Văn Lâm và đồng nghiệp ở Thai League khủng hoảng sau thay đổi lịch sử
Văn Lâm và rất nhiều cầu thủ đang chơi bóng ở Thái Lan đang hứng chịu một cơn khủng hoảng lớn từ nền bóng đá nước này sau quyết định lịch sử thay đổi thời gian thi đấu vì dịch bệnh.
Cụ thể, sau cuộc họp ngày 14/4 vừa qua của lãnh đạo LĐBĐ Thái Lan (FAT), Công ty Thai League và 34 CLB ở Thai-League 1 và 2, Chủ tịch Somyot Poompanmoung đã tuyên bố 2 quyết định quan trọng là thay đổi thời gian mùa giải từ tháng 9 năm nay đến tháng 5/2021, thay vì từ tháng 2 đến tháng 10 như hàng năm, và khuyến cáo CLB giảm 50% tiền lương mọi thành viên.
Tuy nhiên, hiện tại, FAT đang đón nhận những ý kiến gây đau đầu từ các CLB khi họ cho biết không thể chịu được gánh nặng tài chính đè lên mình do một thời gian hơn 5 tháng không thi đấu trước mắt. CLB không có nhà tài trợ, không có nguồn thu từ bán vé, bán đồ lưu niệm… khi bóng chưa lăn và đặc biệt khi khủng hoảng Covid-19, CĐV thắt chặt chi tiêu và ít để tâm đến bóng đá, các CLB cũng không thể xoay ra tiền. Do đó, việc trả 50% lương của toàn bộ thành viên các CLB cũng là một vấn đề quá lớn với họ.
Hiện tại, các CLB Thái Lan đang đề nghị FAT và Công ty Thai League tìm hướng đi theo kiểu chấm dứt hợp đồng với các cầu thủ tạm thời khi mùa giải không diễn ra. Truyền thông xứ Chùa Vàng đưa tin sau quyết định mới đây, có vài CLB chấp nhận đàm phán giảm 50% tiền lương với HLV, cầu thủ khi mùa giải không thi đấu.
Thế nhưng, có một số CLB không thể thanh toán tiền lương và quyết định phải hủy hợp đồng với các cầu thủ sau khi trả phần lương cuối cùng vào tháng 4 này. Nhiều CLB dự định thành lập một đội bóng mới, hợp đồng mới với các cầu thủ bóng đá, một đội hình đăng ký mới toanh khi giải đấu diễn ra trở lại vào tháng 9 tới.
Văn Lâm và nhiều đồng nghiệp ở Thai League đang đối mặt với tương lai có khá nhiều rủi ro. Ảnh: Muangthong United
Ông Phatit Suphaphong, Quyền Tổng thư ký FAT, cho biết với lịch khai mạc giải đấu trở lại vào tháng 9, các CLB đã đồng ý điều chỉnh và đăng ký cầu thủ như bắt đầu một mùa giải mới.
Khi được hỏi rằng tất cả cầu thủ đăng ký mới sẽ giúp CLB có cơ hội hủy hợp đồng với cầu thủ đã ký trước đó hay không, ông Parit trả lời rằng: “Tôi không muốn điều đó được gọi là cơ hội đó. Điều này phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa CLB và các cầu thủ trong thời gian không thi đấu.
Nghị quyết tại cuộc họp vừa qua là đàm phán để CLB giảm bớt gánh nặng trong 5 tháng tới, cho phép CLB thoát khỏi tình trạng thiếu thu nhập, từ nhà tài trợ, bán vé hoặc bản quyền truyền hình.
Ở một số góc độ, có thể thấy rằng CLB có thể hủy hợp đồng với các cầu thủ, nhưng thực tế các cầu thủ là những người phải làm việc với CLB nếu 5 tháng tới có thể trở lại mùa bóng. Do đó, CLB cần phải giữ hợp đồng với các cầu thủ. Nó không phải là một sự hủy bỏ. CLB chỉ cần điều chỉnh hợp đồng với cầu thủ để tồn tại trong giai đoạn này.
5 tháng kể từ khi này, CLB không có thu nhập, nhưng khi trở lại thi đấu, CLB sẽ có thu nhập và phải trả toàn bộ số tiền, không giảm bất kỳ khoản nào của người lao động và vẫn phải trả cho họ đến tháng 5 năm sau.
Điều này sẽ khó khăn hơn khi tính toán từ ngân sách ban đầu của các CLB chỉ là trong một năm. Đây là thời gian để cùng giúp đỡ lẫn nhau. Thay đổi hợp đồng có thể được tính toán theo bất kỳ cách nào.
Ngay cả khi đó là một CLB lớn thì không phải họ lúc nào cũng có một khoản tiền lớn. Mọi doanh nghiệp khác cũng bị ảnh hưởng thu nhập trong thời gian dịch bệnh này. Vì vậy, tất cả các đội phải tìm ra giải pháp cho vấn đề này”.
Việt Hà
Văn Lâm và ảnh hưởng của bóng đá Thái Lan
Không phải chỉ mới gần đây, Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung đăng đàn khẳng định muốn Thai League phủ sóng ở khu vực Đông Nam Á mà từ trước đó rất lâu, người Thái đã mong khai thác triệt để thị trường ASEAN.
Với cách tính của người Thái, ASEAN có thể là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030. Ở thị trường khoảng 700 triệu dân, doanh thu cỡ 2.600 tỷ USD, Đông Nam Á vẫn có nhiều điều hấp dẫn mà bóng đá Thái Lan có thể chinh phục ngay trong ngắn hạn và đầy thực tế, thay cho những mộng ước khá viển vông như vươn tầm châu lục hay thế giới.
Đó chính là lý do người Thái nhẫn nại trong cách tiếp cận thị trường khu vực nhiều năm qua. Việc Văn Lâm được Muangthong United bỏ ra số tiền khổng lồ so với mặt bằng chung ở V-League để giải phóng hợp đồng và sang Thái Lan chơi bóng cho thấy người Thái "chịu chi" và "chịu chơi" đến mức nào.
Mùa này, Thai-League cho phép các đội đăng ký đến 4 cầu thủ ở khu vực ASEAN trong đội hình và xem họ như nội binh. Các CLB Thái Lan chỉ chiêu mộ toàn tuyển thủ quốc gia của các đội tuyển trong khu vực, nhưng thống kê cho thấy ngoài Văn Lâm, không nhiều người thành công ở giải đấu hàng đầu khu vực này.
Văn Lâm tham gia chiến dịch tuyên truyền phòng chống Covid-19 của CLB Muangthong United. Ảnh: Muangthong United
Philippines là quốc gia có số cầu thủ đang chơi ở Thai-League nhiều nhất Đông Nam Á. Tiếp đó là Singapore, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Lào và Việt Nam. Trong bảng thống kê tiền lương các giải đấu hàng đầu khu vực, Thai-League hiện tại đã ngang ngửa Malaysia Super League do nguồn thu từ bán vé, tài trợ và bản quyền truyền hình khấm khá.
Cụ thể, mỗi CLB hạng 1 Thái Lan được trả gần 20 tỷ tiền bản quyền/mùa, nhiều CLB kiếm được gấp đôi số tiền này do được hơn chục đối tác doanh nghiệp lớn hỗ trợ đồng hành trong nhiều mùa giải...
Do đó, không khó hiểu khi Văn Lâm được nhận lương tháng đến chục nghìn USD và nhiều khoản đãi ngộ hấp dẫn khác đi kèm khi chơi cho đội bóng nhà giàu Thái Lan.
Thai-League vẫn đang kiên nhẫn mở rộng thị trường ở khu vực ASEAN và Việt Nam dù khó tiếp cận, nhưng mục tiêu này chưa bao giờ không có trong suy nghĩ của người làm bóng đá xứ Chùa Vàng. Đó có thể là lý do mà những lời mời chào các tuyển thủ tiềm năng đất Việt luôn được gửi tới từ người Thái.
Việt Hà
Ai thay thế Văn Lâm tại AFF Cup 2020? Liên đoàn Bóng đá Thái Lan FAT vừa có thông báo sẽ dời các trận đấu trong khuôn khổ Thai League sang tháng 9-2020. Điều này đồng nghĩa với việc các trận đấu tại giải đấu cao nhất xứ Chùa Vàng sẽ trùng với lịch thi đấu của AFF Cup 2020. Người đứng đầu FAT cũng cho rằng, nếu điều này xảy ra...