Văn hoá Mỹ và sự ám ảnh từ “ngày đen tối” 11/9
Ảnh hưởng của sự kiện 11/9 từ lĩnh vực chính trị đã lan sang văn hoá tạo thành một hiện tượng mới, trong đó người dân Mỹ vốn đã sống gấp nay càng gấp hơn. Họ muốn mau chóng về với gia đình, tận hưởng những giá trị đích thực của cuộc sống.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, theo các điều tra xã hội học, người dân Mỹ đã quan tâm hơn tới cuộc sống gia đình và dành nhiều thời gian hơn để ở bên người thân. Họ đến nhà thờ cầu nguyện đông hơn và thể hiện lòng yêu nước nồn nàn hơn bằng việc treo quốc kỳ vào các ngày lễ trong năm.
Đài phát thanh dừng phát những bài “sầu đời” mà thay vào đó là những bài hát ca ngợi tình yêu cuộc sống. Sự kiện 11/9 sau đó trở thành cái nền bi tráng để các nhà làm phim điện ảnh, phim truyền hình và kịch nghệ sân khấu khai thác. Nhiều ca khúc, tác phẩm văn học, tác phẩm hội hoạ cũng được ra đời từ đây và trở thành một phần trong bức tranh tổng thể văn hoá đại chúng Mỹ. Những chương trình truyền hình xuất hiện ngay sau ngày 11/9/2001 đã phản ánh rất rõ những vấn đề văn hoá nổi lên sau sự kiện gây chấn động này.
Về âm nhạc, đã có hàng trăm bài hát lấy cảm hứng từ biến cố lịch sử này. Nổi tiếng nhất phải kể tới những nhạc phẩm như My Blue Manhattan – Ryan Adams, Him – Lily Allen, I Was Here – Beyonce, Where Is The Love? – The Black Eyed Peas, Undivided và America The Beautiful – Bon Jovi, New New York – The Cranberries, Didn’t They – Taylor Swift…
Trong những nhạc phẩm thuộc nhiều thể loại này, ta dễ dàng bắt gặp một tâm lý chung, một ý tưởng chung: Thời gian là tất cả. Hãy yêu nhau và quan tâm nhau ngay trong phút giây này, đừng tốn thêm một khoảnh khắc nào cho sự thờ ơ, hờn dỗi bởi có thể chỉ ngày mai thôi ta đã chẳng còn có thể trao những lời yêu thương, dành những cử chỉ âu yếm cho nhau.
Trong lĩnh vực điện ảnh, đáng kể nhất có bộ phim tài liệu 11′09″01 ngày 11/9, sản xuất năm 2002. Đây là một bộ phim quốc tế được hợp thành từ những đoạn phim ngắn đến từ 11 quốc gia với những đạo diễn khác nhau bao gồm Iran, Pháp, Ai Cập, Anh, Mexico, Israel, Ấn Độ, Mỹ, Nhật… Mỗi quốc gia đều cho thấy cái nhìn và phản ứng của người dân mình trước biến cố xảy ra trong ngày 11/9 tại New York. Chúng được tổng hợp lại thành một bộ phim kéo dài 11 phút 9 giây và 1 tích tắc.
Video đang HOT
Tại Mỹ đã có hàng trăm bộ phim tài liệu, phim điện ảnh, truyền hình và các tác phẩm kịch nói đề cập tới sự kiện này. Một trong những tác phẩm giản dị, nhẹ nhàng nhưng để nhiều nỗi xót xa, thấm thía trong lòng người xem là bộ phim Remember Me, với sự xuất hiện của nam diễn viên chính Robert Pattinson. Bộ phim như một lời nhắn nhủ thiết tha: Cuộc sống của chúng ta hoàn toàn có thể bị thay đổi, thậm chí là chấm dứt vĩnh viễn trong một khoảnh khắc ngắn ngủi. Vì vậy, nếu muốn làm gì, hãy làm ngay lập tức, đừng dùng dằng bởi sống là không chờ đợi và bởi có thể thời gian của bạn không còn nhiều. Hãy sống như ngày mai bạn sẽ chết. Rất nhiều người Mỹ đã chuẩn bị tâm lý này sau khi vụ việc 11/9 xảy ra.
Hàng trăm tác phẩm văn học đã ra đời, khai thác những mảnh đời và số phận hoàn toàn bị thay đổi sau sự kiện 11/9. Trong đó phải kể tới tác phẩmBetween Two Rivers với bối cảnh đặt ở phía nam đảo Manhattan nơi nằm giữa hai con sông Hudson và East, cũng là nơi có tòa tháp đôi. Cốt truyện xoay quanh tình yêu, cuộc sống và cả những thù hận giữa các nhân vật chính cho tới một ngày khi toà tháp đôi, biểu tượng của nước Mỹ sụp đổ, chỉ khi đứng giữa ranh giới mong manh của sự sống và cái chết họ mới thấy được giá trị thực sự của cuộc sống.
Truyện được đánh giá là một tác phẩm pha trộn hài hòa giữa những tình tiết hư cấu, tưởng tượng nhưng được đặt rất hợp lý trong một bối cảnh cụ thể, một sự kiện lịch sử có thật. Khi trang truyện khép lại, ta không chỉ thấy những cuộc đời nhỏ nhoi, riêng rẽ mà là cả một xã hội New York đang cuộn mình biến đổi sau một biến động lớn lao. Người với người sống gần nhau hơn, thấu hiểu, cảm thông và yêu thương nhiều hơn.
Sự kiện lịch sử này không chỉ được phản ánh trong những tác phẩm truyện chữ chính thống mà còn được đưa vào tác phẩm truyện tranh rất được giới trẻ đón nhận. Bộ truyện hai kỳ 9-11: September 11, 2001 là một ấn phẩm đặc biệt tập hợp nhiều mẩu truyện nhỏ của những tác giả khác nhau kể về những mảnh đời, những số phận éo le bước ra từ vụ khủng bố 11/9.
Rất nhiều chương trình truyền hình cũng đã ra đời sau sự kiện lịch sử này, chương trình đáng kể nhất, thu hút lượng người xem lớn và duy trì trong suốt một quãng thời gian dài (7 năm) là Rescue Me. Trong đó, từng nhân viên cứu hộ, nhân viên cứu hỏa làm nhiệm vụ trong ngày 11/9/2001 được mời xuất hiện trên sóng truyền hình để kể lại những trải nghiệm của cá nhân mình trong ngày làm việc lịch sử đó.
Còn nhiều nữa những sản phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại ra đời sau sự kiện lịch sử đó. Tất cả chúng đều gửi đi một thông điệp rằng cuộc sống này rất ngắn ngủi, không ai biết ngày mai mình sẽ ra sao. Vì vậy, hãy sống hết mình với những gì đang có, đừng do dự, đừng chần chừ bởi cơ hội thực hiện nó có thể chỉ là duy nhất, chỉ có lúc này thôi. Đó chính là nét tâm lý đặc trưng của người Mỹ sau sự kiện lịch sử ngày 11/9 năm 2001.
Theo Dantri
Hát 911 lần để kỷ niệm 11.9
Vụ tấn công ngày 11.9.2001 vẫn là vết thương khó lành trong lòng nước Mỹ - Ảnh: AFP
Một người đàn ông Mỹ ngày 9.9 đã bắt đầu hát bàiGod Bless the USA của Lee Greenwood 911 lần trong 48 giờ để tưởng nhớ sự kiện nước Mỹ bị tấn công khủng bố vào ngày 11.9.2001.
Theo báo The (St. George) Spectrum, ông Alan Foote hiện đang hát tại trang trại Staheli ở thành phố Washington thuộc bang Utah (Mỹ)
Sự kiện này bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 9.9 và ông Foote dự định hoàn tất lần hát thứ 911 vào lúc 6 giờ 46 phút ngày 11.9, trùng với ngày kỷ niệm các vụ tấn công kinh hoàngở New York, thủ đô Washington và Pennsylvania.
"Có những thứ trong cuộc đời mà tôi không theo đuổi đến cùng, nhưng đây là một điều quan trọng cần phải làm vậy, đối với tôi. Tôi muốn cộng đồng ngừng những việc họ đang làm vào lúc 6 giờ 40 phút ngày 11.9 để hát với tôi trong lần thứ 911", ông nói.
Một số diễn viên cũng hóa trang thành các cựu tổng thống để chụp hình kỷ niệm, nhân sự kiện này.
Ông Foote nói đây sẽ là một cơ hội để mọi người bày tỏ lòng yêu nước.
Theo TNO
Al-Qaeda âm mưu một vụ 11/9 khác nhằm vào phương Tây Các chiến binh Al-Qaeda vừa trở lại Afghanistan và sẽ sử dụng nước này làm căn cứ để âm mưu thực hiện các vụ tấn công theo kiểu 11/9 với các thành phố phương Tây. Đại sứ Mỹ tại Afghanistan, Ryan Crocker. Trao đổi với tờ Daily Telegraph, đại sứ Mỹ tại Afghanistan, Ryan Crocker nói rằng nếu phương Tây rời Afghanistan quá...