Văn hóa ứng xử PVN trong thử thách Covid-19
Cách ứng xử trong thử thách của những người lao động dầu khí là nét đẹp văn hóa PVN. Nét đẹp ấy luôn được lan truyền, càng trong khó khăn, gian nan thì bản sắc đặc trưng càng tỏa sáng, càng nhân văn bởi tấm lòng và trách nhiệm với cộng đồng. Điều đó đã được minh chứng trong nỗ lực đảm bảo sản xuất, kinh doanh mùa dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đang hoành hành, tàn phá nền kinh tế thế giới và giá dầu thấp kéo dài được coi như cuộc “khủng hoảng kép” đe dọa ngành công nghiệp dầu khí thế giới nói chung và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nói riêng. Là tập đoàn kinh tế mũi nhọn của đất nước, đang gánh vác nhiều trọng trách, PVN sẽ ứng phó ra sao trong bối cảnh ngặt nghèo này?
Người lao động dầu khí thực hiện việc Chào cờ trên giàn khoan.
Nắm tay cùng đương đầu
Hai tháng qua, bên cạnh những dự báo hết sức bi quan về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong và sau đại dịch, đến thời điểm này, trên thực tế mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp đều đã bắt đầu “thấm đòn” từ một lực lượng vô hình là virus SARS-CoV-2.
Nhiều quốc gia đã áp dụng các biện pháp quyết liệt chưa từng có để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân và bơm tiền cứu trợ khẩn cấp doanh nghiệp, giảm thiểu tác động xấu tới nền kinh tế. Không ít công ty dầu khí trên thế giới đã hoặc đang đứng trước nguy cơ phải giãn dự án, dừng nhà máy, sa thải nhân công, thậm chí đóng cửa, phá sản trong bối cảnh gián đoạn cung cầu hàng hóa nguyên vật liệu, dịch vụ vận tải, giao thương… vì cách ly xã hội, phong tỏa, giới nghiêm.
Trong cơn lốc xoáy của dịch bệnh, Việt Nam nổi lên như một biểu tượng, một hình mẫu của thế giới về khả năng ứng phó và kiểm soát. Kết quả đó có được là nhờ sự đồng lòng, đồng thuận từ Đảng, Nhà nước đến tất cả nhân dân, cùng đoàn kết vượt qua mọi gian nan. Đó chính là truyền thống ngàn đời của dân tộc mỗi khi đất nước lâm nguy.
Là con dân nước Việt, mỗi người lao động PVN đều có trong tim niềm tự hào truyền thống ấy. Đứng trước thử thách của “khủng hoảng kép” chưa có tiền lệ này, một lần nữa họ lại nắm tay nhau cùng đương đầu.
Chuyên gia và người lao động trong phân xưởng sản xuất sợi VNPOLY.
Dưới tác động của dịch Covid-19 và giá dầu giảm sâu, nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với PVN, tập đoàn kinh tế chủ lực của nền kinh tế và cũng là ngành đang chịu tác động trực tiếp, nặng nề nhất bởi giá dầu và dịch bệnh.
Hiệu quả khai thác dầu khí giảm mạnh, doanh thu không đủ bù đắp chi phí; giá cung cấp các dịch vụ trong ngành Dầu khí ở mức thấp; các nhà máy lọc dầu trong nước tồn kho lớn, tiêu thụ các sản phẩm lọc hóa dầu sa sút nghiêm trọng. Thậm chí, những đơn vị tưởng chừng sẽ được hưởng lợi từ giá dầu giảm sâu như sản xuất đạm thì dịch bệnh cũng như hạn hán ở Tây Nguyên, Tây Nam bộ cũng khiến các đơn vị này “điêu đứng”.
Chủ động ứng phó
Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện “nhiệm vụ kép” là vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế – xã hội, nhận thức được những rủi ro, thách thức đang phải đối mặt, PVN và các doanh nghiệp thành viên đã và đang chủ động tích cực triển khai các giải pháp quyết liệt, cụ thể và được thực hiện đồng bộ, xuyên suốt để thích ứng và trở nên hiệu quả hơn, vượt qua giai đoạn sóng gió này với mục tiêu bảo vệ tốt nhất cho sức khoẻ người lao động, đồng thời duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, liên tục theo phương châm chỉ đạo của Tổng Giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng là “Quản trị biến động, tối ưu giá trị, đẩy mạnh tiêu thụ, nỗ lực vượt khó, nắm bắt cơ hội, an toàn về đích”.
Cho đến những ngày giữa tháng 4 năm 2020, giữa lúc dịch bệnh đang ở cao trào đe dọa nhất, chưa một công trình, dự án trọng điểm nào, chưa một nhà máy, xí nghiệp nào của PVN ngừng hoạt động. Gần 60.000 người lao động vẫn đang từng ngày miệt mài cống hiến, tận tâm, tận lực phấn đấu hoàn thành trọng trách, nhiệm vụ kế hoạch được giao phó.
Cụ thể, PVN và các doanh nghiệp thành viên đã và đang tập trung triển khai gói giải pháp chung của Tập đoàn và gói giải pháp riêng cho từng lĩnh vực, từng khối đơn vị, áp dụng chế độ làm việc đặc biệt tùy đặc thù của từng doanh nghiệp từ 1/4/2020.
Bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ an toàn, sức khỏe của người lao động, các doanh nghiệp đều tập trung tăng cường quản trị, tối ưu nguồn lực; triển khai áp dụng các công cụ, giải pháp nhằm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất lao động với mục tiêu tiết giảm được đưa lên mức cao, đồng bộ với giảm doanh thu, kể cả giảm thu nhập cá nhân từ lãnh đạo đến người lao động.
Video đang HOT
Các đơn vị trong toàn PVN tích cực phối hợp với nhau để chia sẻ thông tin, nguồn lực, thị trường… nhằm tối ưu hiệu quả trong cả chuỗi giá trị, đồng thời tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong nước có ngành nghề kinh doanh liên quan đến sản phẩm của đơn vị mình cung cấp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Người lao đồng dầu khí hăng say làm việc.
Đặc biệt, PVN và các đơn vị trong Tập đoàn cũng chủ động nắm bắt, cập nhật biến động giá của dầu thô, cung cầu sản phẩm dầu khí, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp nhất để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn, hiệu quả, không bị gián đoạn; đồng thời xây dựng phương án, kịch bản để tham mưu với cấp thẩm quyền và điều hành cụ thể tại từng thời điểm để tận dụng cơ hội hoàn thành kế hoạch, giảm thiệt hại do tác động của thị trường
Quý I vừa qua, cho dù “cơn bão kép” của khủng hoảng ập xuống, vào thời điểm được cho là giai đoạn khó khăn, thử thách nhất kể từ thời điểm thành lập cho đến nay, nhưng PVN vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra.
Có thể nói, nếu trong những điều kiện thuận lợi bình thường, người lao động Dầu khí luôn năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm thì trong hoàn cảnh bất thường, đầy khó khăn như hiện nay, người Dầu khí càng thể hiện bản lĩnh cũng như ý chí, nghị lực của mình.
Ý chí và nghị lực đó nhiều năm qua đã được minh định phát xuất từ một động lực nội sinh truyền thống, được dung dưỡng bởi một chiều sâu văn hóa – Văn hóa PVN. Với người lao động Dầu khí, những người được mệnh danh là “người đi tìm lửa”, lửa Dầu khí là biểu tượng chứa đựng ý nghĩa tinh thần lớn lao, là niềm tự hào có thể làm lay động tâm trí hàng chục ngàn người vào một thời khắc, dẫn đường cho những khát khao hy vọng, khơi dậy nhiệt huyết và niềm tin.
Từ hơn 60 năm qua, với các thế hệ “những người đi tìm lửa” không ngừng vun đắp, dày công gây dựng các chuẩn mực và giá trị cốt lõi của bản sắc văn hóa đặc trưng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, cho mỗi đơn vị thành viên. Trong triết lý kinh doanh và giá trị cốt lõi của văn hóa dầu khí đề cao việc cùng chia sẻ lợi ích, trách nhiệm, thuận lợi và khó khăn; đồng thời nhấn mạnh, tinh thần đoàn kết và sự thống nhất là nền tảng tạo nên sức mạnh phát triển vững chắc của Tập đoàn.
Lan tỏa văn hóa PVN
Sự lan tỏa của văn hóa PVN đã tạo dựng nền tảng trí tuệ, quan điểm đồng nhất, gắn kết mọi người, tạo nên động lực lớn lao, khơi dậy sức mạnh tiềm tàng Dầu khí.
Hiện nay và sắp tới, công việc, thu nhập của người lao động đâu đó trong Tập đoàn, trong một số doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề, có thể sẽ bị giảm sút, thậm chí có nguy cơ bị ảnh hưởng lớn. Điều đó khó tránh khỏi tác động tới tâm lý, tinh thần của người lao động PVN.
Dù gặp nhiều khó khăn, PVN và các đơn vị thành viên vẫn ủng hộ hàng chục tỷ đồng trong cuộc chiến phòng chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, điều mà người ta nhận thấy trong các nhà máy, xí nghiệp, trên các giàn khai thác ngoài khơi hay trong đất liền là sự kiên nhẫn, đoàn kết, chung lòng cùng vượt khó. Họ nỗ lực ngày đêm để làm việc bởi nhiều người trong số họ giờ đây phải đảm nhận thêm phần việc của đồng nghiệp do thực hiện biện pháp giãn cách phòng chống dịch. Lãnh đạo động viên người lao động, các đồng nghiệp động viên nhau rồi đến mỗi người tự động viên mình phấn đấu.
Không những thế, nhiều người còn hy sinh những ngày, giờ nghỉ ít ỏi để sáng tạo ra những thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống dịch đảm bảo an toàn cho đồng nghiệp. Những buồng khử khuẩn toàn thân, hộp khử khuẩn đồ dùng, đèn khử khuẩn UV,… hoàn toàn “made in” PVN đã ra đời kịp thời, đúng lúc. Mặc dù phải nỗ lực chống chọi với những khó khăn đan xen, phải thắt lưng buộc bụng cũng như tiết giảm tối đa chi phí ở nhiều mặt, nhưng hoạt động an sinh xã hội vẫn được Tập đoàn và các đơn vị thành viên duy trì đều đặn. Từ hàng chục tỷ đồng hỗ trợ chống dịch đến những vật phẩm thiết yếu nhỏ như chai dầu ăn tặng kèm người nông dân trong từng bao phân bón…, đã được trao đi bằng tất cả sự đồng cảm và sẻ chia.
Có thể nói, những người từng đổ mồ hôi, trút tâm sức, từng hy sinh cả tuổi thanh xuân, từng quên mình, quên đi mọi hưởng thụ để làm nên một diện mạo ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam như hôm nay mới hiểu thấu đáo đến tận cùng thế nào là “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, mới thấy hết chân giá trị của những thành công. Hơn ai hết, họ thấm thía cái giá phải trả cho mỗi giọt dầu.
Cách ứng xử trong thử thách của những người lao động dầu khí là nét đẹp văn hóa PVN. Nét đẹp ấy luôn được lan truyền, càng trong khó khăn, gian nan thì bản sắc đặc trưng càng tỏa sáng, càng nhân văn bởi tấm lòng và trách nhiệm với cộng đồng.
Hoàng Anh
Tận dụng thời cơ kiểm soát dịch bệnh để phát triển sản xuất kinh doanh
Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng lại quy trình sản xuất kinh doanh, làm việc, đi lại, bảo đảm khoảng cách an toàn... trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
Quang cảnh cuộc họp. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Sáng 20/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp, thảo luận về các biện pháp "chung sống" với dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho người dân nhưng vẫn phát triển được kinh tế-xã hội.
Kiểm soát tình hình nhưng không được chủ quan
Thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho thấy: Trong tuần qua (13-19/4), cả nước chỉ ghi nhận thêm 8 trường hợp mắc mới, trong khi đó có 59 bệnh nhân đã khỏi bệnh. Số mắc mới trong tuần cao nhất được ghi nhận vào ngày 13/4 với 5 trường hợp.
Ba ngày sau đó, mỗi ngày chỉ ghi nhận thêm một trường hợp và liên tiếp 3 ngày từ 17-19/4 không ghi nhận trường hợp mắc mới.
Điều đó cho thấy, tình hình dịch hiện nay tại Việt Nam đang được kiểm soát tốt và cho thấy hiệu quả của việc thực hiện cách ly xã hội trong những tuần vừa qua.
Tuy nhiên, cần tiếp tục giám sát chặt chẽ các ổ dịch mới phát hiện như tại Hạ Lôi (Mê Linh, Hà Nội); rà soát, theo dõi các trường hợp tiếp xúc gần với các ca mắc mới gần đây. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đã lây lan ra cộng đồng, do vậy vẫn tiềm ẩn các nguy cơ lây nhiễm, có thể bùng phát thành ổ dịch bất cứ lúc nào.
Điều này đòi hỏi các cơ quan y tế, chính quyền địa phương và mỗi người dân cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tích cực, nâng cao ý thức phòng bệnh của mỗi người dân, không được phép chủ quan, lơ là.
Thời gian tới, việc nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội cần phải được tiến hành phù hợp với từng địa phương, theo từng bước, theo mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế và kiểm soát dịch hiệu quả nhất.
Đối với trường hợp bệnh nhân thứ 188 tái dương tính sau khi ra viện, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Bệnh nhân sau 2 lần xét nghiệm âm tính đã được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam thông báo cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) đưa về cách ly tại nhà tại Thường Tín, Hà Nội.
Trong thời gian đang cách ly tại nhà, bệnh nhân này có biểu hiện ho, khó thở. CDC Hà Nội đã lấy mẫu xét nghiệm và kết quả ngày 17/4 dương tính với virus SARS-CoV-2. Ngay lập tức, bệnh nhân đã được nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) vào ngày 18/4. Bệnh nhân đã được xét nghiệm lại tại bệnh viện vào lúc 13 giờ cùng ngày.
Xét nghiệm nhanh COVID-19 cho các tiểu thương kinh doanh tại chợ Ngã Tư Sở. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Sáng 19/4, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real- time PRC của bệnh nhân đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Ngày 20/4, bệnh nhân sẽ được xét nghiệm tiếp.
Theo lãnh đạo Bộ Y tế, hiện nay, các cơ sở y tế thực hiện biện pháp cao nhất trong phân luồng, tổ chức khu vực riêng biệt tiếp đón người đến khám, chữa bệnh, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ cho nhân viên y tế, coi tất cả người đến khám đều có nguy cơ lây nhiễm... tiến hành sàng lọc, xét nghiệm, đặc biệt là những người có triệu chứng ho, sốt, cúm.
Bộ Y tế đã lập hai đoàn thanh tra để kiểm tra, giám sát tất cả bệnh viện thuộc Bộ; phối hợp với các sở y tế để giám sát các cơ sở y tế địa phương, chấn chỉnh ngay những trường hợp không tuân thủ đầy đủ.
Các thành viên Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục rà soát chặt chẽ tất cả quy định liên quan đến tiếp nhận người đến khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế. Chính quyền địa phương căn cứ vào hướng dẫn của ngành Y tế có quy định bổ sung. Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm nếu xảy ra lây nhiễm trong cơ sở y tế.
Bảo đảm an toàn khi đi lại, du lịch, sản xuất kinh doanh
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho rằng: Việc duy trì hoạt động của các doanh nghiệp lớn thời gian qua là kinh nghiệm tốt để các doanh nghiệp khác tham khảo nhằm tổ chức sản xuất lại trong thời gian tới. Bộ Công Thương đã yêu cầu các doanh nghiệp phải xây dựng lại quy trình sản xuất kinh doanh, làm việc, đi lại, bảo đảm khoảng cách an toàn... trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn dự phòng COVID-19 trong cơ sở sản xuất; xây dựng bảng điểm về phòng, chống dịch bệnh trong nhà máy, xí nghiệp...
Dù vậy, để bảo đảm các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ biện pháp phòng, chống dịch bệnh, Bộ Công Thương cần tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn các địa phương kiểm tra, giám sát đơn vị sản xuất trên địa bàn.
Nhiều thành viên Ban Chỉ đạo nêu, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, lao động tự do, người bán rong... sẽ gặp rất nhiều khó khăn để có thể bảo đảm hoạt động, làm việc trở lại.
Vì vậy, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị Bộ Công Thương cần có văn bản chỉ đạo quyết liệt, sâu sát hơn; cụ thể đối với loại hình nhà máy, công xưởng hướng dẫn từ lúc công nhân đi vào, giao nhận ca, ăn uống, đến khi tan ca, đưa đón...
Các địa phương chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, kiểm ra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn, phòng, chống dịch đối với nhóm các cửa hàng, siêu thị, chợ dân sinh, cửa hàng nhỏ lẻ (sửa xe máy, cắt tóc), lao động tự do, bán hàng rong... trên địa bàn. Trách nhiệm của chính quyền các tỉnh, thành phố rất lớn, tùy vào điều kiện thực tế tại địa phương để có các quy định, hướng dẫn cụ thể, đầy đủ, không được bỏ sót, bỏ lọt.
Thảo luận về nội dung đi lại an toàn, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn khẳng định, Bộ sẽ rà lại các hướng dẫn trước đây về bảo đảm an toàn trong hàng không, xe khách liên tỉnh, xe taxi... cập nhật thêm các biện pháp phòng, chống mới theo hướng dẫn chung của ngành Y tế, các tỉnh sẽ có hướng dẫn trực tiếp.
Các ý kiến cho rằng việc kiểm soát, đảm đảm hoạt động đi lại an toàn ngoài những biện pháp thông thường như kiểm tra trực tiếp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin giám sát sự tuân thủ quy định phòng chống dịch trên các phương tiện giao thông (lái xe phải đeo khẩu trang, đúng số lượng hành khách, khử khuẩn phương tiện sau khi khách xuống xe). Hành khách có thể phản ánh việc tuân thủ quy định phòng dịch trên phương tiện giao thông thông qua phần mềm ứng dụng.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy thông tin, các hướng dẫn về du lịch an toàn dành cho khách du lịch, hướng dẫn viên, công ty lữ hành, vận tải du lịch, khách sạn, điểm đến, cơ sở dịch vụ... sẽ được tiếp tục bổ sung thêm các biện pháp mới theo hướng dẫn chung của ngành Y tế.
Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Không chỉ đi lại an toàn, đi học an toàn, làm việc an toàn, du lịch an toàn, khách sạn an toàn... đều có thể ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đề nghị lãnh đạo các Bộ phụ trách lĩnh vực sớm ban hành các hướng dẫn để địa phương căn cứ vào đó thực hiện, tùy vào điều kiện cụ thể có thể có quy định bổ sung, thống nhất từ trên xuống. Theo đó, cần có sự điều chỉnh trong chỉ đạo để thích ứng với diễn biến mới của dịch bệnh.
Mục tiêu là phải chung sống tuyệt đối an toàn, nhất định không được chủ quan nhưng cũng tận dụng thời cơ kiểm soát được dịch bệnh để phát triển sản xuất, kinh doanh./.
Phúc Hằng
85.000 người bán vé số, xe ôm, quán cóc... được giảm tiền lãi Đầu giờ chiều nay, ngày 3-4, ngân hàng Kienlongbank đã ký quyết định giảm đến 25% tổng số tiền lãi phải thanh toán cho hơn 85.000 người dân đang vay vốn trả góp theo ngày. Theo đó, với phương châm sẵn lòng chia sẻ với những khó khăn mà mỗi người dân đang phải đương đầu trong mùa dịch Covid 19, Ngân hàng...