Văn Hậu và những sự vắng mặt đáng tiếc nhất tại VCK U23 châu Á 2020: Gần 2000 tỷ đồng “bốc hơi” trên đất Thái
21 tài năng trong đó có Đoàn Văn Hậu với tổng giá trị khoảng gần 2000 tỷ đồng đã không thể cùng đội tuyển U23 quốc gia tham dự VCK U23 châu Á 2020.
Lý do của những trường hợp này chủ yếu nằm ở việc CLB chủ quản không nhả quân do VCK U23 châu Á 2020 không thuộc “FIFA day”. Ngoài ra, một số cái tên đã đạt trình độ cao, thi đấu chính cho đội tuyển quốc gia nên không còn nằm trong kế hoạch của đội U23.
1. Đoàn Văn Hậu (Việt Nam)
Đoàn Văn Hậu có thể xem là cầu thủ trẻ hay nhất, sở hữu thể hình cao lớn đặc biệt nhất của bóng đá Việt Nam trong lịch sử. Anh cũng lọt top 3 đề cử cầu thủ trẻ hay nhất châu Á năm 2019 và vừa giành HCV SEA Games cùng U22 Việt Nam. Việc Văn Hậu vắng mặt khiến HLV Park Hang-seo mất đi cầu thủ quan trọng nhất của hàng phòng ngự trong hành trình nỗ lực giành vé dự Olympic Tokyo 2020.
- Vị trí thi đấu: Hậu vệ trái – Trung vệ
- Ngày sinh: 19/4/1999
- CLB: SC Heereveen (Giải VĐQG Hà Lan)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 150.000 Euro (3,9 tỷ đồng)
Đoàn Văn Hậu (áo trắng) là sự thiếu vắng đáng tiếc nhất của U23 Việt Nam tại VCK U23 châu Á 2020. Ảnh: Hiếu Lương.
2. Lee Kang-in (Hàn Quốc)
Lee Kang-in đang là cầu thủ dưới 23 tuổi có giá trị nhất châu Á, top 200 thế giới. Ở tuổi 18, Lee trở thành chủ nhân Quả bóng vàng FIFA U20 World Cup 2010, giúp U20 Hàn Quốc giành ngôi á quân. 9 năm ăn tập tại lò đào tạo Valencia giúp Lee có cơ hội chơi bóng tại Giải VĐQG Tây Ban Nha. Ở mùa giải 2018/2019, anh cùng Valencia giành chức vô địch Cúp nhà vua Tây Ban Nha. Anh được kỳ vọng sẽ nối tiếp thành công của các bậc đàn anh như Park Ji-sung, Son Heung-min.
- Vị trí thi đấu: Tiền vệ tấn công
- Ngày sinh: 19/2/2001
- CLB: Valencia (Giải VĐQG Tây Ban Nha)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 20 triệu Euro (518 tỷ đồng)
Lee Kang-in là cầu thủ dưới 23 tuổi đắt giá nhất châu Á. Ảnh: FIFA.
3. Takefusa Kubo (Nhật Bản)
Được mệnh danh là “Messi Nhật Bản”, Takefusa Kubo trưởng thành từ lò đào tạo La Masia danh tiếng của Barcelona nhưng quyết định chuyển đến Real Madrid vào mùa hè này. Kubo có chiếc chân trái đầy kỹ thuật, khả năng rê dắt bóng được xem là hay nhất châu Á thời điểm này.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo cánh
- Ngày sinh: 4/6/2001
- CLB: RCD Mallorca (Giải VĐQG Tây Ban Nha)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 15 triệu Euro (389 tỷ đồng)
Takefusa Kubo là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên khoác áo Real Madrid. Ảnh: Sabo Kurohige.
4. Takehiro Tomiyasu (Nhật Bản)
Tomiyasu là trung vệ trẻ hay nhất của bóng đá châu Á thời điểm này. Ở tuổi 21, Tomiyasu đã được đá chính ở đội tuyển Nhật Bản, giành ngôi á quân Asian Cup 2019. Anh rời Nhật Bản đến Bỉ khoác áo Sint-Truidense V.V (CLB cũ của Công Phượng). Tại mùa hè 2019, Tomiyasu gia nhập CLB Bologna với giá 10 triệu Euro, thi đấu tại Giải VĐQG Italia (Serie A).
- Vị trí thi đấu: Trung vệ
- Ngày sinh: 5/11/1998
- CLB: Bologna (Giải VĐQG Italia)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 10 triệu Euro (259 tỷ đồng)
Trung vệ Takehiro Tomiyasu. Ảnh: Kyodo News.
5. Ritsu Doan (Nhật Bản)
Video đang HOT
Ritsu Doan không xa lạ với người hâm mộ Việt Nam. Anh từng cùng U19 Nhật Bản thắng Việt Nam 3-0 ở bán kết U19 châu Á 2016. Ở Asian Cup 2019, Ritsu Doan ghi bàn thắng duy nhất trên chấm phạt đền đưa Nhật Bản vượt qua Việt Nam tại tứ kết. Anh cũng từng là chủ đề bàn luận rầm rộ của người Việt vì tưởng chừng sở hữu họ “Đoàn” nhưng đó không phải sự thật.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo cánh
- Ngày sinh: 16/6/1998
- CLB: PSV Eindhoven (Giải VĐQG Hà Lan)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 8 triệu Euro (207 tỷ đồng)
Ritsu Doan (áo xanh) đã nhiều lần đối đầu các đội tuyển quốc gia của Việt Nam. Ảnh: AFC.
6. Han Kwang-song (CHDCND Triều Tiên)
Han Kwang-song trở thành cầu thủ CHDCND Triều Tiên đầu tiên chơi bóng và ghi bàn tại Giải VĐQG Italia vào năm 2017. Mùa hè năm 2019, Han chuyển từ Cagliari tới CLB nổi tiếng Juventus với giá 5 triệu Euro. Tuy nhiên, hiện tại, anh đã được cho “đại gia” Al Duhail của Qatar mượn.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo
- Ngày sinh: 11/9/1998
- CLB: Al Duhail (Giải VĐQG Qatar)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 3 triệu Euro (77,8 tỷ đồng)
Han Kwang-song là cầu thủ CHDCND Triều Tiên đầu tiên chơi bóng tại Serie A. Ảnh: Juventus.
7. Musa Suleiman Al-Taamari (Jordan)
Sau Han Kwang-song, U23 Việt Nam tiếp tục tránh được ngôi sao của U23 Jordan mang tên Al-Taamari. Cầu thủ tấn công này đang là nhân vật chủ chốt của CLB APOEL Nicosia và là cầu thủ đắt giá nhất Jordan thời điểm hiện tại.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo cánh
- Ngày sinh: 10/6/1997
- CLB: APOEL Nicosia (Giải VĐQG Đảo Síp)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 2 triệu Euro (51,8 tỷ đồng)
Al-Taamari không góp mặt tại VCK U23 châu Á 2020 là tin vui với U23 Việt Nam. Ảnh: JFA.
8. Yukinari Sugawara (Nhật Bản)
Thêm một người Nhật Bản nữa vắng mặt đáng tiếc tại VCK U23 châu Á 2020. Yukinari Sugawara được xem là hậu vệ cánh tương lai của đội tuyển Nhật Bản. Tại mùa 2019/2020, Sugawara đã chơi 19 trận, có 3 bàn thắng, 1 lần kiến tạo cho AZ Alkmaar.
- Vị trí thi đấu: Hậu vệ cánh
- Ngày sinh: 28/6/2000
- CLB: AZ Alkmaar (Giải VĐQG Hà Lan)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 2 triệu Euro (51,8 tỷ đồng)
Hậu vệ cánh Yukinari Sugawara. Ảnh: MB Media.
9. Mohanad Ali (Iraq)
Tiền đạo Mohanad Ali đang được xem là truyền nhân của huyền thoại Younis Mahmoud. Ở Asian Cup 2019, anh thi đấu ấn tượng và từng ghi bàn gỡ hoà 1-1 trong trận mở màn gặp Việt Nam. Hiện tại, anh đã đặt chân đến Qatar thi đấu cho Al Duhail với mức giá biến anh trở thành cầu thủ đắt giá thứ hai của bóng đá Iraq thời điểm này.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo
- Ngày sinh: 20/6/2000
- CLB: Al Duhail (Giải VĐQG Qatar)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 1,8 triệu Euro (46,6 tỷ đồng)
Người hâm mộ Việt Nam có lẽ chưa thể quên tiền đạo khiến đội tuyển Việt Nam thủng lưới bàn đầu tiên tại Asian Cup 2019. Ảnh: AFC.
10. Lee Seung-woo (Hàn Quốc)
Không phải Son Heung-min, cầu thủ khiến hàng phòng ngự Olympic Việt Nam chao đảo tại bán kết ASIAD 2018 chính là Lee Seung-woo với cú đúp bàn thắng. Với biệt danh “Messi Hàn Quốc”, Lee vẫn được kỳ vọng sẽ trở thành tiền đạo cánh hàng đầu của đội tuyển xứ sở kim chi. Anh đang thi đấu cho Sint-Truidense V.V (CLB cũ của Công Phượng) và vẫn được kỳ vọng sẽ thành công.
- Vị trí thi đấu: Tiền đạo cánh
- Ngày sinh: 6/1/1998
- CLB: Sint-Truidense V.V (Giải VĐQG Bỉ)
- Giá trị chuyển nhượng (Theo Transfermakt): 1,2 triệu Euro (31 tỷ đồng)
Lee Seung-woo (trái) từng được kỳ vọng sẽ nối gót thành công của đàn anh Son Heung-min nhưng cho đến hiện tại anh vẫn chưa để lại nhiều dấu ấn khi thi đấu ở Bỉ. Ảnh: Fox Sports.
Những tài năng khác vắng mặt tại VCK U23 châu Á 2020
11. Koji Miyoshi (1997 – Nhật Bản) – Royal Antwerp FC (Giải VĐQG Bỉ) – 1,3 triệu Euro (33,6 tỷ đồng)
12. Tomoki Iwata (1997 – Nhật Bản) – Oita Trinita FC (Giải VĐQG Nhật Bản) – 1,2 triệu Euro (31 tỷ đồng)
13. Kazunari Ichimi (1997 – Nhật Bản) – Kyoto Sanga (Giải hạng Nhất Nhật Bản) – 1,2 triệu Euro
14. Hiroki Abe (1999 – Nhật Bản) – FC Barcelona B (Giải hạng Nhì Tây Ban Nha) – 1 triệu Euro (25,9 tỷ đồng)
15. Daniel Arzani (1999 – Australia) – Celtic (Giải VĐQG Scotland) – 1 triệu Euro
16. Riley McGree (1998 – Australia) – Adelaide United (Giải VĐQG Australia) – 1 triệu Euro
17. Ko Itakura (1997 – Nhật Bản) – FC Gronigen (Giải VĐQG Hà Lan) – 1 triệu Euro
18. Tatsuya Ito (1997 – Nhật Bản) – Sint-Truidense V.V (Giải VĐQG Bỉ) – 1 triệu Euro
19. Daizen Maeda (1997 – Nhật Bản) – Maritimo (Giải VĐQG Bồ Đào Nha) – 1 triệu Euro
20. Atsushi Kurokawa (1998 – Nhật Bản) – Mito Hollyhock (Giải hạng Nhất Nhật Bản) – 1 triệu Euro
21. Oston Urunov (2000 – Uzbekistan) – 1 triệu Euro
Theo Trí Thức Trẻ
Cầu thủ "đổi đời" nhờ VCK U23 châu Á: Có tên Công Phượng!
BTV bóng đá Gabriel Tan của FOX Sports Asia đã nhìn lại 10 gương mặt triển vọng từ Giải vô địch U23 châu Á 2016, những người đã tiếp tục thể hiện được tiềm năng của mình.
Bốn năm trước, Giải vô địch U23 châu Á được tổ chức lần thứ hai - ban đầu là giải vô địch U22 - tại Qatar và chính Nhật Bản đã lên ngôi sau khi đánh bại Hàn Quốc 3-2 trong một trận chung kết đầy ly kỳ.
The Samurai Blue đó vốn được đại diện bởi những gương mặt rất tiềm năng, những người đã tiếp tục tiến bộ như kỳ vọng. Một trong số đó là tiền đạo Red Bull Salzburg, người gần đây đã nhận được ký hợp đồng với gã khổng lồ Liverpool của Anh.
Nhưng những tài năng tại giải đấu năm đó đã thể hiện giá trị của mình như thế nào?
FOX Sports Asia sẽ điểm qua mười cái tên nổi bật của bóng đá châu Á hiện tại, những người từng bay cao tại Giải vô địch U23 châu Á 2016.
1) ABDELKARIM HASSAN (QATAR)
Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á 2018 Abdelkarim Hassan là thành viên của ĐTQG Qatar đầy tiềm năng, đội bóng cũng tự hào với những cái tên như Akram Afif, Almoez Ali, Bassam Al-Rawi và Assim Madibo.
Cả năm cầu thủ này đều là một phần của đội hình đã lên ngôi tại AFC Asian Cup vào tháng 1 năm ngoái và Abdelkarim - dù gặp một số vấn đề về kỷ luật trên sân gần đây - vẫn là một trong những hậu vệ cánh hay nhất lục địa.
2) CHANATHIP SONGKRASIN (THÁI LAN)
Không còn nghi ngờ gì nữa, cầu thủ quan trọng nhất của Thái Lan tại thời điểm này, người cũng được cho là ngôi sao lớn nhất Đông Nam Á trong 5 năm qua, là Chanathip Songkrasin. Từ một cầu thủ nhỏ bé và nhanh nhẹn, anh đã trở trở thành một trong những ngôi sao của giải đấu lớn nhất lục địa.
Được vinh danh trong Đội hình tiêu biểu năm 2018 của J1 League sau một mùa giải tuyệt vời với Consadole Sapporo, Chanathip đã gặt hái nhiều kinh nghiệm kể từ lúc anh dẫn đầu đội hình U23 Thái Lan vào năm 2016 và đóng một vai trò cốt lõi trong chức vô địch AFF Suzuki Cup 2014 của họ.
3) TAKUMI MINAMINO (NHẬT BẢN)
Là một cái tên đã quá quen thuộc, Takumi Minamino hiện đang chuẩn bị cho bước đi tiếp khi anh ký bản hợp đồng trị giá 7,25 triệu bảng với Liverpool sau hơn năm mùa giải thi đầu đầy ấn tượng với Red Bull Salzburg.
Trong năm 2016, anh đã có một cuộc phiêu lưu khác khi cùng ĐT Nhật Bản khi họ giành chức vô địch U23 châu Á đầu tiên và cùng tỏa sáng với những tên tuổi nổi tiếng khác như Yuya Kubo, Naomichi Ueda và MVP của giải đấu là Shoya Nakajima.
4) HWANG HEE-CHAN (HÀN QUỐC)
Red Bull Salzburg chắc chắn đã để mắt đến Giải vô địch U23 châu Á 2016 khi họ chiêu mộ được hai cầu thủ nổi bật, và người còn lại là Hwang Hee-chan của Hàn Quốc.
Hwang, người cũng được cho là sẽ chuyển đến Premier League với Wolves. Anh đã khẳng định mình là một cầu thủ có đẳng cấp để chơi ở châu Âu và ĐTQG. Anh cũng đã xuất hiện ở cả FIFA World Cup 2018 và AFC Asian Cup 2019 .
5) MILAD MOHAMMADI (IRAN)
Milad Mohammadi có thể không phải là cái tên lớn nhất của ĐT Iran vào lúc này nếu so với những người như Sardar Azmoun và Karim Ansarifard. Thế nhưng, việc anh tạo được tiếng tăm sau khi góp mặt tại World Cup 2018 là không phải nghi ngờ. Và anh cũng đã trải qua bốn mùa giải vừa qua ở giải ngoại hạng Nga với Akhmat Grozny.
Hậu vệ cánh trái đã quyết định tìm đến một sân cỏ lớn hơn vào mùa hè năm ngoái ở Giải hạng nhất Bỉ với Gent, nơi anh vô tình trở thành đồng đội với một người khác cũng góp mặt tại Giải vô địch U23 châu Á 2016 là tiền đạo Nhật Bản Kubo.
6) JAMIE MACLAREN (ÚC)
Úc đã có một chiến dịch U23 châu Á đáng thất vọng vào năm 2016 khi không thể lọt vào vòng đấu loại trực tiếp sau khi kết thúc ở vị trí thứ 3 của bảng D, nơi Jamie Maclaren lập công ở một trong hai bàn thắng mà họ ghi được.
Cầu thủ 26 tuổi Maclaren tiếp tục chơi với phong độ cao ở Đức và Scotland với Darmstadt 98 và Hibernian trước khi trở về quê nhà để gia nhập Melbourne City, nơi anh đã ghi vô số bàn thắng.
7) NGUYỄN CÔNG PHƯỢNG (VIỆT NAM)
Trước khi Nguyễn Quang Hải xuất hiện, bóng đá Việt Nam có hai niềm hy vọng lớn là Nguyễn Công Phượng và Lương Xuân Trường, và trong khi Xuân Trường trở nên trì trệ trong những năm gần đây, Công Phượng vẫn đang tiến xa.
Công Phượng có thể đã không đá chính nhiều như mong muốn khi được cho mượn ở CLB Sint-Truiden của Bỉ tuy nhiên, ít nhất anh vẫn tiếp tục được khoác áo ĐTQG và đã ghi bàn hai lần tại Asian Cup vào tháng 1 vừa qua.
8) FAHAD AL-MUWALLAD (Ả RẬP XÊ-ÚT)
Một điều ấn tượng về Fahad Al-Muwallad là anh có hơn 50 lần khoác áo ĐTQG khi chỉ mới 25 tuổi và thậm chí đã có hai lần ra sân tại La Liga trong một mùa giải cho mượn ở Levante vào năm 2018.
Al-Muwallad, người đã ghi một bàn tại Giải vô địch U23 châu Á 2016 trong trận hòa 3-3 với Triều Tiên được cho là đã chơi tốt nhất ở vị trí tiền đạo cánh. Tuy nhiên, anh cũng đã thi đấu một cách đáng kinh ngạc khi trở thành mũi tấn công trong nhiều lần ra sân với CLB và ĐTQG.
9) ELDOR SHOMURODOV (UZBEKISTAN)
Eldor Shomurodov là một trong ẩn đố tại Asian Cup 2019 khi anh gần như khỏa lấp cả đội hình Uzbekistan khi ghi bốn bàn thắng trong ba trận đấu bảng để giúp họ tiến đến vòng 1/8. Anh cũng đã nổi lên như một trong những tiền đạo thống trị của lục địa.
Tuy nhiên, anh vốn đã thể hiện được phẩm chất của mình từ bốn năm trước dù Uzbekistan không thể vượt qua vòng bảng tại Giải vô địch U23 châu Á. Hiện anh đang tỏa sáng ở sân cỏ châu Âu với đội bóng Rostov của Nga.
10) MOHANNAD ABDUL-RAHEEM (IRAQ)
Có thể Mohanad Ali là cái tên hàng đầu trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, trước khi anh nổi lên, Mohannad Abdul-Raheem mới là nhân vật chính trên hàng công của Iraq sau khi anh ra mắt sân đấu quốc tế khi mới 19 tuổi vào năm 2012.
Một năm sau, Abdul-Raheem trở thành một phần của đội hình đã giành chức vô địch U23 đầu tiên - khi đó còn là một giải vô địch U22 - và đã trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất của bóng đá Iraq
Theo PV (Foxsports/VN)
Đội bóng Hà Lan tự hào về Văn Hậu SC Heerenveen hai lần liên tiếp chúc mừng Văn Hậu, vì trận Việt Nam thắng UAE và đề cử Cầu thủ trẻ hay nhất châu Á. Văn Hậu Website chính thức của đội bóng Hà Lan hôm 15/11 đăng tin riêng về Văn Hậu, tự hào khi hậu vệ 20 tuổi là một trong ba ứng viên cho danh hiệu Cầu thủ trẻ...