Vận động viên Olympic Trung Quốc gây sốt vì điển trai
Dù phải sớm chia tay Olympic Rio 2016, Ninh Trạch Đào vẫn giành được nhiều tình cảm của người hâm mộ bởi thân hình chuẩn và gương mặt điển trai.
Ninh Trạch Đào là thành viên đội tuyển bơi của Trung Quốc ở Thế vận hội Olympic Rio 2016.
Hôm 11/8, anh thi đấu ở hạng mục 50 m tự do, đứng thứ 8 lượt bơi và thứ 30 toàn bảng xếp hạng. Kết quả thi đấu này khiến anh phải nói lời chia tay với Olympic.
Trạch Đào sinh năm 1993, là người thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Anh tốt nghiệp chuyên ngành huấn luyện thể thao của Học viện Thể thao, đại học Trịnh Châu.
Trạch Đào tập bơi từ 8 tuổi. 14 tuổi, anh tham gia lớp huấn luyện của đội bơi lội hải quân Trung Quốc. Anh là vận động viên bơi tự do cự ly ngắn.
Ninh Trạch Đào và huấn luyện viên Diệp Cẩn.
Trạch Đào và huấn luyện viên của mình, nữ thiếu tướng Diệp Cẩn, đội trưởng đội bơi hải quân Trung Quốc. Ban đầu, Trạch Đào được đào tạo bơi hỗn hợp. Năm 2009, sau một chấn thương đầu gối, anh buộc phải chuyển sang bơi tự do cự ly ngắn.
Video đang HOT
“Đội bơi quy định từ thứ 2 đến thứ 6 không được dùng thiết bị điện tử, chỉ ngày cuối tuần mới được gọi điện về cho gia đình. Chăn gối phải gấp gọn gàng, bàn ghế phải lau sạch sẽ, không được chơi bài, chỉ được đọc sách và xem tivi, buổi tối đi ngủ trước 9h”, chàng vận động viên trẻ kể.
Ninh Trạch Đào tại Asian Games 2014.
Tại đấu trường này, anh mang về hai huy chương vàng và lập kỷ lục mới trong lịch sử Asian Games, trở thành người châu Á đầu tiên có thành tích 48 giây ở nội dung bơi tự do 100 m nam.
Ninh Trạch Đào tại giải vô địch bơi lội thế giới lần thứ 16 ở Kazan, Nga, năm ngoái.
Sau Asian Games 2014, Ninh Trạch Đào mới có máy tính cá nhân và bắt đầu nổi tiếng trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Hiện số người theo dõi chàng trai này đã lên đến 60,66 triệu. Trạch Đào thường được người hâm mộ gọi là “bánh bao”.
Ninh Trạch Đào cũng nhận được nhiều lời mời chụp hình thời trang. Trong ảnh, vận động viên trẻ trên tạp chí thời trang Elle Men của Trung Quốc.
Hải Yến
Ảnh: Sina
Theo VNE
Vì sao cả thế giới ghét đoàn thể thao Trung Quốc?
Có một điều dễ thấy, đó là hễ các VĐV Trung Quốc đi đến đâu thì y rằng ở đó xảy chuyện. Ngay khi Olympic 2016 còn chưa kịp khởi tranh, phần còn lại đã thấy ức chế với sự "xấu tính" của đoàn thể thao đại diện cho đất nước đông dân nhất hành tinh.
Hôm 4.8, tức 2 ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội tại Rio, VĐV bơi người Trung Quốc là Sun Yang đã có hành động khiêu khích một thành viên của đội bơi Australia.
Ngoài ánh mắt và lời nói, Sun Yang còn có cả hành động té nước về phía Mack Horton nhằm khiến cho đối thủ tại cự ly 400 mét tự do nam mất tập trung khi luyện tập.
Có thể đã hiểu quá rõ các VĐV Trung Quốc, hoặc do được giáo dục trong một môi trường có văn hóa, Horton phớt lờ cách hành xử của Sun Yang.
Thay vì dùng nắm đấm để trả đũa, Horton chỉ nói rằng anh không tiếp chuyện với một kẻ "có tiểu sử sử dụng doping" rồi sau đó đánh bại Sun Yang trên đường đua.
Ấy vậy mà sau khi mất vàng về tay Horton, Sun Yang lại khóc lóc như thể oan ức lắm. "Ở cấp độ của Olympic, mọi VĐV đều xứng đáng được đối xử một cách tôn trọng. Tất cả không nên dùng trò tiểu xảo rẻ tiền để vượt qua người khác", Sun Yang hậm hực.
Hùa theo hành vi "vừa ăn cắp vừa la làng" của Sun Yang, báo giới và cả cư dân mạng Trung Quốc lập tức phát động cuộc tổng tấn công nhắm vào Horton. Thậm chí HLV trưởng đội bơi Trung Quốc cũng buộc tội Horton "làm tổn thương tinh thần" của các học trò.
Những người thuộc phe trung lập chẳng buồn tin vào giọng điệu của phía Trung Quốc. Bởi ai nấy đều nhớ như in những vụ lùm xùm mà các VĐV Trung Quốc đã gây ra trong quá khứ.
Tại London 2012, sau khi một BLV người Mỹ thể hiện vẻ ngạc nhiên trước "sự già dặn" đáng ngờ của một tay bơi 16 tuổi đến từ Thượng Hải, Tân Hoa xã đã nổi giận và cho rằng nước Mỹ đang ghen tức với sức vươn vũ bão của các VĐV Trung Quốc.
Vào năm 2004, trang web chính thức của Ban tổ chức đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã đăng một bài viết có từ ngữ rất nặng nề nhắm vào ý kiến nhận xét từ nhiều thập kỷ trước của một quan chức thể thao Anh rằng thể thao Trung Quốc chỉ là "một gã ốm yếu tại châu Á".
Tại kỳ Olympic đang diễn ra, thế giới tiếp tục phải buông tiếng thở dài với Trung Quốc. Ví dụ như vụ Trung Quốc phát hiện quốc kỳ của họ bị in sai, đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đã "nâng cao quan điểm" như sau:
"Một số người sử dụng internet đã phát hiện rằng quốc kỳ Trung Quốc được sử dụng ở Olympic Rio có sai phạm. Quốc kỳ tượng trưng cho quốc gia, vì vậy sự xuất hiện của một vấn đề nghiêm trọng như vậy là không thể chấp nhận".
Hài hước thay, chính CCTV trước đấy đã tiết lộ chi tiết là tất cả các lá quốc kỳ Trung Quốc được sử dụng tại Rio đều được sản xuất tại... Trung Quốc. Nhưng người Trung Quốc vẫn không chịu.
Nhiều tài khoản Weibo đăng status chỉ trích Ban tổ chức Olympic 2016 đã gửi sai mẫu thiết kế đến nhà in. Vậy sự thật là gì? Mọi bản mẫu quốc kỳ của các quốc gia tham dự Olympic đều được Ủy ban Olympic của quốc gia đó thông qua trước khi nhà in nhận được.
Nhiều VĐV Trung Quốc bị ác cảm bởi thói quen cãi trọng tài
Tư tưởng không ai bằng mình của đoàn thể thao Trung Quốc còn được thể hiện rõ nét qua màn ăn mừng "như đúng rồi" của võ sĩ boxing "hạng ruồi" Lu Bin sau trận đấu thuộc vòng 1 với đối thủ người Kenya, Peter Warui.
Giới quan sát được phen cười nghiêng ngả với Lu Bin nhưng Trung Quốc lại coi tay võ sĩ gốc Quảng Châu là "người hùng dân tộc". Hình ảnh Lu Bin quỳ xuống hôn sàn đấu vì tưởng mình giành thắng lợi đã được chia sẻ hơn 130.000 lần trên mạng xã hội.
Từ khóa "Lu Bin hôn vũ đài" được hơn 7.000 người đăng lại. Về phần mình, Lu Bin cũng quả quyết rằng "trọng tài đã đánh cắp giấc mơ của tôi".
Đúng là không còn gì để nói...
Theo Soha News
Thực hư án tử dành cho các VĐV Triều Tiên "phạm lỗi lầm" ở Olympic Rio Thông tin cho rằng một nữ vận động viên (VĐV) Triều Tiên có thể phải lĩnh án tử hình do chụp ảnh tự sướng với đối thủ người Hàn Quốc tại Olympic Rio 2016 hay những VĐV Triều Tiên để tuột mất huy chương Vàng (HCV) sẽ phải đối mặt với hình phạt tàn khốc sau khi về nước đang lan truyền mạnh...