‘Văn hóa súng đạn’ tại Philippines cản trở việc cứu trợ nạn nhân bão
Việc cho phép sử dụng súng tại Philippines đã gây trở ngại cho công tác cứu trợ sau khi siêu bão Hải Yến đi qua.
Quân đội Philippines đứng gác trước một cửa hàng tại Tacloban – Ảnh: AFP
Có 3,9 triệu khẩu súng – cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp – thuộc sở hữu của người dân Philippines, tức cứ khoảng 100 người thì có 4,7 người có súng, một tỷ lệ không cao so với tỷ lệ trung bình của thế giới, tờ Telegraph (Anh) bình luận.
Sử dụng súng là chuyện bình thường tại Philippines. Các cửa hàng, khách sạn và trung tâm mua sắm tại các thành phố ở đất nước này thường trưng bảng yêu cầu khách không mang vũ khí vào bên trong.
Các nhân viên an ninh tư nhân đều mang theo súng ngắn hoặc súng săn hoặc cả hai.
Video đang HOT
Mặc dù cảnh sát và quân đội đã tăng cường hiện diện tại thành phố Tacloban, nơi bị tàn phá nặng nề nhất, để tái thiết trật tự, nhưng Bộ trưởng Năng lượng Philippines Jericho Petilla cho biết đến lượt Ormoc, một thành phố khác cũng thuộc tỉnh Leyte, đang bất ổn vào cuối tuần qua.
Khách đi phà tại thành phố này được cho là đã bị bắt giữ bởi những tay súng lạ mặt, ông Petilla xác nhận hôm 12.11.
Cũng vào ngày 12.11, người đứng đầu nhóm đánh giá thảm họa của Liên Hiệp Quốc tại Tacloban cho biết ông sẽ không điều động đoàn xe cứu trợ nếu không có quân đội đi kèm.
Đến ngày 13.11, công tác cứu trợ vẫn chỉ mới được bắt đầu, theo Telegraph.
Cơ sở hạ tầng tại Philippines rất yếu kém và được cho là một trong những trở ngại chính cho sự phát triển của Philippines, tờ báo Anh cho biết.
Chỉ có 20% đường sá tại Philippines được trải nhựa và tàu phà kết nối các đảo thì không đáng tin cậy và hay bị quá tải.
Theo TNO
Khoảng 2.500 người Philippines thiệt mạng do siêu bão Hải Yến
Tổng thống Philippines, ông Benigno Aquino, cho biết tổng số người chết do siêu bão Hải Yến có thể thấp hơn ước tính trước đó, khoảng 2.500 người.
Khung cảnh điêu tàn tại thành phố Tacloban, nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi siêu bão Hải Yến - Ảnh: AFP
Trả lời phỏng vấn đài CNN ngày 12.11, ông Aquino cho rằng con số 10.000 người chết do siêu bão Hải Yến ước tính trước đó là "quá cao" và số người thiệt mạng chỉ khoảng 2.500.
Tổng thống Aquino cho biết con số 10.000 người chết là do một quan chức cảnh sát và một quan chức địa phương ước tính. Họ có thể đã quá sốc trước những cảnh tượng điêu tàn và chết chóc sau siêu bão nên mới đưa ra con số ước tính "quá cao" này, theo ông Aquino.
Ông Aquino cho biết hiện vẫn còn nhiều địa phương ở Philippines chưa thể liên lạc để xác nhận số người chết.
Cũng trong ngày 12.11, chính phủ Philippines xác nhận có tổng cộng 1.774 người chết sau siêu bão Hải Yến, CNN dẫn lời ông Jose Lampe Cuisa Jr., Đại sứ Philippines tại Mỹ.
Trong khi đó, Hội đồng Quản lý và giảm thiểu nguy cơ thảm họa quốc gia Philippines công bố tổng số người thiệt mạng là 1.798, có 2.582 người bị thương và 82 người mất tích.
Liên Hiệp Quốc ước tính trên 11 triệu người ở Philippines được cho là bị ảnh hưởng bởi siêu bão Hải Yến và khoảng 673.000 người lâm vào cảnh màn trời chiếu đất.
Trong ngày 13.11, công tác cứu trợ tiếp tục được tăng cường, nhưng nhiều người vẫn chưa nhận được viện trợ.
Chính phủ Philippines ngày 12.11 cho biết có 2,5 triệu người đang cần viện trợ lương thực, trong đó có 300.000 phụ nữ mang thai và phụ nữ vừa sinh con.
Theo TNO
Mae Lyka Guardino: 'Mong cuộc sống trở lại bình thường' Trên thềm Tòa thị chính Tacloban (Philippines), tôi tình cờ làm quen với cô sinh vên Mae Lyka Guardino và gia đình cô. Cuộc trò chuyện với Mae cho tôi hình dung sâu hơn cái khốn khó của người Tacloban sau siêu bão Hải Yến (người Philippines gọi là bão Yolanda). Mae (đứng, thứ 2 từ trái qua) cùng các thành viên trong...