Vẫn giữ 2% kinh phí công đoàn
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn vừa được chính thức gửi đến Quốc hội, với một số thay đổi so với hồ sơ đã công bố.
Phí công đoàn có thể được miễn, giảm nếu doanh nghiệp gặp khó khăn bất khả kháng, phải dừng hoạt động.
Tách bạch rõ nội dung chi
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, cơ quan trình dự án luật cho biết, Dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung nội dung tại 15 điều, sửa kỹ thuật tại 5 điều trong tổng số 33 điều của Luật Công đoàn, trong đó có một số điều về tài chính công đoàn.
Sau những tùy nghi về quản lý, sử dụng tài chính được Kiểm toán Nhà nước công bố, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vẫn khẳng định, trong thời gian qua, thu, chi, quản lý, sử dụng tài chính công đoàn luôn tuân thủ các quy định của pháp luật và được các cơ quan chức năng của Nhà nước kiểm tra, kiểm toán, giám sát chặt chẽ, định kỳ thường xuyên. Việc tiếp tục bảo đảm nguồn kinh phí công đoàn trong Luật Công đoàn là hết sức cần thiết.
Ngay sau khi kết quả kiểm toán tài chính công đoàn được công bố và Dự án Luật được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến vào phiên họp tháng 9/2020, đã có nhiều ý kiến cho rằng, nên xem lại khoản thu 2% kinh phí công đoàn (khoản 2, Điều 26). Tuy nhiên, Dự án Luật trình Quốc hội vẫn giữ nguyên quy định về khoản thu này.
Mặc dù vậy, qua thẩm tra sơ bộ, Ủy ban Về các vấn đề xã hội đề nghị nghiên cứu tách bạch rõ nội dung chi từ nguồn kinh phí công đoàn 2% trong tổng các nội dung chi của tài chính công đoàn.
Tiếp thu ý kiến này, Dự thảo Luật gửi Quốc hội đã quy định các nhiệm vụ cụ thể được sử dụng kinh phí công đoàn, như chăm lo cho đoàn viên và người lao động; tổ chức hoạt động xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; hoạt động về giới và bình đẳng giới. Tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, thể thao do công đoàn phát động; chi quản lý hành chính tại các cơ quan công đoàn; chi đầu tư các thiết chế phúc lợi cho đoàn viên và người lao động cũng nằm trong nhiệm vụ chi của kinh phí công đoàn.
Ngoài ra, kinh phí công đoàn còn có nhiệm vụ chi “các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Đây là nội dung được nhiều ý kiến cho là không nên đưa vào luật, vì dễ dẫn đến tùy nghi.
Video đang HOT
Một điểm mới khác tại Dự thảo là quy định: Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, dẫn đến không có khả năng đóng kinh phí công đoàn theo khoản 2, Điều 26, thì được xem xét miễn, giảm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định cụ thể các trường hợp được miễn, giảm kinh phí công đoàn.
Hai phương án chia sẻ kinh phí công đoàn
Trong bối cảnh Bộ luật Lao động 2019 đã cho phép thành lập “tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”, mà quyền và trách nhiệm của tổ chức này trong quan hệ lao động được đảm bảo bình đẳng với tổ chức công đoàn cơ sở, Dự thảo Luật đã bổ sung quy định về trích kinh phí công đoàn cho các cấp công đoàn và cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo 2 phương án.
Phương án 1: Kinh phí công đoàn theo khoản 2, Điều 26 do công đoàn cấp trên quản lý, sử dụng 25%; phần còn lại (75%) được phân phối cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp như sau:
Với cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp chỉ có tổ chức công đoàn, thì toàn bộ kinh phí nêu trên được phân phối cho công đoàn cơ sở.
Năm 2019, chi bình quân 1,2 triệu đồng/đoàn viên
Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong Dự án Luật được gửi đến Quốc hội đã chi tiết hơn hồ sơ được công khai trước đó. Tại đây, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, mức chi bình quân trong năm 2012 cho một đoàn viên là 870.000 đồng/năm, người lao động là 667.000 đồng/năm. Con số tương tự của năm 2019 là 1,2 triệu đồng và 1,017 triệu đồng.
Với doanh nghiệp chỉ có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, thì tổ chức này được phân phối theo số thành viên trên số lao động thu được kinh phí công đoàn.
Với doanh nghiệp có cả công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động, thì công đoàn cơ sở được phân phối số kinh phí công đoàn nêu trên sau khi trừ đi số kinh phí cho tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo điểm b, khoản 2, điều này.
Với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tạm giữ toàn bộ số kinh phí nêu trên để thực hiện chi cho người lao động tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và hoàn trả số chưa chi cho công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp khi được thành lập theo điểm a và điểm b, khoản 2, điều này.
Việc quản lý, sử dụng kinh phí công đoàn của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp do Chính phủ quy định.
Phương án 2: Tại những nơi đã có tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, thì kinh phí công đoàn quy định tại khoản 2, Điều 26 được phân phối cho các tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.
Lần sửa đổi này, Dự thảo cũng quy định: định kỳ 2 năm, Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán tài chính công đoàn và báo cáo kết quả với Quốc hội. Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán đột xuất tài chính công đoàn khi có yêu cầu của Quốc hội. Các cấp công đoàn thực hiện công khai tài chính hằng năm tại hội nghị Ban Chấp hành công đoàn và bằng một trong các hình thức: niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hành ấn phẩm; thông báo bằng văn bản đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan; đưa lên trang thông tin điện tử; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công đoàn sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV và thông qua tại Kỳ họp thứ 11.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính
Đó là nội dung tại dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam mà Bộ Tài chính đang lấy ý kiến.
Công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính. Ảnh Internet.
Trách nhiệm của bên đại diện
Dự thảo Thông tư quy định, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hoạt động của mình và của văn phòng đại diện, chi nhánh trong phạm vi được công ty mẹ ủy quyền, đồng thời chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trong trường hợp thực hiện các hoạt động ngoài phạm vi được công ty mẹ ủy quyền.
Bên cạnh đó, trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác trong văn phòng đại diện, chi nhánh để thực hiện quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam quá 30 ngày liên tiếp. Người nhận ủy quyền từ giám đốc chi nhánh có tiêu chuẩn tương đương với giám đốc chi nhánh. Việc ủy quyền này phải được sự đồng ý của công ty mẹ. Trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Trong trường hợp hết thời hạn ủy quyền mà trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì người được ủy quyền phải thông báo cho công ty mẹ. Người được ủy quyền có quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh trong phạm vi đã được ủy quyền, hiệu lực tối đa trong vòng 01 tháng sau khi được công ty mẹ chấp thuận. Sau khi hết hiệu lực ủy quyền, công ty mẹ phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc quản lý trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh hiện hữu và việc bổ nhiệm trưởng văn phòng đại diện, giám đốc chi nhánh mới (nếu có).
Dự thảo cũng quy định, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên tại văn phòng đại diện không được đồng thời đảm nhiệm các vị trí như: người đứng đầu chi nhánh của công ty mẹ, trưởng văn phòng đại diện, nhân viên của văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức nước ngoài khác tại Việt Nam...
Trưởng đại diện chỉ được thay mặt công ty mẹ để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của công ty mẹ với các tổ chức kinh tế Việt Nam trong trường hợp có ủy quyền hợp pháp bằng văn bản của đại diện có thẩm quyền của công ty mẹ.
Đảm bảo nghĩa vụ về tài chính
Dự thảo Thông tư quy định rất rõ nghĩa vụ về chỉ tiêu an toàn tài chính, thuế, chế độ kế toán của chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải đáp ứng và duy trì chỉ tiêu an toàn tài chính như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Người làm việc tại chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế tại Việt Nam.
Ngoài ra, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật tại Việt Nam về kế toán đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Về cơ chế tài chính, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của pháp luật tại Việt Nam như đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ trong nước.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra hoạt động của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công ty mẹ và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài nơi công ty mẹ đóng trụ sở chính trước khi thực hiện kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam phải thông báo và gửi đề cương nội dung kiểm tra cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ngoài ra, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận của công ty mẹ hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tại nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Việt Nam gửi báo cáo cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết quả kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kết luận thanh tra, kiểm tra của công ty mẹ, cơ quan quản lý có thẩm quyền tại nước ngoài đối với hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam.
Mở & đóng room ngoại các nhà băng Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Chứng khoán 2019, có hiệu lực từ năm 2021, vừa đưa ra lấy ý kiến, Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) dự kiến bỏ quyền tự định đoạt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) của các công ty đại chúng (CTĐC). Liên...