Văn hóa thực thi pháp luật phải đi kèm với vận động, tuyên truyền, làm gương, xử phạt
Đó là lưu ý của đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khi làm việc với Sở Tư pháp về kết quả thực hiện các nhiệm vụ năm 2018, 4 tháng đầu năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm 8 tháng còn lại năm 2019 diễn ra sáng 7/5 tại Hà Đông.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải kết luận buổi làm việc. (Ảnh:TH)
Theo Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, Sở Tư pháp tiếp tục tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nghiêm túc triển khai thực hiện hai quy tắc ứng xử của thành phố trong cán bộ, công chức tư pháp các cấp. Thực hiện nghiêm các chỉ đạo của thành phố về tinh giản biên chế, công tác đánh giá hàng tháng đối với các cán bộ, công chức, viên chức, thực hiện tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Tiếp tục triển khai thực hiện dịch vụ công mức độ 3,4 lĩnh vực tư pháp và đưa vào sử dụng hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp toàn thành phố.
Cụ thể, Sở đã thẩm định, góp ý 383 văn bản, trong đó có 99 văn bản quy phạm pháp luật của thành phố. Năm 2018, Sở đã tham mưu thực hiện kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thống nhất trên địa bàn thành phố từ năm 2014 đến năm 2018, qua đó, thành phố đã ban hành quyết định công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND thành phố ban hành. Các văn bản quy phạm pháp luật của thành phố được xây dựng đúng quy trình, đảm bảo hợp hiến, hợp pháp, khả thi.
Sở thường xuyên tham gia đóng góp ý kiến pháp lý để giải quyết những vấn đề vướng mắc về đầu tư, xây dựng, đất đai, trật tự xã hội… ở các cấp chính quyền thành phố, góp phần phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội của thành phố.
Bên cạnh đó, Sở cũng chú trọng tăng cường quản lý, thường xuyên tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ để kịp thời giải đáp những khó khăn vướng mắc trong công tác hộ tịch – chứng thực cho cấp huyện, xã. Công tác tuyên truyền về pháp luật về hộ tịch, chứng thực tiếp tục được tăng cường; việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch, chứng thực ở cấp huyện, xã mặc dù khối lượng lớn nhưng cơ bản được thực hiện đúng luật, hạn chế xảy ra sai sót…
Video đang HOT
Đáng chú ý, Sở đã tích cực tham mưu UBND thành phố triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính: Triển khai hướng dẫn việc sử dụng các phần mềm về hộ tịch; triển khai dịch vụ công mức 4 về cấp bản sao trích lục hộ tịch tại địa bàn 12 quận, huyện… Trong năm 2018, Sở đã phối hợp xây dựng, triển khai 84 quy trình dịch vụ công mức độ 3,4 trong lĩnh vực Tư pháp của cả 3 cấp; đến nay toàn ngành đã triển khai 102 dịch vụ công trực truyến trong tổng số 187 thủ tục hành chính có hiệu lực…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cũng thừa nhận, chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở một số lĩnh vực chưa cao. Nhiều văn bản được chuẩn bị trong cùng một thời gian nên ảnh hưởng đến tiến độ thẩm định, có văn bản chưa sát thực tiễn. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc xây dựng, tự kiểm tra và rà soát văn bản quy phạm pháp luật có lúc chưa chặt chẽ. Nhận thức của một số cơ quan, đơn vị về nhiệm vụ công tác này còn hạn chế, việc triển khai thực hiện gặp nhiều vướng mắc, lúng túng, có nơi việc triển khai chỉ dừng lại ở việc ban hành kế hoạch. Việc thực thi pháp luật về đăng ký, quản lý hộ tịch, chứng thực ở một số đơn vị chưa nghiêm. Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực lý lịch tư pháp ngày càng tăng theo năm. Một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực tư pháp chưa hợp lý, không đủ các yếu tố cấu thành thủ tục hành chính, cùng một việc chia nhỏ thành nhiều thủ tục…
Sau khi nghe ý kiến phát biểu, thảo luận của các sở, ngành, lãnh đạo UBND, HĐND thành phố Hà Nội, kết luận buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đánh giá, Sở Tư pháp có vị trí, vai trò quan trọng, là cơ quan tham mưu giúp thành phố trên các lĩnh vực xây dựng, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; bổ trợ tư pháp, cải cách hành chính… Và trong những năm qua, Sở đã thực hiện toàn diện các nhiệm vụ này đạt kết quả tích cực, góp phần vào kết quả chung của toàn thành phố. Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đánh giá cao những đóng góp của Sở Tư pháp vào việc xây dựng Đề án Thí điểm quản lý theo mô hình Chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội.
Về nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, càng phát triển, càng hội nhập thì ưu tiên số một phải là hoàn thiện thể chế và chính sách pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cũng là một nhiệm vụ khó, điều đó cho thấy vai trò của Sở Tư pháp phải được tăng cường hơn nữa. “Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của lãnh đạo, cán bộ công chức trong nội dung này; tham mưu tốt cho thành phố trong việc triển khai thực hiện” – Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải nhấn mạnh và đồng thời cũng chỉ rõ, hiện nay mọi hoạt động đều xảy ra trong môi trường pháp lý, mỗi công dân cũng phải được phổ biến và nắm rõ pháp luật.
Người đứng đầu Đảng bộ Thành phố Hà Nội đề nghị Sở Tư pháp tiếp tục duy trì truyền thống đoàn kết, chia sẻ, nhất là đối với lĩnh vực tư pháp thì việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm càng quan trọng hơn. Muốn thế, đội ngũ cán bộ tư pháp cần không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt từng phòng, ban phải chỉ ra được hiện nay thành phố đang vướng những gì, từ đó đề xuất ra giải pháp về mặt pháp lý. Cùng với đó, Sở cần tăng cường phối hợp, kết nối với các sở, ngành liên quan qua công nghệ thông tin để chia sẻ trí tuệ; tập trung đóng góp cho thành phố những sáng kiến trong lĩnh vực này.
Hoan nghênh Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng “Đề án đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật giai đoạn 2018-2022″, Bí thư Hoàng Trung Hải đề nghị, Sở triển khai hiệu quả Đề án, gắn với thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Muốn thế, Sở nâng cao văn hóa thi hành pháp luật, coi việc thực thi pháp luật là một nét văn hóa của người Hà Nội. Đồng thời nhấn mạnh, văn hóa thực thi pháp luật phải đi kèm với vận động, tuyên truyền, làm gương, xử phạt…
Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh Sở Tư pháp bám sát Dự thảo Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị để chủ động tham gia xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan, trình Chính phủ, Quốc hội thông qua để triển khai ngay sau khi Dự thảo được ban hành. “Chính quyền thông minh phải đi vào những chi tiết cụ thể, phải có cán bộ thông minh, người dân thông minh” Bí thư Hoàng Trung Hải nhấn mạnh và nêu rõ khi tiếp xúc với người dân, khách hàng phải lựa chọn những cán bộ được đào tạo tốt về kỹ năng, nghiệp vụ. Ngoài ra phải hướng tới sự thuận tiện nhất cho người dân; chú trọng đến giải quyết các án dân sự, án hành chính, đảm bảo quyền lợi cho người dân…/.
Thu Hà
Theo ĐCSVN
Thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam hợp tác phát triển toàn diện
Ngày 4/5, tại thành phố Phủ Lý, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và đồng chí Nguyễn Đình Khang .
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam đã chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả hợp tác giữa hai địa phương trong thời gian qua, định hướng những năm tiếp theo.
Đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.
Những năm qua, việc thực hiện các nội dung hợp tác giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, an sinh - xã hội. Việc hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được hai tỉnh, thành phố triển khai tốt; qua đó đã tham mưu giúp cấp ủy hai tỉnh, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, hai địa phương đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhau tham gia diễn đàn, hội thảo, hội nghị, tọa đàm, chương trình thường niên về xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch nhằm quảng bá, giới thiệu về môi trường, chính sách, tiềm năng và cơ hội kết nối đầu tư giữa các địa phương.
Từ năm 2015 đến nay, thành phố Hà Nội đã giới thiệu 87 doanh nghiệp về đầu tư tại Hà Nam, với tổng vốn đăng ký 10.900 tỷ đồng. Ngành Công Thương hai địa phương đã tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc nhằm mở rộng nguồn cung gia công bán thành phẩm, tận dụng và phát huy lợi thế sẵn có về nguyên liệu, mặt bằng, nhân công.
Ngành Nông nghiệp hai địa phương tăng cường trao đổi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, cùng hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ về công nghệ...; tổ chức được 15 đợt hội chợ/phiên chợ giới thiệu sản phẩm, 5 lượt đoàn tham quan, xúc tiến thương mại nhằm cung ứng sản phẩm vào thị trường Hà Nội.
Hệ thống giao thông vận tải giữa hai tỉnh, thành phố được quan tâm đầu tư, đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng hóa, hành khách từ Hà Nội đi các tỉnh và ngược lại. Hai địa phương phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án giao thông có tính chất kết nối giữa Hà Nội - Hà Nam và các địa phương khác như: Tuyến đường vành đai 5 Vùng Thủ đô Hà Nội; tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính.
Trong giai đoạn 2015-2018, hợp tác giữa các tỉnh thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy có chuyển biến và đã triển khai các dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường trong lưu vực như: Dự án trồng rừng đầu nguồn sông Nhuệ - Đáy tại tỉnh Hòa Bình, mô hình xử lý môi trường làng nghề...
Tuy nhiên, kết quả hợp tác giữa hai tỉnh, thành phố còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về khoảng cách địa lý và thế mạnh từng địa phương. Việc hợp tác giữa hai địa phương trong một số lĩnh vực còn hạn chế; quy mô, mức độ hợp tác còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của hai bên.
Nhằm đẩy mạnh hợp tác giai đoạn 2019-2020 và những năm tới theo hướng toàn diện, hiệu quả, phát huy lợi thế, tiềm năng, cùng nhau phát triển, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung hợp tác trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị.
Trong phát triển kinh tế - xã hội, hai địa phương tăng cường hợp tác xúc tiến đầu tư, công thương, nông nghiệp, văn hóa, du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, môi trường và đảm bảo an ninh trật tự, an sinh - xã hội. Đặc biệt là tăng cường thông tin, trao đổi kinh nghiệm trên các lĩnh vực là thế mạnh của mỗi địa phương để bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Dịp này, thành phố Hà Nội đã tặng tỉnh Hà Nam 3 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ an sinh - xã hội, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tin, ảnh: Thanh Tuấn (TTXVN)
Theo Tintuc
Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ định, chuẩn y nhân sự mới Ngày 10/4, tại Hội nghị lần thứ mười tám, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội đã công bố và trao các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ. Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội trao quyết định và chúc mừng các đồng chí được Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định chỉ...