng giữa anh và Muangthong Utd. Ảnh: Minh Chiến.
Thành công của Chanathip ở J.League mở đường cho những chuyến xuất ngoại sau này của các tuyển thủ Thái Lan. Teerasil Dangda , tiền đạo huyền thoại của Muangthong United, cũng được cho mượn tại Sanfrecce Hiroshima ở mùa giải 2018 sau nhiều năm tỏa sáng ở Thai League. Anh trở về đội bóng chủ quản thi đấu mùa giải 2019 rồi sau đó lại sang J.League đầu quân cho Shimizu S-Pulse. Ảnh : Minh Chiến.
Trước khi sang J.League đầu quân cho Oita Trinita năm 2019, Thitipan Puangchan (số 8) là ngôi sao ở Thai League trong màu áo các CLB Muangthong United, Chiangrai Utd và BG Pathum Utd. Cầu thủ sinh năm 1993 ra sân 20 trận tại sân chơi cao nhất Nhật Bản trước khi trở lại BG Pathum Utd ở mùa giải 2020. Dưới quyền HLV Dusit Chalermsan, Puangchan thi đấu liên tục, đóng góp 3 bàn thắng trong hành trình vô địch lượt đi Thai League 2020/21. Ảnh: Quang Thịnh.
Video đang HOT
Cuối năm 2020, trang Siam Sports có bài viết khen ngợi Theerathon Bunmathan (số 3) là một trong những hậu vệ trái hay nhất lịch sử bóng đá Thái Lan. Bunmathan luôn giành suất đá chính ở các CLB Vissel Kobe (2018) và Yokohama F. Marinos (2019 đến nay). Anh là cầu thủ Thái Lan đầu tiên vô địch J.League và vượt qua vòng bảng AFC Champions League.
Không giống như các đồng nghiệp thi đấu ở Nhật Bản, Kawin Thamsatchanan không được ra sân thường xuyên trong màu áo Consadole Sapporo ở mùa giải 2020. Truyền thông Thái Lan đồn đoán thủ môn sinh năm 1990 sẽ trở lại Thai League tìm cơ hội thi đấu. Ảnh: Quang Thịnh.
Irfan Bachdim là cầu thủ hiếm hoi của Indonesia góp mặt tại sân chơi cao nhất của hệ thống bóng đá chuyên nghiệp Nhật Bản. Tiền vệ mang hai dòng máu Hà Lan, Indonesia thi đấu cho Ventforet Kofu ở J.League 2014 nhưng cũng không được ra sân thường xuyên. Hai mùa giải sau đó, anh gia nhập Consadole Sapporo thi đấu ở J2 League mà không ghi được bàn thắng nào. Ảnh: Minh Chiến.
Đầu năm 2021, Đặng Văn Lâm trở thành cái tên tiếp theo của bóng đá Đông Nam Á được một đội bóng J.League chiêu mộ. Ngoài Việt Nam và Thái Lan, các nền bóng đá khác ở khu vực hiếm có cầu thủ được thử sức ở sân chơi cao nhất Nhật Bản. Ảnh: Quang Thịnh.
Vì sao Cerezo Osaka chiêu mộ Văn Lâm
Cerezo Osaka tìm tới Văn Lâm khi 3 trong tổng số 4 thủ môn của CLB này sẽ hết hạn hợp đồng vào cuối tháng 1.
Cerezo Osaka có 4 thủ môn, ở các độ tuổi khác nhau. Nếu tính cả Văn Lâm sắp gia nhập, đội bóng Nhật Bản sẽ có 5 thủ môn. Đây không phải con số lý tưởng trong bóng đá chuyên nghiệp khi một CLB thường chỉ có 3 thủ môn. Một người bắt chính, 1 người đóng vai dự bị, và người còn lại đóng vai bạn tập.
Tuy nhiên, 3 trong số 4 thủ môn của Cerezo Osaka sẽ hết hạn hợp đồng với CLB vào ngày 31/1 tới. Đó là Jun-su Ahn, Shu Mogi và Takumi Nagaishi. Cả 3 người gác đền này đều không bắt phút nào cho Cerezo Osaka trong chiến dịch J.League 2020. Họ đều chỉ ngồi dự bị, và ra sân thay nhau ở J.League 3, giải đấu cho các đội dự bị và đội U23 trong hệ thống bóng đá Nhật Bản.
Văn Lâm sẽ rời Thái Lan để tới Nhật Bản. Ảnh: Quang Thịnh.
Tới Cerezo Osaka, Văn Lâm sẽ trở thành người gác đền số 2 của đội bóng Nhật Bản, sau Kim Jin-hyeon. Cạnh tranh với thủ thành sinh năm 1987 không phải việc đơn giản với Văn Lâm.
Kim Jin-hyeon đã bắt tới 285 trận tại J.League và có thể xem là thủ môn kỳ cựu tại giải đấu cao nhất xứ sở hoa anh đào. Mùa trước, Jin-hyeon bắt đủ 34 trận tại J.League 2020, giữ sạch lưới 12 lần và là người gác đền chắc chắn nhì giải đấu, chỉ sau Mitchell Langerak của Nagoya Grampus (17 lần giữ sạch lưới).
Xét về chiều cao, Jin-hyeon nhỉnh hơn Văn Lâm (1,91 m so với 1,89 m). Xét về kinh nghiệm, người gác đền này cũng vượt trội so với thủ môn của ĐT Việt Nam. J.League thực chất cũng là giải đấu ưa kinh nghiệm. Cả 4 thủ môn bắt chính của 4 đội đứng đầu J.League 2020 đều trên 30 tuổi.
Xét về vị thế, Kim Ji-hyeon có thể xem là huyền thoại của Cerezo Osaka. Thủ thành sinh năm 1987 này bắt cho CLB Nhật Bản từ năm 2009, từ khi CLB này còn ở J.League 2. Kim Ji-hyeon cùng Cerezo Osaka trải qua 465 trận, từ thăng hạng, xuống hạng và lại thăng hạng, vô địch cúp quốc gia Nhật Bản, vô địch cúp Hoàng đế Nhật Bản. Trong 11 năm vừa qua, mùa giải thi đấu ít nhất của Kim Jin-hyeon là vào năm 2010, khi anh bắt 19 trận cho Cerezo Osaka.
Hợp đồng của Kim Jin-heyon với Cerezo Osaka còn hiệu lực tới tháng 1/2022, đủ để đảm bảo suất bắt chính lẫn vị thế cho thủ môn này ở đội bóng miền Nam của Nhật Bản.
Nhìn vào lực lượng trong khung gỗ và phân tích kỹ lưỡng thì có thể thấy Văn Lâm tới Cerezo Osaka để làm phương án dự phòng cho Kim Jin-hyeon hơn là cạnh tranh suất bắt chính tại đội bóng Nhật Bản. Vị trí của Văn Lâm có thể là chơi bóng tại giải J.League 3 cho đội U23 Cerezo Osaka.
Mùa trước, 3 thủ môn dự bị của đội bóng Nhật Bản đã thay nhau bắt ở giải đấu này. Tuy nhiên, Cerezo Osaka để thua tới 19 trận, lọt lưới 61 bàn và đứng thứ 18 trên tổng số 19 đội, chỉ hơn FC Tokyo, CLB phải bỏ giải giữa chừng vì có quá nhiều cầu thủ dính Covid-19.
Tuy nhiên, nếu Kim Jin-hyeon dính chấn thương và nghỉ thi đấu dài hạn, khả năng Văn Lâm được trao cơ hội tại J.League hay cả AFC Champions League là không nhỏ.
Văn Lâm và cơ hội tại AFC Champions League
Ở mùa giải J.League 2020, Cerezo Osaka đứng thứ 4 trên BXH với 60 điểm sau 34 trận. Đây là vị trí vừa đủ để giúp đội bóng Nhật Bản giành suất dự vòng play-off AFC Champions League vào tháng 4.
Khi gia nhập Cerezo Osaka như thỏa thuận, Văn Lâm sẽ trở thành cầu thủ Việt Nam thứ hai sau Xuân Trường có cơ hội thi đấu tại AFC Champions League trong màu áo CLB ngoại. Trước đó, Xuân Trường đã cùng Buriram thi đấu ở giai đoạn vòng bảng AFC Champions League 2019. Tiền vệ của ĐT Việt Nam còn kiến tạo cho Suphanat lập công trong trận thua 1-3 trước Beijing FC.
Messi Thái Lan bị điều trị nhầm chấn thương suốt cả năm trời Chấn thương của Chanathip trong thời gian qua bị chẩn đoán không chính xác dẫn tới việc mọi chuyện trở nên nghiêm trọng hơn. Suốt thời gian qua, Chanathip thường xuyên gặp chấn thương rách cơ đùi. Lý do bởi cầu thủ 27 tuổi bị chẩn đoán tình hình không chính xác. Cụ thể, Chanathip bị trật khớp háng. Điều này khiến cơ...