Vấn đề Ukraine: Vì sao Nga động binh, Mỹ đứng nhìn?

Theo dõi VGT trên

Nga quyết động binh để giữ vùng đệm Ukraine, Mỹ vẫn đứng ngoài cuộc. Mảnh đất có lịch sử như biểu tượng của sự chia cắt này sẽ đi về đâu?

Ukraine – biểu tượng của giao tranh và thuộc địa

Nhìn lại lịch sử của Ukraine, vùng đất này đã từng có thời kỳ hoàng kim, là một đế chế hùng mạnh, nhưng xuyên suốt quá khứ, người ta thường nghĩ đến sự giao tranh, chia cắt, lệ thuộc nhiều hơn.

Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỉ 9 sau công nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Nga Kiev hùng mạnh tồn tại đến thế kỉ 12. Sau đó, quốc gia này bị đế quốc Mông Cổ đ.ánh bại và trở thành một miền đất nô lệ.

Mông cổ suy yếu, Ukraine bị xâu xé bởi Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga. Thế kỉ 19, Đế quốc Nga trỗi dậy và thâu tóm toàn bộ Ukraine. Năm 1922, Ukraine trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ và Ukraine lại trở thành một quốc gia độc lập cho đến thời điểm này.

Vấn đề Ukraine: Vì sao Nga động binh, Mỹ đứng nhìn? - Hình 1

Biểu tình chống chính phủ thân Nga ở Kiev

Trong lịch sử hiện đại từ thế kỷ 20 đến nay, Ukraine được coi như một mảnh đất có giá trị địa chính trị quan trọng và thường xuyên chịu sự tác động, giằng xé của hai luồng ý thức hệ, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau thế chiến hai, Ukraine nằm trong sự bao bọc che chở của Liên Xô, nhưng ngay sau khi Liên Xô tan rã, sự độc lập của đất nước này lại chịu sự ảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản với các nền kinh tế phương Tây.

Cho tới thế kỷ 21, sự trở lại của nước Nga dưới thời Tổng thống Putin với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội đã một lần nữa đẩy quốc gia này quay trở lại với sư giằng xé Đông – Tây. Một mặt liên minh châu Âu quyến rũ Ukraine gia nhập vào đội ngũ của mình, tiến tới gia nhập WTO với sự chi phối kinh tế của Mỹ, EU. Trong khi đó, Nga nỗ lực lấy lại địa vị cường quốc như thời Liên Xô hoàng kim.

Khi những cuộc cách mạng màu sắc trở thành chiêu bài ưa thích của phương Tây, việc Ukraine rơi vào tình trạng bất ổn như hiện nay là điều dễ hiểu, nhưng tương lai sẽ đi đến đâu, còn tùy thuộc vào quyết tâm của hai cường quốc Nga – Mỹ.

Quyết tâm của Putin và giấc mơ phân chia thế giới

Trong bối cảnh cuộc biểu tình Ukraine nằm ngoài tầm kiểm soát của nước Nga, khi chính phủ thân Nga đã bị lật đổ, Tổng thống Viktor Yanukovych buộc phải bỏ trốn khỏi đất nước, chính phủ lâm thời của Ukraine được cho là thân phương Tây, điều này đồng nghĩa với việc Nga đang mất dần tầm ảnh hưởng tại vùng đất này.

Để mất Ukraine, Nga sẽ mất những gì? Trước hết là mất tấm áo giáp ở ngay cửa ngõ nước Nga. Từ Ukraine, sẽ không quá xa để bộ binh kẻ thù tiến thẳng vào Moscow. Sư yên ổn và thần phục của Ukraine có tầm ảnh hưởng quan trọng với an ninh nước Nga.

Video đang HOT

Vấn đề Ukraine: Vì sao Nga động binh, Mỹ đứng nhìn? - Hình 2

Người dân tại bán đảo Crimea biểu tình ủng hộ xáp nhập vào Nga

Không phải tự nhiên Nga bỏ công sức để chi phối và kiểm soát nền kinh tế Ukraine. Nga cung cấp đến 80 % khí đốt cho nước này. 25 % xuất khẩu của Ukraine đổ vào thị trường Nga và Ukraine cũng nhập vào hơn 30 % hàng hóa của Nga. Bên cạnh đó, tư bản Nga kiểm soát tới gần 1/3 nền kinh tế quốc gia này. Ukraine nhỏ bé, nhưng là miếng bánh béo bở, dễ ăn và dễ giữ.

Còn phương Tây, vì sao họ muốn lôi kéo Ukraine? Nga đang trỗi dậy mạnh mẽ và không hề che giấu mục tiêu lấy lại vị trí cường quốc như thời Liên Xô. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng nói: “Để mất đi giá trị cường quốc của Liên Xô là tổn thất lớn nhất trong lịch sử nước Nga”. Còn phương Tây, họ nhận xét về Putin như “nỗ lực thi đua với sự hùng vĩ của Liên Xô cũ”.

Việc Vladimir Putin theo đuổi một giấc mơ thế giới hai cực, thậm chí đơn cực với vai trò nước Nga không khác gì mục tiêu mà ngày trước Liên Xô đã nỗ lực thực hiện, chỉ khác về ý thức hệ. Nếu Liên Xô đã mong muốn làm cuộc đại cách mạng, toàn cầu đi lên chủ nghĩa xã hội, thì Putin chỉ muốn đem về quyền lợi theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.

Giấc mơ Putin không khác gì với giấc mơ Trung Hoa mà Tập Cận Bình đã đề ra. Và cách mà phương Tây (Mỹ, NATO) đang triển khai cũng không khác gì cách mà họ làm với Trung Quốc tại châu Á – Thái Bình Dương. Có thể nói, họ dùng chiêu bài của Trung Quốc để áp dụng với Nga, hoặc hiểu ngược lại cũng được. Tựu chung cũng nhằm mục đích phong tỏa, cô lập, kìm chế và chờ đợi lật đổ bằng cách mạng màu sắc.

Vấn đề Ukraine: Vì sao Nga động binh, Mỹ đứng nhìn? - Hình 3

Hạm đội Biển Đen của Nga có căn cứ tại bán đảo Crimea (Ukraine)

Nếu như Mỹ làm được ở châu Á – Thái Bình Dương một “chuỗi ngọc trai” để buộc vào cổ Trung Quốc, thì việc của EU là phải làm được chuỗi ngọc ấy trên đất liền, áp sát ngay vào cửa ngõ nước Nga. Phong tỏa Nga, kiềm chế sức mạnh Nga là sự đảm bảo quyền lợi lâu dài cho NATO cũng như vị trí số một của nước Mỹ.

Quay trở lại vấn đề động binh với Ukraine, những lý luận về bảo vệ nhân dân tại nhà nước tự trị Crimea chỉ là cái cớ sáo rỗng. Quan trọng nhất, Nga có lợi ích kinh tế, địa chính trị, và quan trọng hơn, Ukraine là một bước trong chiến lược trở lại hoàng kim của nước Nga.

Nga đang theo đuổi vị thế của cường quốc số một thế giới, và rất có thể đã cho mình quyền được hành động đơn phương như cường quốc số một. Nhìn lại lịch sử, những Kosovo, Afghanistan, Iraq, Lybia… Mỹ đã cho mình quyền đơn phương hành động, cũng với chiêu bài bảo vệ quyền lợi Mỹ, thậm chí mơ hồ hơn là bảo vệ nhân quyền cho thế giới.

Ukraine đang dần tuột khỏi tay Nga. Và việc động binh là cần thiết. Đ.ánh để bảo vệ lợi ích mà Nga mất công đầu tư, đ.ánh để giữ vững sự ảnh hưởng, và quan trọng hơn hết, đ.ánh để nước Nga nhận thấy sự quyết tâm đối với giấc mơ mà họ đang theo đuổi.

Mỹ đang đổ gánh nặng cho đồng minh

Nga đã động binh, còn Mỹ, họ đang làm gì? Động thái trực tiếp đáng ghi nhận nhất tới thời điểm này là cuộc điện đàm giữa ông Obama và ông Putin. Ở đó họ tỏ thái độ với nhau thế nào? Trợ lý Tổng thống Mỹ nói: “Ngài đã thẳng thắn và quyết liệt”. Mỹ đã đe dọa sự trừng phạt về kinh tế với Nga, dọa cắt quan hệ ngoại giao… một lần nữa Nga – Mỹ lại căng thẳng sau vấn đề Syria.

Còn hiệu quả của cuộc điện đàm này thì đã quá rõ, Nga phớt lờ, 15.000 quân Nga đã đến Crimea. Lối vào Biển Đen bị phong tỏa bởi cạm bẫy hải quân thông minh. Nghị sĩ của Nga đã khẳng định “kể cả tàu sân bay của Mỹ có đến cũng không giải quyết được vấn đề”.

Vấn đề Ukraine: Vì sao Nga động binh, Mỹ đứng nhìn? - Hình 4

Xe tăng Nga đã dàn trận tại biên giới hai nước Nga – Ukraine

Nhưng thực sự, Mỹ có muốn đối đầu trong vấn đề này? Nói thẳng, Ukraine quá nhạt nhẽo với Mỹ. Quyền lợi có, nhưng không phải quyền lợi sát sườn. Mục tiêu của Mỹ bây giờ là châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ đã bỏ qua cuộc không kích Syria để tránh sa lầy, toàn tâm toàn ý chuyển từ Trung Đông sang Thái Bình Dương. Mỹ không hề muốn hành trình của cuộc chuyển trục này phải lạc vào một Ukraine nhỏ bé ở Đông Âu, nơi có rất nhiều đồng minh của mình ở đó.

Còn động thái của các quốc gia châu Âu thân Mỹ, những thế lực đã hứa hẹn đủ điều với chính phủ lâm thời Ukraine, khi Nga dẫn quân vào quốc gia này, ngoài sự phản đối qua kênh ngoại giao và Liên Hợp Quốc, chưa quốc gia nào gửi quân ủng hộ hay hứa hẹn viện trợ chính phủ mới.

Điều đơn giản, họ đang chờ đợi động thái của người chỉ huy, nước Mỹ. Nhìn lại thế cuộc Syria, khi Anh, Pháp, Arab Saudi, Israel… đạn đã lên nòng, tàu ngầm mang tên lửa đã đến bờ biển Syria, nhưng chỉ vì Mỹ chưa “khai mạc” nên chẳng ai dám thi đấu.

Với Ukraine, những cuộc biểu tình nhằm lật đổ chính quyền thân Nga dễ hiểu đều có bàn tay của Mỹ và châu Âu đứng sau. Nhưng lần này Nga làm căng, đối đầu với Nga tại Đông Âu chỉ khiến tình cảm của Nga – Trung Quốc càng khăng khít tại Thái Bình Dương.

Trong cục diện Ukraine, có thể nói, các đồng minh châu Âu của Mỹ sẽ phải giữ màu sắc chủ đạo.

Theo Báo Đất việt

Nga chuẩn bị động binh ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin yêu cầu quốc hội phê chuẩn việc sử dụng vũ lực ở Ukraine bất chấp lời cảnh báo "sẽ phải trả giá" của người đồng cấp Mỹ Barack Obama.

Nga chuẩn bị động binh ở Ukraine - Hình 1

Các tay s.úng lạ mặt canh gác trước trụ sở nghị viện Crimea ngày 1.3 - Ảnh: AFP

Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kiến nghị Hội đồng liên bang (thượng viện Nga) phê chuẩn việc sử dụng vũ lực ở Ukraine để "bình thường hóa tình hình chính trị - xã hội" tại đất nước láng giềng, theo AFP. Quyết định của ông Putin được đưa ra giữa lúc có nhiều tường thuật về những chuyển động quân sự của Nga ở bán đảo Crimea thuộc Ukraine trong những ngày qua.

"Trước tình hình bất thường ở Ukraine và mối đe dọa với tính mạng các công dân Nga... Tôi trình lên Hội đồng liên bang yêu cầu sử dụng các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine cho đến khi bình thường hóa tình hình chính trị - xã hội ở nước này", Điện Kremlin trích kiến nghị của ông Putin.

Hội đồng liên bang sau đó đã triệu tập phiên họp khẩn và thông qua yêu cầu của ông Putin với hiệu lực tức thì. Cơ quan này cũng đề nghị ông Putin triệu hồi đại sứ tại Mỹ. Ngay lập tức, thủ lĩnh đối lập Ukraine Vitali Klitschko đã kêu gọi quốc hội ở Kiev tuyên bố động viên toàn quốc.

Trước đó, các lãnh đạo Duma Quốc gia Nga (hạ viện) đã yêu cầu ông Putin "sử dụng mọi biện pháp có thể" để ổn định tình hình khu vực Crimea ở Ukraine và bảo vệ người dân tại đây. Chủ tịch Hội đồng liên bang Valentina Matviyenko tuyên bố Nga có thể cử lực lượng giới hạn đến Crimea để bảo đảm an ninh cho Hạm đội biển Đen đồn trú ở Sevastopol và sự an toàn của các công dân Nga. Bà Matviyenko nói ở Ukraine có một số lượng lớn các "mục tiêu nguy hiểm", gồm các nhà máy điện hạt nhân, cần phải bảo vệ.

Người đứng đầu chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea Sergiy Aksyonov hôm qua đã kêu gọi Tổng thống Putin giúp bảo đảm hòa bình tại Crimea. Ông Aksyonov cũng tuyên bố mọi lực lượng an ninh Crimea sẽ tuân lệnh của ông Putin.

Trong bối cảnh có nhiều lo ngại về cuộc đối đầu kiểu Chiến tranh lạnh giữa Nga và phương Tây tại Ukraine, những động thái từ phía Moscow chẳng khác nào cái tát vào mặt Tổng thống Mỹ Barack Obama, người trước đó cảnh báo mọi sự can thiệp quân sự tại Ukraine "sẽ phải trả giá".

Ông Obama không đề cập đến các phản ứng của Mỹ trong trường hợp Nga vẫn hành động, song một quan chức cấp cao của Mỹ sau đó tiết lộ Washington đang cân nhắc khả năng hạn chế các hoạt động thương mại với Moscow và khả năng cùng các nước châu Âu tẩy chay Hội nghị thượng đỉnh G8 dự kiến diễn ra ở Sochi vào tháng 6.2014.

Trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh tố cáo Nga đã điều 30 xe bọc thép chở quân và 6.000 binh sĩ đến Crimea. Ông Tenyukh nói Nga bắt đầu tăng quân từ ngày 28.2 "mà không cảnh báo hoặc xin phép Ukraine". Truyền thông Ukraine dẫn nguồn từ giới chức địa phương cho biết 13 máy bay Nga chở gần 2.000 binh sĩ đã đáp xuống một căn cứ không quân gần thủ phủ Simferopol của Crimea tối 28.2. Nhiều xe bọc thép và máy bay trực thăng của Nga cũng đã được nhìn thấy ở quanh Sevastopol và Simferopol. Lực lượng biên phòng Ukraine hôm qua cho biết khoảng 300 tay s.úng chưa rõ xuất xứ đã cố gắng chiếm các căn cứ hải quân ở Sevastopol. Hãng tin Ukraine UNIAN dẫn nguồn tin từ không quân nước này tiết lộ các binh sĩ Nga đã nỗ lực chiếm trung tâm điều khiển của đơn vị tên lửa phòng không gần thành phố Yevpatoriya. Một ngày trước đó, các tay s.úng lạ mặt được cho là thân Nga đã bao vây hai sân bay chính ở Crimea, chiếm mạng lưới truyền hình và lập chốt kiểm soát tại những con đường chính nối Crimea với phần còn lại của Ukraine.

Trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Ukraine vào hôm qua, quyền Thủ tướng Yatsenyuk đã cáo buộc Nga tìm cách kích động bạo lực leo thang. Quyền Tổng thống Ukraine Oleksander Turchynov cũng tố Nga đưa quân tới bán đảo Crimea để tìm cách kích động Kiev tham gia cuộc xung đột vũ trang, theo BBC. Theo ông Turchynov, Nga đang hành xử như đã từng làm trước khi đưa quân vào Georgia hồi năm 2008, thôn tính hai khu vực ly khai Abkhazia và Nam Ossetia, nơi người Nga chiếm đa số. "Họ đang thực hiện kịch bản như từng diễn ra ở Abkhazia, lúc đó, sau khi kích động cuộc xung đột, họ bắt đầu sáp nhập lãnh thổ", ông Turchynov nói.

Trước diễn biến tại Crimea, hôm qua, ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức lần lượt lên tiếng kêu gọi Nga xuống thang và giải thích các ý định xung quanh những chuyển động quân sự. Khủng hoảng có dấu hiệu lan ra các khu vực ở miền đông Ukraine khi biểu tình nổ ra ở các thành phố Kharkov và Donestsk.

Theo AFP, hàng chục người đã bị thương khi một cuộc biểu tình ở Kharkov chuyển thành bạo lực, với việc người biểu tình cố gắng chiếm trụ sở chính quyền địa phương.

Theo TNO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Mưa lũ ảnh hưởng đến trên 1,5 triệu người ở Trung Quốc
13:36:48 05/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Doanh thu từ dầu khí của Nga dự kiến giảm mạnh trong năm 2024
12:01:19 05/07/2024
Điều kiện sống khó khăn đối với các hộ gia đình Nhật Bản
05:59:18 07/07/2024
Liên quân Mỹ, Anh không kích mục tiêu của Houthi ở Yemen
12:25:57 05/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024

Tin đang nóng

Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Clip hot: Son Ye Jin lần đầu tiết lộ lý do phải lòng Hyun Bin
06:19:21 07/07/2024
Thúy Ngân kể hậu trường cảnh gào khóc gây chú ý trên màn ảnh Việt
06:15:22 07/07/2024
Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt
06:31:37 07/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì vô sinh, cưới chồng mới có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong lại phải ly hôn
07:46:48 07/07/2024
Cận cảnh nhan sắc "bà mẹ một con" Son Ye Jin qua camera thường liệu có gây thất vọng?
07:00:02 07/07/2024

Tin mới nhất

Đội tàu hải quân Nga rời Venezuela

07:11:47 07/07/2024
Thủy thủ đoàn trên tàu Hải quân Nga cũng thăm Đền thờ Quốc gia Panteón ở thủ đô Caracas và một số địa điểm lịch sử-văn hóa khác.

Tân Thủ tướng Anh dừng kế hoạch trục xuất người tị nạn sang Rwanda

07:04:38 07/07/2024
Nhập cư ngày càng trở thành một vấn đề chính trị quan trọng kể từ khi Anh rời Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit) vào năm 2020, phần lớn nhờ cam kết kiểm soát biên giới của đất nước.

100 ngày thử thách đối với ông Keir Starmer

07:02:30 07/07/2024
Rõ ràng, chiến thắng bầu cử vang dội đã mang về niềm vui rất lớn cho ông Starmer và Công đảng sau 14 năm ngồi trên băng ghế của phe đối lập. Nhưng con đường phía trước đang có rất nhiều khó khăn chờ đợi chính phủ mới của Anh.

Nga và Iran ký thỏa thuận t.iền tệ

06:53:52 07/07/2024
Thống đốc Farzin nêu rõ những hướng dẫn cần thiết sẽ được công bố tới hệ thống ngân hàng và những người kinh doanh ngay sau khi ra mắt nền tảng tại Trung tâm Giao dịch t.iền tệ và vàng Iran để thực hiện các giao dịch bằng đồng rial ở nướ...

Liệu Nga có thể dựa vào Ấn Độ để thúc đẩy nền kinh tế giữa xung đột với Ukraine?

06:50:11 07/07/2024
Bất chấp những chỉ trích từ phương Tây, New Delhi giải thích sự gia tăng này bằng cách viện dẫn mối quan hệ ổn định và hữu nghị truyền thống của Ấn Độ với Nga và sự phụ thuộc lớn vào dầu nhập khẩu.

Chạy đua cứu hộ sự cố vỡ đê hồ nước ngọt lớn thứ hai của Trung Quốc

06:40:13 07/07/2024
Về phần mình, Thủ tướng Lý Cường chỉ thị nỗ lực hết sức để giải quyết tình trạng khẩn cấp, kiểm soát tình hình, bố trí chỗ ở phù hợp cho những người bị ảnh hưởng và tăng cường tuần tra các hồ chứa và bờ kè.

Bầu cử Mỹ: Đảng Dân chủ chia rẽ sau màn tranh luận của Tổng thống Biden

06:35:41 07/07/2024
Cuộc thăm dò mới nhất của tờ Wall Street Journal cho thấy, lập luận của Tổng thống Mỹ Joe Biden rằng ông là ứng cử viên tốt nhất để đ.ánh bại đối thủ Donald Trump có thể đang sụp đổ.

Armenia và Azerbaijan ra tuyên bố chính thức về quan hệ với Mỹ

06:27:02 07/07/2024
Theo ông Aliyev, Azerbaijan là nước ủng hộ xây dựng mô hình hợp tác khu vực toàn diện và toàn diện ở Nam Kavkaz, dựa trên thực tế địa chính trị mới và công lý, không có bất kỳ ranh giới phân chia nào .

Sét đ.ánh khiến 19 người t.ử v.ong tại Ấn Độ

05:57:20 07/07/2024
Đài phát thanh toàn Ấn Độ (AIR) ngày 6/7 đưa tin ít nhất 19 người đã t.hiệt m.ạng và 7 người khác bị thương do sét đ.ánh ở bang Bihar, miền Đông Ấn Độ.

Tân Thủ tướng Anh thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ, Nhật Bản

05:54:45 07/07/2024
Đ.ánh giá cao những đóng góp tích cực của cộng đồng Ấn Độ trong sự phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Vương quốc Anh, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ gần gũi giữa người dân hai nước.

Tổng thống Nga nhận xét về quan điểm đàm phán hoà bình của ông Zelensky

05:53:05 07/07/2024
Tuyên bố trên được ông Putin đưa ra khi trả lời câu hỏi về quan điểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng có thể đàm phán với Nga thông qua các bên trung gian.

Bầu cử tổng thống Iran: Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Pezeshkian giành chiến thắng

05:50:58 07/07/2024
Ngày 6/7, Điện Kremlin cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông Masoud Pezeshkian giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Iran, đồng thời kêu gọi thúc đẩy hợp tác song phương.

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên giặt đồ cho vợ, tôi 'đỏ mắt' khi thấy thứ này, vội chạy vào mở tủ ra xem thì c.hết điếng

Góc tâm tình

09:45:30 07/07/2024
Tôi sốc không thể nào ngờ bấy lâu nay vợ mình lại thiếu thốn đến thế này, nước mắt tôi bất giác rơi lã chã. Tôi và vợ đã lấy nhau 7 năm, có hai con trai.

Sao Việt 7/7: Trấn Thành, Hari Won tình tứ, Võ Hoài Nam phong độ t.uổi U60

Sao việt

09:34:46 07/07/2024
Hari Won chia sẻ hình ảnh tình tứ bên Trấn Thành trước giờ anh nhận giải Đạo diễn xuất sắc , Vua bãi rác Võ Hoài Nam khoe vẻ phong độ dù đã bước vào t.uổi U60.

Hà An Huy bất ngờ tham gia hẹn hò ở Đảo thiên đường

Tv show

09:31:00 07/07/2024
Quán quân Vietnam Idol 2023 ghi điểm vì sự tinh tế khi xuất hiện cùng dàn người chơi đa quốc tịch trong chương trình hẹn hò mới trên VTV3.

Nổ bồn chứa bụi, 9 người bị thương

Tin nổi bật

09:30:44 07/07/2024
Một vụ tại nạn lao động nổ bồn chứa bụi xảy ra tại khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) làm 9 người bị thương.

Chân dung vợ sắp cưới của Lâm Tây: Hơn chàng thủ môn 2 t.uổi, là HLV fitness sở hữu body "cháy" nhất dàn WAGs Việt

Người đẹp

09:26:19 07/07/2024
Văn Lâm và Yến Xuân là cặp đôi có hình thể đẹp nhất nhì trong các cặp cầu thủ - người đẹp ở đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam.

Lựa chọn thuốc kiểm soát cơn đau do viêm khớp

Sức khỏe

09:15:51 07/07/2024
Acetaminophen là loại thuốc giảm đau không opioid thường được sử dụng để điều trị viêm khớp. Thuốc hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng xử lý tín hiệu đau của não.

Nữ streamer được đề nghị "job nhạy cảm" 600 triệu, thẳng thắn chê... "ít quá"

Netizen

09:01:01 07/07/2024
L.P - nữ xinh streamer xinh đẹp từng là gà cưng của V Gaming, chơi game giỏi có tiếng trong cộng đồng Liên Quân Mobile. Mỗi khi lên sóng, L.P khiến cánh mày râu khó rời mắt bởi phong cách livestream bài bản và chuyên nghiệp.

Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 90: Bà Thu muốn được làm việc, không muốn sống lay lắt

Phim việt

08:43:30 07/07/2024
Sau khi nghe Lâm nói chuyện mở quán cơm, bà Thu đã suy nghĩ rất kỹ và cuối cùng, đã nhờ Lâm đưa bà đến gặp người chủ nhà cho thuê địa điểm.

Mỹ nhân Hoa ngữ diện váy hồng xinh như công chúa ở phim mới, nhan sắc hoàn hảo sáng bừng khung hình

Hậu trường phim

08:30:26 07/07/2024
Kể từ khi bắt đầu khởi quay, bộ phim Hãy để tôi tỏa sáng đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Lý do là bởi ở tác phẩm này, nữ chính Triệu Lộ Tư có rất nhiều tạo hình đẹp.

Khoảnh khắc Messi từng tắm cho ngôi sao 16 t.uổi của Tây Ban Nha gây sốt, thực hư thế nào?

Sao thể thao

08:25:06 07/07/2024
Dân tình choáng nhẹ khi thấy bức ảnh siêu sao Lionel Messi chung khung hình với sao trẻ Lamine Yamal của tuyển Tây Ban Nha cách đây gần 17 năm.

Muốn diện áo xuyên thấu quyến rũ nhưng vẫn kín đáo, cứ áp dụng cách của Hoa hậu Thuỳ Tiên

Thời trang

07:59:57 07/07/2024
Vốn là nàng hậu nổi tiếng với phong cách tiểu thư và cá tính, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên mới đây gây bất ngờ khi đăng tải một loạt ảnh phá cách đậm chất mùa hè với chiếc áo tulle màu trắng xuyên thấu.