Vẫn khan hiếm nhà ở giá rẻ
Trong quý III/2019, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội tiếp tục đi xuống, nguồn cung mới giảm sút, nhà đầu tư tăng giá bán khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ ngày càng khan hiếm.
Thiếu nguồn cung
Số liệu thống kê của Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong quý III/2019, lượng căn hộ đủ điều kiện bán hàng do Sở Xây dựng Hà Nội cấp đạt trên 6.500 sản phẩm, trong đó sản phẩm nhà ở giá rẻ chỉ có khoảng 1.500 sản phẩm, lượng giao dịch thành công đạt xấp xỉ 80%.
Trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chính phủ đặt trọng tâm đẩy mạnh phát triển quỹ nhà ở dành cho người có thu nhập trung bình và thấp. Theo đó, dự báo đến năm 2020 nhu cầu của thị trường cần khoảng 12 triệu mét vuông nhà ở giá rẻ, tập trung chủ yếu ở hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
Nhà ở giá rẻ ngày càng khan hiếm trên thị trường. Ảnh: Doãn Thành
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, diện tích nhà ở giá rẻ mới chỉ đạt hơn 4 triệu mét vuông. Điều này cho thấy dòng sản phẩm này trên thị trường đang thiếu rất nhiều so với nhu cầu ngày càng tăng cao tại các TP lớn.
Đặc biệt, sau khi gói tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ cho phát triển nhà ở giá rẻ kết thúc, mặc dù Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý bổ sung 2.000 tỷ đồng nhưng vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường và chưa thể tạo thành lực đẩy để giúp cho phân khúc nhà ở giá rẻ phát triển.
Tổng Thư ký Hội Môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết, trong khi nguồn cung mới trên thị trường ngày càng bị giảm sút, các DN lại đồng loạt tăng giá bán các sản phẩm, càng khiến cho sản phẩm nhà ở giá rẻ khan hiếm thêm.
“Theo quy ước hiện nay, sản phẩm giá rẻ có giá bán dưới 25 triệu đồng/m2. Khi nguồn cung ít, buộc các DN phải tăng giá bán để bù lấp chi phí, khiến cho các sản phẩm giá rẻ được đẩy sang một phân khúc cao hơn” – ông Đính nói.
Video đang HOT
Cùng quan điểm, ông Vũ Đức Tuyên – Hiệp hội BĐS Việt Nam cho biết, 70% dân số của Hà Nội hiện nay thuộc nhóm dân số “vàng” chưa có tích lũy tài chính, trong đó có khoảng 80% không thể mua nhà tại các dự án nhà ở thương mại có giá bán thấp trên thị trường so với mặt bằng chung.
“Dự báo trong 3 tháng cuối năm và năm 2020, giá bán các sản phẩm BĐS trên thị trường sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung giảm sút. Trong khi các dự án mới chưa được triển khai, các dự án đang triển khai thì đồng loạt tăng giá, sẽ càng khiến cho thị trường khan hiếm các sản phẩm căn hộ giá rẻ” – ông Tuyên nhìn nhận.
Phát triển theo cơ chế thị trường
Tổng Thư ký Hội môi giới BĐS Việt Nam Nguyễn Văn Đính cho biết thêm, việc Chính phủ tăng cường công tác quản lý đối với các dự án BĐS và thực hiện siết chặt tín dụng cho vay từ ngân hàng sẽ giúp cho thị trường trở nên minh bạch, bền vững và tránh tình trạng “bong bóng” BĐS làm ảnh hưởng tới sự phát triển, nhưng nếu kéo dài sẽ có tác động xấu đến thị trường.
“Chính phủ nên khuyến khích các DN phát triển theo cơ chế thị trường, theo quy luật của cung – cầu. Nếu như nhu cầu của thị trường có thật, cần nới rộng cơ chế để cho DN phát triển. Khi cung – cầu tương ứng nhau, DN sẽ tự điều tiết về giá bán. Ngược lại, khi cầu vượt quá cung, giá bán sẽ được đẩy lên cao, người thu nhập thấp càng khó có cơ hội mua được nhà” – ông Đính chia sẻ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, có nghịch lý xảy ra là mặc dù DN được vay vốn ưu đãi của Nhà nước để phát triển nhà ở giá rẻ nhưng khi bán sản phẩm lợi nhuận thì DN được quyền sử dụng riêng.
Ông Cấn Văn Lực – cố vấn cấp cao Ngân hàng BIDV cho biết, tại nhiều quốc gia trên thế giới, việc thành lập quỹ nhà ở xã hội và quỹ tiết kiệm nhà ở cùng với quỹ tín thác đầu tư đã giúp mô hình nhà thu nhập thấp được triển khai thành công. Việt Nam có thể học hỏi mô hình này áp dụng vào điều kiện thực tế để triển khai.
“Đối với nhà ở xã hội thì cần chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước và các chính sách này cần phải có kế hoạch dài hạn từ 20 – 30 năm. Còn đối với loại hình nhà ở thương mại giá rẻ thì DN nên tuân thủ theo cơ chế cung – cầu của thị trường” – chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
“Hiện nay, các DN phát triển sản phẩm nhà ở giá rẻ ở Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào việc tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi từ Nhà nước. Vì vậy Chính phủ cần phải sớm xây dựng được hệ thống cơ chế, chính sách cho phát triển nhà ở giá rẻ và giá của sản phẩm là do thị trường quyết định, nghĩa là phải tuân theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.” – Chuyên gia nghiên cứu thị trường (Hiệp hội BĐS Việt Nam) - Trần Quốc Việt
Doãn Thành
Theo kinhtedothi.vn
Điều gì dang diễn ra với thị trường văn phòng cho thuê tại Tp.HCM?
Nguồn cung tiếp tục khan hiếm sẽ khiến giá cho thuê văn phòng tại Tp.HCM tăng trong thời gian tới. Đó là thông tin Savills Việt Nam đưa ra trong buổi báo cáo chuyên đề về thị trường BĐS văn phòng Tp.HCM nửa đầu 2019 mới đây.
Nhu cầu thuê tăng cao
Theo đơn vị nghiên cứu này, Tp.HCM hiện là một trong những thị trường sở hữu các văn phòng hạng A hoạt động tốt nhất khu vực Châu Á, với công suất lấp đầy 98% và giá thuê 60 USD/m2 /tháng. Thị trường được kì vọng sẽ tiếp tục hoạt động tốt trong bối cảnh nguồn cung mới khan hiếm, chỉ xấp xỉ 20.000m2 sàn dự kiến trong 2 năm tới.
Như vậy, trong thời gian tới, các khách thuê cần văn phòng mới hoặc muốn mở rộng diện tích hiện tại sẽ không có nhiều lựa chọn bởi nguồn cung hạn chế trong tương lai gần. Các công ty không thể chi trả nổi giá thuê đang tăng cao rất có thể sẽ phải dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm.
Nguồn Savills
Cũng theo Savill, 3 ngành nghề là tài chính, bảo hiểm và BĐS là các lĩnh vực đang có nhu cầu thuê văn phòng tăng cao hiện nay. Kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ, đặc biệt trong các lĩnh vực thương mại. Ngành tài chính, bảo hiểm và BĐS mặc dù theo sau các nước trong khu vực nhưng vẫn còn chặng đường dài để phát triển với nguồn cầu văn phòng ước tính rất lớn. Các doanh nghiệp này đã tiêu thụ gần 100.000 m2 diện tích thuê trong hai năm qua, đứng đầu về lượng tiêu thụ so với các ngành khác.
Bên cạnh đó, Fintech (công nghệ tài chính) nổi lên như một ngành kinh tế mới nhưng đầy triển vọng, thúc đẩy bởi tỷ lệ thâm nhập ngành ngân hàng hiện vẫn còn khá thấp tại Việt Nam - 59%, so với 86% của Thái Lan. Các doanh nghiệp tài chính - ngân hàng do đó được kì vọng sẽ còn có nhiều bước phát triển, kéo theo nguồn cầu văn phòng cho thuê to lớn.
Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) cũng đang phát triển rất nhanh chóng, tiêu thụ 50,000 m2 trong hai năm qua, và sẽ tiếp tục cần nhiều diện tích văn phòng trong tương lai.
Cũng theo Savills, từ năm 2017 đến nay, tỷ lệ giữa khách thuê Việt Nam và nước ngoài ở phân khúc A&B không thay đổi đáng kể, lần lượt chiếm 37% và 63%. Tuy nhiên, khách thuê nước ngoài có xu hướng ưa chuộng những không gian cao cấp với giá thuê cao hơn. Tính đến 6 tháng đầu năm 2019, 80% diện tích thuê tại các tòa hạng A là của khách thuê nước ngoài.
Trong các giao dịch ở Tp.HCM nửa đầu năm nay, hai ngành chiến tỷ trọng cao nhất là bất động sản (57%) và CNTT&TT (14%). Riêng đối với bất động sản, phần lớn giao dịch đến từ các không gian làm việc chung (Co-Working space), chẳng hạn như WeWork. Câu chuyện của Wework càng thú vị hơn khi CEO của công ty mẹ vừa rời vị trí điều hành, hoãn IPO và bị định giá lại. Sự đổi mới trong ngành bất động sản tiếp diễn khi công nghệ bất động sản (Proptech) thu hút được nguồn vốn lớn lên tới 1 tỷ USD/tháng trên toàn cầu.
Giá thuê tiếp tục biến động
Giá thuê tăng cao, chủ đầu tư tiếp tục giữ lợi thế thương lượng cùng sự dịch chuyển ra khu vực ngoài trung tâm là những xu hướng của thị trường trong thời gian tới. Đa số các khách thuê ký hợp động 3 năm và sẽ sớm hết thời hạn thuê. Khi đó, khách thuê muốn gia hạn hợp đồng sẽ phải chấp nhận việc tăng giá và hạn chế về quyền thỏa thuận các điều khoản thuê.
Thị trường văn phòng cho thuê tại Tp.HCM dự báo còn nhiều dư địa để phát triển.
"Mặc dù Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn nhiều yếu tố non trẻ so với các nước trong khu vực, chẳng hạn như nguồn cung văn phòng còn thấp. Trong bối cảnh nhu cầu nội địa và xuất khẩu gia tăng thì việc đặt văn phòng giao dịch tại Việt Nam để hỗ trợ kinh doanh là cần thiết nếu các công ty có khả năng chi trả tốt. Trong trường hợp ngược lại, các đối tượng khách thuê này vẫn có rất nhiều lựa chọn khác trong khu vực với mức giá cạnh tranh hơn", đại diện Savills nhấn mạnh.
Do khan cung, giá thị trường văn phòng tại Tp.HCM dự báo tiếp tục biến động tăng
Bà Từ Thị Hồng An, Phó giám đốc, bộ phận cho thuê thương mại Savills cho biết, từ nay đến cuối năm 2020, chỉ có 1 dự án văn phòng hạng A chào thị trường. Trước bối cảnh nguồn cung tiếp tục khan hiếm như vậy thì chắc chắn giá thuê sẽ diễn biến tăng. Theo số liệu thì mức tăng đạt trung bình khoảng 8%/năm, có những dự án đã gần lấp đầy số khách thuê ghi nhận mức tăng giá thuê ấn tượng.
Hạ Vy
Theo Trí thức trẻ
Bộ Xây dựng lý giải việc chỉ số ít người nước ngoài sở hữu nhà ở Hiện các Sở Xây dựng cấp tỉnh chưa thực hiện sát sao việc xác định các dự án nhà ở thương mại mà cá nhân và tổ chức nước ngoài không được phép sở hữu nhà ở và công bố các thông tin đó lên mạng. Điều này dẫn đến hệ lụy là các tổ chức, cá nhân nước ngoài mong muốn mua...