Vận đen đầu năm của Quốc Cường Gia Lai
Theo thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, từ ngày 15/2, cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai bị đưa vào diện cảnh báo.
Thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng giải thích rõ lý do đưa cổ phiếu QCG vào diện cảnh báo.
Theo đó, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã vi phạm về nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Khoản 1.h và Khoản 1.i Điều 9 Thông tư 155/2015/TT-BTC ban hành ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính, thuộc trường hợp chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo theo quy định tại Điểm f Khoản 1.1 Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM ban hành kèm theo Quyết định số 85/QĐ-SGDHCM ngày 19/3/2018.
Theo quy định tại điều 9 của Thông tư 155, công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một số các sự kiện.
Bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Quốc Cường Gia Lai
Trong đó có việc quyết định tham gia góp vốn thành lập, mua để tăng sở hữu trong một công ty dẫn đến công ty đó trở thành công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc bán để giảm sở hữu tại công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết dẫn đến công ty đó không còn là công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc giải thể công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; đóng, mở chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện.
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người nội bộ hoặc người có liên quan cũng là nội dung buộc phải công bố trong thời hạn 24h.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã chậm báo cáo hàng loạt thông tin về các giao dịch góp vốn, thoái vốn diễn ra từ 2013 đến 2017, và chỉ đến khi báo chí lên tiếng Chủ tịch HĐQT công ty này là bà Nguyễn Thị Như Loan giải trình.
Như vậy, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai dính phải vận đen ngay từ những ngày đầu năm mới khi chỉ vừa có chút khởi sắc.
Trong ngày cuối cùng của tháng 1/2019, cổ phiếu QCG của doanh nghiệp này đã tăng thêm 120 đồng (2,7%) lên 4.600 đồng/cổ phiếu.
Có được kết quả này là nhờ kết quả kinh doanh quý IV/2018 của Quốc Cường Gia Lai đã khởi sắc trở lại sau khi bết bát ở quý II và quý III/2018.
Báo cáo tài chính của Quốc Cường Gia Lai cho thấy, tổng doanh thu các hoạt động trong quý IV/2018 của doanh nghiệp đạt 234,9 tỷ đồng, tăng 70 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước do trong kỳ công ty bàn giao các căn hộ cho khách hàng.
Lợi nhuận trước thuế của quý IV/2018 đạt gần 48,8 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, chi phí giá vốn, chi phí tài chính và các chi phí khác trong quý IV/2018 so với quý IV/2017 tăng hơn 58 tỷ đồng.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Mới đầu năm, cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai đã bị đưa vào "danh sách đen"
Xuất phát từ việc vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu QCG của Quốc Cường Gia Lai đã bị HSX đưa vào diện cảnh báo và theo đó bị rơi danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ kể từ ngày 15/2.
Vừa mới đầu năm mới, QCG đã nhận tin không may
Sở giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) mới đây đã ban hành quyết định đưa cổ phiếu QCG của Công ty CP Quốc Cường Gia Lai vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/2/2019.
Lý do được cho biết xuất phát từ việc Quốc Cường Gia Lai đã vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Thông tư 155 năm 2015 của Bộ Tài chính cũng như vi phạm Quy chế niêm yết chứng khoán tại HSX ban kèm quyết định số 85 năm 2018 của Sở.
Cụ thể, theo quy định tại điều 9 của Thông tư 155, công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi xảy ra một số các sự kiện.
Trong đó có việc quyết định tham gia góp vốn thành lập, mua để tăng sở hữu trong một công ty dẫn đến công ty đó trở thành công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc bán để giảm sở hữu tại công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết dẫn đến công ty đó không còn là công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết hoặc giải thể công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết; đóng, mở chi nhánh, nhà máy, văn phòng đại diện.
Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người nội bộ hoặc người có liên quan cũng là nội dung buộc phải công bố trong thời hạn 24h.
Tuy nhiên, Quốc Cường Gia Lai lại chậm báo cáo hàng loạt thông tin về các giao dịch góp vốn, thoái vốn diễn ra từ 2013 đến 2017, và chỉ đến khi báo chí lên tiếng thì "ma trận nghìn tỷ" của công ty này mới được Chủ tịch HĐQT là bà Nguyễn Thị Như Loan giải trình.
Trong tháng 1/2019 này, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục có hàng loạt quyết định về việc góp vốn, thoái vốn khỏi công ty con.
Cụ thể, đó là việc giảm giá trị vốn mà công ty góp tại Công ty TNHH Bến du thuyền Đà Nẵng xuống còn 261 tỷ đồng (giảm 195,3 tỷ đồng) trên tổng vốn điều lệ 290 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, HĐQT Quốc Cường Gia Lai cũng phê duyệt chủ trương giảm tỉ lệ vốn góp tại Công ty cổ phần Chánh Nghĩa Quốc Cường từ 74,68% xuống còn 30,8%. Công ty này vừa mới thành lập ngày 25/9/2018 với người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Như Loan.
Ngay trước Tết Nguyên Đán, Quốc Cường Gia Lai công bố đã hoàn tất việc chuyển nhượng 49,9% vốn điều lệ tại Công ty CP Bất động sản Sông Mã.
Ngày 1/2, với lý do chứng khoán thuộc diện cảnh báo, Sở GDCK TPHCM đã quyết định bổ sung QCG vào danh sách chứng khoán không được giao dịch ký quỹ kể từ ngày 15/2.
Danh sách này có 80 mã chứng khoán, ngoài QCG còn một số mã chứng khoán như TTF của Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành, VHG của Cao su Quảng Nam, VIS của Thép Việt - Ý, VOS của Vận tải biển Việt Nam, VPK của Bao bì Dầu thực vật, BHN của Habeco, HAG của Hoàng Anh Gia Lai...
Theo Dân Trí
Vì sao cổ phiếu 'trà đá' công ty nhà Cường đô la bị đưa vào diện cảnh báo? Lý do vì sao mà từ ngày 15/2/2019, cổ phiếu QCG của công ty Quốc Cường Gia Lai nhà Cường đô la bị đưa vào diện cảnh báo? Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, kể từ ngày 15/2/2019, đơn vị này sẽ đưa cổ phiếu QCG của Công ty Quốc Cường Gia lai vào diện cảnh báo. Lý do...