Vận động để sống khỏe, sống lâu
Vận động đều đặn cũng như tập luyện thể lực có thể giúp phòng ngừa và chữa trị một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, béo phì, loãng xương…
Có thể kể ra nhiều lợi ích cụ thể từ vận động, tập luyện thể lực:
- Giúp tăng trương lực và sức mạnh của cơ bắp, gia tăng sức bền khi học tập và làm việc.
- Giảm tình trạng lo lắng, trầm cảm, stress, cải thiện giấc ngủ và sự tự tin.
- Giảm tình trạng táo bón, đặc biệt là những động tác sử dụng các cơ thành bụng như ưỡn người ra sau, gập người ra trước, nghiêng qua trái, nghiêng qua phải, đi bộ.
- Gia tăng sự nhạy cảm đối với insulin, giúp kiểm soát tốt đường huyết, đặc biệt là đái tháo đường type 2. Trong khi tập luyện, cơ thể sẽ huy động glycogen từ gan và cơ bắp tạo ra glucose cho hoạt động thể lực. Nếu tập từ 30 phút trở lên, lượng mỡ trắng sẽ được huy động, do đó làm giảm béo phì.
- Giúp có bộ xương vững chắc và khỏe, phòng ngừa loãng xương. Lối sống kém vận động, tĩnh tại sẽ gây loãng xương lúc cao tuổi.
- Không tăng cân vì cơ thể sử dụng lượng calo thừa, không để tích tụ thành mỡ. Cơ thể có khối cơ nhiều hơn khối mỡ.
Video đang HOT
- Giảm các tai biến do động mạch vành, giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Giảm huyết áp, mỡ máu, từ đó làm chậm quá trình hình thành bệnh xơ vữa động mạch – một nguyên nhân của đột tử và đột quỵ.
- Giúp cải thiện tuần hoàn, gia tăng thông khí nên có ích đối với người bệnh hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Vận động giúp tăng trương lực và sức mạnh của cơ bắp, gia tăng sức bền khi học tập và làm việc. (Ảnh minh họa)
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn loại hình vận động phù hợp với tuổi tác, tình trạng sức khỏe, bệnh lý, điều kiện kinh tế, thời gian. Để tập luyện hiệu quả, an toàn, nên đếm nhịp tim nhằm giúp điều chỉnh cường độ tập. Cụ thể: Nhịp tim tối đa cho phép = 220 – số tuổi; nhịp tim phù hợp = 180 – số tuổi.
Việc tập luyện phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các loại hình vận động, cường độ tập. Vận động nhẹ bao gồm: đi bộ chậm, chạy xe đạp chậm, thể dục dưỡng sinh. Vận động trung bình: đi bộ nhanh, chạy trung bình, bơi chậm, thể dục nhịp điệu. Vận động nặng: chạy nhanh, đua xe đạp, bơi nhanh, đá bóng.
Mỗi buổi nên tập ít nhất 30 phút. Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 lần. Đây mới chỉ là tập luyện nghiệp dư. Đối với thể thao chuyên nghiệp thì thời gian và số lần tập luyện còn cao hơn nhiều. Khi mới bắt đầu tập nên thực hiện chậm và ít, không gắng sức; sau đó tăng dần cường độ và thời gian luyện tập, bảo đảm nhịp tim = 180 – số tuổi.
Hãy cố gắng xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh về tinh thần và thể chất thông qua việc vận động, tập luyện thể lực để có thể sống khỏe, sống lâu, sống có ích cho đời và tận hưởng những phút giây hạnh phúc do cuộc sống mang lại.
Theo Nld
Cách dùng mì ăn liền để không gây hại sức khỏe
Mỳ ăn liền là món ăn được nhiều người ưa chuộng, nhưng nó có thể gây nên rất nhiều căn bệnh, vậy làm thế nào để hạn chế được những nguy hại đó?
Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Bạn có biết cách ăn mì tôm như thế nào để không hại sức khỏe?
Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, ban co nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn binh thương. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền.
Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Vậy với món ăn khoái khẩu này, bạn nên làm thế nào để hạn chế những nguy hại do mì ăn liền gây ra?
Vứt bỏ gói gia vị
Ăn mỳ nhiều sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến gan, làm cơ thể bị giữ nước và tăng huyết áp bởi chúng chứa chất chống oxy hóa và hàm lượng cao muối Natri.
Mỳ ăn liền thường được chiên đi chiên lại rất nhiều lần, như vậy sẽ tích nhiều dầu mỡ gây béo phì, bệnh tim mạch. Vậy làm cách nào để hạn chế điều đó, đơn giản nhất, bạn hãy bỏ ngay gói gia vị khi ăn mì tôm.
Thêm rau xanh
Mỗi gói mỳ bạn nên thêm rau xanh có thể là cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ...Như vậy, sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau xanh ra ngoài cơ thể. Việc bạn cho thêm rau xanh vào món mì tôm sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo thừa.
Theo Khoevadep.com.vn
10 nguyên nhân chính khiến bạn tăng huyết áp Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các bệnh về tim mạch ảnh hưởng đến khoảng 80% dân số sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Nguyên nhân chính của căn bệnh gây tử vong cao này là do cao huyết áp. Dưới đây là những yếu tố khiến huyết áp tăng ở mỗi người. Tuổi tác...