Vận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu – Bài cuối: Cải thiện năng lực doanh nghiệp và kinh tế xanh
Để tận dụng những ưu đãi từ các FTA, các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh về mặt chất lượng, đồng thời ở tầm vĩ mô, Việt Nam cần thúc đẩy chiến lược kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đóng bao gạo xuất khẩu tại nhà máy của Công ty TNHH Một thành viên Lương thực Thoại Sơn (Tập đoàn Lộc Trời). Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại, những ưu đãi mà các FTA mang lại cho ngành hàng xuất khẩu Việt Nam là rất lớn nhưng cũng chỉ là những lợi thế so sánh mang tính giai đoạn, trước khi các “đối thủ” cũng tham gia các FTA. Để tận dụng hiệu quả những ưu đãi hiện tại tạo đà thúc đẩy xuất khẩu lâu dài, bền vững, quan trọng nhất các doanh nghiệp phải không ngừng cải thiện năng lực cạnh tranh về mặt chất lượng; ở tầm vĩ mô, Việt Nam cần thúc đẩy chiến lược kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo xu hướng phát triển chung trên toàn cầu.
Tạo thương hiệu từ chất lượng
Từ thực tế cho thấy, chìa khoá giúp các doanh nghiệp tận dụng lợi thế của các FTA và tạo được chỗ đứng tại các thị trường chính là việc đầu tư đúng mức cho chất lượng và thương hiệu.
Cụ thể, sau nhiều năm xuất khẩu gạo vào châu Âu dưới thương hiệu của doanh nghiệp nước ngoài, năm 2020 Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã có quyết định liều lĩnh khi dừng cung cấp hàng “xá” (hàng đóng bao trắng) cho các khách hàng để xây dựng thương hiệu gạo Trung An và chỉ bán gạo vào châu Âu dưới bao bì thương hiệu Trung An.
Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An chia sẻ, thời điểm đó, công ty đang có khoảng 6-7 khách hàng nhập gạo ổn định ở châu Âu. Khi đưa ra quyết định chuyển hướng, nhiều người đã e ngại rằng công ty sẽ bị mất khách quen và sản lượng xuất khẩu đi châu Âu sẽ sụt giảm. Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, doanh số bán hàng của Trung An không ngừng tăng lên và hiện gạo sạch của Trung An này đã đứng đầu tại thị trường Đức.
Theo ông Phạm Thái Bình, vấn đề xây dựng thương hiệu là rất quan trọng, mà muốn xây dựng thương hiệu phải đi kèm với chất lượng và tính ổn định. Để xuât khâu vào thị trường châu Âu, các doanh nghiẹp sản xuât kinh doanh xuât khâu gạo cân làm chuân GlobalGAP hoạc VietGAP thực thụ; nên chọn lọc sản phâm phù hợp với thị trường châu Âu là các loại gạo sạch hoạc hữu cơ chât lượng cao.
“Nhiêu người cho rằng, khi châu Âu miên thuê nhạp khâu gạo, họ sẽ tăng đọ khó vê hàng rào kỹ thuạt, đê bảo họ doanh nghiẹp trong nước. Thạt ra, viẹc bảo họ doanh nghiẹp quôc nọi nước nào cũng làm; tuy nhiên châu Âu không trông hoạc trông ít lúa gạo, hơn nữa môi năm châu Âu nhạp khâu trên dưới 2 triẹu tân gạo, 80.000 tân gạo nhạp của Viẹt Nam chỉ là sô nhỏ, do đó sẽ không bị lấy hàng rào kỹ thuạt đê gây khó. Điêu quan trọng là chúng ta phải làm đúng, làm thật về truy xuất nguồn gốc và đáp ứng các tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật”, ông Phạm Thái Bình chia sẻ.
Đối với thủy sản, bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam phân tích, một trong những yếu tố thành công của các doanh nghiệp thủy sản trong việc nhanh chóng tận dụng được những ưu đãi do CPTPP mang lại chính là sự chủ động chuẩn bị và xây dựng trước hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong chuỗi sản xuất chế biến. Đây là những doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, EU – vốn là thị trường đòi hỏi các tiêu chuẩn và qui trình nghiêm ngặt, do đó họ đã áp dụng các tiêu chuẩn cao của thế giới để quản lý hệ thống nuôi, chế biến.
Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp thủy sản cũng đang dần thay đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động hơn với các yêu cầu của thị trường từ khâu quản lý chất lượng, đến truy xuất nguồn gốc và hướng đến doanh nghiệp có trách nhiệm. Việc áp dụng các tiêu chuẩn bền vững về nuôi, chế biến, trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu nếu doanh nghiệp muốn thâm nhập và khối CPTPP hay các thị trường khác.
Xanh hóa nền kinh tế
Video đang HOT
Các chuyên gia cho rằng, nếu như những năm trước “bền vững” và “xanh hóa” chỉ là xu hướng dành cho các phân khúc thị trường cao cấp, thì nay đã dần trở thành yêu cầu tất yếu của rất nhiều quốc gia trên thế giới vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế không tách rời với bảo vệ môi trường.
Tại “Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu xanh” do Bộ Công Thương tổ chức vào cuối tháng 11 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: tăng trưởng xanh, phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu hướng trên toàn cầu như một giải pháp tích cực nhằm giảm phát thải nhà kính, nâng cao năng lực chống chịu và tính sáng tạo của nền kinh tế, hướng tới mục tiêu trung hòa các bon và phát triển bền vững.
Xu hướng phát triển này đã và đang hình thành nên “luật chơi” mới về thương mại và đầu tư. Các thị trường nhập khẩu quan trọng đều áp dụng thuế suất cao đối với các sản phẩm có “dấu chân” các bon lớn; nhiều nền kinh tế phát triển trên thế giới đã đặt ra những quy định liên quan đến môi trường khắt khe hơn đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trong bối cảnh đó, để không bị loại khỏi cuộc chơi bởi các tiêu chuẩn cao về môi trường và xã hội do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các nước xuất khẩu; trong đó có Việt Nam cần thay đổi tư duy, quan tâm tới “tính xanh” của chuỗi sản xuất và cung ứng thương mại quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật khắt khe của thị trường.
Ông Bartosz Cieleszynski, Phó trưởng Ban Thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhấn mạnh, để thúc đẩy xuất khẩu đi bất cứ thị trường nào, điều kiện đầu tiên cần đáp ứng là việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tính bền vững trong chuỗi cung ứng. Việt Nam đang có lợi thế lớn khi có nguồn cung nông sản rất đa dạng nhưng cũng đối mặt với việc gia tăng số lượng cảnh báo kiểm tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh đặc biệt là đối với nông sản và các sản phẩm thủy hải sản.
Do đó, Việt Nam cần tích cực tham gia các chương trình tự nguyện về dán nhãn và chứng nhận quốc tế nhằm thúc đẩy công nghệ sản xuất có trách nhiệm với việc tích hợp các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội.
Sản xuất xanh và thương mại xanh không chỉ giới hạn ở các sản phẩm nông nghiệp mà các nhà sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp cũng có thể tham gia vào xuất khẩu xanh. Các sản phẩm như giày dép và hàng may mặc cũng cần được “xanh hóa”; sản phẩm tuân thủ tiêu chuẩn xã hội và môi trường thường đắt hàng hơn mặc dù giá cao.
Theo ông Bartosz Cieleszynski, sản phẩm thân thiện với môi trường và tiêu chuẩn lao động quốc tế ngày càng đóng vai trò lớn tại các nền kinh tế phát triển. Điều này liên quan đến nhận thức của xã hội về sự cần thiết bảo vệ môi trường sống.
Vì vậy, các ngành hàng sản xuất, xuất khẩu cần làm quen với lựa chọn của người tiêu dùng và đáp ứng các kỳ vọng của họ bằng việc cung ứng các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, xanh và thân thiện môi trường. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng và một khi các thông lệ tự nguyện trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên rất gay gắt.
Chia sẻ kinh nghiệm và lợi ích từ việc theo đuổi chiến lược “xanh hóa” sản xuất trong ngành dệt may, bà Nguyễn Thị Liên, Phó tổng giám đốc Phong Phú Jean Group cho biết, để trở thành nhà cung ứng cho các thương hiệu và bán lẻ trên toàn cầu, từ nhiều năm qua, Phong Phú Jean đã xây dựng chuỗi cung ứng khép kín hàng dệt may với nguyên liệu vải và sản xuất bền vững.
Theo đó, Phong Phú ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, không sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm thân thiện với người tiêu dùng và bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cũng vận hành hệ thống năng lượng mặt trời và thực hành tiết kiệm tại các nhà máy, giúp giảm thải hơn 1.100 tấn CO2/năm.
Việc theo đuổi chiến lược sản xuất bền vững giúp doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của khách hàng, từ đó nâng cao uy tín đối với những nhãn hàng cao cấp. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt về đơn hàng thì những doanh nghiệp đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất xanh, bền vững sẽ có lợi thế vượt trội để trở thành đối tác, nhà cung ứng vào các thị trường quan trọng.
Vận dụng các FTA thúc đẩy xuất khẩu - Bài 1: Đòn bẩy 'bước ra' thế giới
Sau một thời gian thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đặc biệt FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA)... đã phát huy hiệu quả tích cực cho nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu và bước đầu tạo được vị thế trên thị trường. Tuy nhiên cũng có không ít thách thức, đặc biệt về chứng nhận xuất xứ, tiêu chuẩn mới đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng mới có thể đi đường dài.
Công ty Giày Trường Xuân, Cụm công nghiệp Cam Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội chuyên sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU được hưởng lợi nhiều từ FTA. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Bài 1: Đòn bẩy "bước ra" thế giới
Các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA và UKVFTA cùng hàng loạt FTA song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết, thực thi trước đó đã tạo ra mạng lưới thị trường rộng lớn, trở thành động lực cho các doanh nghiệp, ngành hàng của Việt Nam mạnh dạn bước ra thế giới.
Mở đường cho hàng Việt
Bà Nguyễn Thảo Hiền, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ, Bộ Công Thương thông tin, hơn 2 năm kể từ khi Hiệp định EVFTA đi vào thực thi, quan hệ kinh tế - thương mại đã thực sự trở thành điểm sáng trong bức tranh hợp tác song phương Việt Nam - EU với những kết quả đáng ghi nhận, xuất khẩu tăng trưởng ở mức hai con số.
Theo đó, năm 2021 và những tháng đầu năm 2022, trao đổi thương mại hai chiều Việt Nam - EU tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng rất mạnh, kể cả so với thời kỳ trước đại dịch. Hiệp định EVFTA đã hỗ trợ tích cực cho hàng hóa Việt Nam và EU tiếp cận thị trường của nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa nguồn cung của cả hai bên.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2021 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - EU đạt 57,01 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó Việt Nam xuất khẩu đạt 40,1 tỷ USD, tăng 14,2%; nhập khẩu 16,9 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tính 10 tháng năm 2022, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và EU đạt 52,5 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu đạt 39,7 tỷ USD, tăng 23,5%.
EU hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân đạt 7,5%, chiếm tỷ trọng bình quân 13,6% trong tổng xuất khẩu của cả nước (2015 - 2021) .
Ở chiều ngược lại, Việt Nam đã vượt Singapore trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU trong khối ASEAN và đứng vị trí thứ 11 trong số các nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào EU (năm 2021- theo Eurostat).
Theo bà Nguyễn Thảo Hiền, không chỉ tăng về kim ngạch, cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu vào EU cũng có xu hướng mở rộng và đa dạng hóa. Ngoài các mặt hàng truyền thống như máy móc - thiết bị (43%), giày dép (54%), dệt may (44%), kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản cũng đang tăng ở mức rất cao, đáng kể như: cà phê (43,4%), thủy sản (31,6%), rau quả (23,5%), gạo (12,2%)...
Đặc biệt, EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới với quy mô khoảng 2,1 nghìn tỷ EUR (năm 2021), trong khi thị phần hàng hóa nhập từ Việt Nam mới chỉ chiếm gần 2% (theo Eurostat); cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - EU cũng phần nhiều mang tính bổ trợ, không cạnh tranh trực tiếp. Do vậy dư địa thị trường còn tương đối lớn để các doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác trong thời gian tới.
Dưới góc độ ngành hàng, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho rằng, quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đang giúp Việt Nam trở thành một trong những địa chỉ hấp dẫn về đầu tư. Từ đó các doanh nghiệp có thể thu hút được dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với giá trị lớn hơn, có được kinh nghiệm quản lý điều hành và nhận chuyển giao công nghệ hiện đại từ các tập đoàn lớn nước ngoài.
Xét cụ thể về FTA điển hình như CPTPP, sau 3 năm thực thi đã mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp thực phẩm Việt Nam. Đầu tiên, hiệp định đã mở ra thị trường khá lớn cho hàng hóa nông thủy sản, thực phẩm chế biến Việt Nam, bởi quy mô kinh tế của nhiều nền kinh tế trong CPTPP tương đối lớn. Trước khi thực thi CPTPP hầu hết nông sản, thực phẩm của Việt Nam không thể tiếp cận được các thị trường thành viên bởi hàng rào thuế quan rất cao. Việc xoá bỏ hầu hết các dòng thuế theo cam kết tạo ra nhiều thuận lợi giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa và lựa chọn thị trường xuất khẩu phù hợp với lợi thế của chính mình.
Doanh nghiệp nắm bắt cơ hội
Tận dụng cánh cửa FTA, nhiều doanh nghiệp đã chủ động tìm cơ hội và từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu. Tiến sĩ Phạm Đình Thưởng, Tổng giám đốc Công ty Tư vân Đâu tư và Tạn dụng Hiẹp định Thương mại tự do KTPC đánh giá, trong sô 15 Hiẹp định FTA Viẹt Nam đang thực thi, có 3 FTA thê hẹ mới là CPTPP, EVFTA và UKVFTA là những hiẹp định rât quan trọng. Đây là các FTA mang lại nhiêu kêt quả đàm phán cơ lợi cho người dân và doanh nghiẹp Viẹt Nam, tạo dư địa đê các doanh nghiẹp Viẹt Nam có điêu kiẹn tiêp cạn và đa dạng hóa thị trường xuât khâu, tránh phụ thuọc quá mức vào thị trường các nước Đông Á.
Theo kết quả khảo sát từ các doanh nghiẹp, có khoảng 85,8% doanh nghiẹp thuọc nhóm chịu tác đọng từ các FTA cho rằng họi nhạp đang mang lại tác đọng tích cực đôi với hoạt đọng sản xuât kinh doanh của họ (con sô này năm 2016 chỉ là 46,8%). Như vạy, nhạn thức của doanh nghiẹp vê tác đọng tích cực của tiên trình họi nhạp FTA đang ngày càng được cải thiẹn.
Mức đọ hiêu biêt của các doanh nghiẹp vê các FTA cũng tăng lên khi có 26,1% các doanh nghiẹp có hiêu biêt khá rõ vê các FTA (con sô này tăng lên từ mức 12,6% năm 2016). Đây là mọt tín hiẹu tích cực thê hiẹn sự quan tâm cũng như tạo cơ sở đê doanh nghiẹp tạn dụng tôt hơn các FTA này.
Chia sẻ lợi ích thiết thực mà các FTA mang lại cho doanh nghiệp, ông Phan Minh Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phúc Sinh cho biết, với EVFTA, các mặt hàng nông sản chế biến xuất khẩu sang EU đều được giảm thuế. Nhờ đó, doanh số xuất khẩu của Phúc Sinh sang thị trường này tăng lên đáng kể.
Nếu như năm 2020, Phúc Sinh xuất khẩu sang châu Âu trị giá hàng hoá 50 triệu USD thì đến năm 2021 đã tăng lên 63 triệu USD, tương đương mức tăng 26% và dự kiến sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% trong năm 2022. Ngoài lợi ích cho xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được hưởng lợi từ EVFTA. Điều này giúp các doanh nghiệp tự tin hơn trong việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng để cạnh tranh với nhiều nước trên thế giới.
Ngoài hoạt động xuất khẩu các nông sản như hạt tiêu, cà phê, Phúc Sinh còn hoạt động thương mại quốc tế. Phúc Sinh thu mua hạt tiêu của Indonesia và bán lại cho các khách hàng châu Âu, Mỹ. Phúc Sinh có lợi thế nhà máy tiêu tiệt trùng mà tại Indonesia không có, trong khi thị trường châu Âu chỉ nhập khẩu tiêu tiệt trùng. Hoạt động này của doanh nghiệp được "trợ lực" bởi Hiệp định thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA) đã đưa thuế suất nhập khẩu hạt tiêu từ Indonesia vào Việt Nam về mức 0%. Nhờ đó Phúc Sinh đã có được lợi thế rất lớn khi cạnh tranh với các nhà thương mại từ Hà Lan, Đức.
Ông Nguyễn Thái Bình, Tổng Giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết, gạo Việt Nam đã tiếp cận thị trường châu Âu trước khi EVFTA có hiệu lực nhưng phải chịu mức thuế nhập khẩu rất cao, từ 5 - 45% tuỳ từng quốc gia. Có khi nhà nhập khẩu gạo từ Việt Nam phải đóng thuế từ 100 - 200 Euro/tấn gạo, do đó rất khó để cạnh tranh với gạo của các nước khác như Campuchia, Lào, Myanmar vì họ được đặc cách miễn thuế. Khi EVFTA được thực thi đã mang lại cơ hội cạnh tranh sòng phẳng cho gạo Việt Nam về giá cả.
Cùng với đó, chất lượng gạo Việt Nam ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cũng chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu, đáp ứng tốt nhu cầu và được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng. Đến nay, Trung An đã xuất khẩu thành công gạo mang thương hiệu riêng vào thị trường châu Âu và bán được với mức giá ngang bằng với giá gạo của Thái Lan.
Doanh nghiệp thích ứng nhanh với điều kiện từ Hiệp định CPTPP Sau 3 năm kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP đã có bước nhảy vọt đáng kể, đặc biệt khu vực châu Mỹ như Canada, Mexico, Peru... Điều này thể hiện khả năng thích ứng, bắt nhịp nhanh...