Vấn đề ‘nhức nhối’ vũ khí hóa học ở Nga và Mỹ
Hiện nay khi Mỹ và Nga vẫn đang tranh cãi liên quan đến vấn đề vũ khí hóa học tại Syria thì hai quốc gia từng đối đầu trong Chiến tranh Lạnh này lại có điểm chung, đều “nhức nhối” vì những kho vũ khí hóa học khổng lồ mà họ đang cố loại bỏ trong 2 thập kỷ qua.
Đeo mặt nạ phòng độc. Ảnh minh họa (Reuters).
Hãng tin Ria Novosti của Nga hôm 9/9 dẫn lời của Paul Walker, cựu nhân viên thuộc Quốc hội Mỹ, người đã từng thanh tra các cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học của cả Nga và Mỹ, nói: “Sẽ rất tốn kém để lưu trữ và đảm bảo an toàn cho vũ khí hóa học”.
Cả Mỹ và Nga đều trong tiến trình xử lý tiêu hủy hàng ngàn tấn vũ khí hóa học, việc này trở nên tốn kém và khó khăn hơn so với những dự toán ban đầu.
Mỹ công bố họ đã phá hủy 90% kho vũ khí hóa học của thời Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên còn đó là khoảng 2.600 tấn khí mù tạt tại kho lưu trữ vũ khí hóa học ở bang Colorado và 523 tấn khí độc thần kinh tại cơ sở ở bang Kentucky nơi Lầu Năm Góc dự định sẽ cho tiêu hủy trong khoảng từ năm 2019 đến 2023.
Ahmet Uzumcu, giám đốc tổ chức Ngăn chặn Vũ khí hóa học trong tháng 7 đã nói: “Nước Mỹ đã phải chi khoảng từ 25 đến 26 tỉ USD để phá hủy 90% đó và họ dự tính còn cần thêm 6-7 tỉ nữa”.
Video đang HOT
Moscow và Washington đều có “trữ lượng khủng” vũ khí hóa học và vũ khí sinh học trong thời Chiến tranh Lạnh nhưng theo Paul Walker, giám đốc tổ chức vì môi trường Green Cross thì đến cuối những năm 1970 “cả hai nước đã nhận thấy họ không còn cần đến chúng để sử dụng cho một mục tiêu chiến tranh”. Điều đặc biệt là cựu lãnh đạo Xô Viết Mikhail Gorbachev chính là người đã thành lập tổ chức Green Cross.
Walker cũng thành viên của phái đoàn Mỹ đầu tiên từng đến thăm cơ sở lưu trữ vũ khí hóa học Liên Xô, ông chia sẻ: “Chúng rất khó nắm bắt, cũ kỹ và có sơ hở”.
Hiện Mỹ và Nga được coi là hai quốc gia có kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới. Cả hai nước đã ký vào hiệp ước chống vũ khí hóa học năm 1997.
Theo Báo Tin tức
Mỹ-Nga có thể "ăn miếng trả miếng" ở Syria
Mỹ phá hoại được bất cứ hệ thống vũ khí khí tài nào của Syria, Nga có thể sẽ thay thế tất cả những thiết bị quân sự đó.
Trong khi Tổng thống Mỹ Obama đang tận dụng ngày cuối cùng tại hội nghị thượng đỉnh G-20 được tổ chức ở Nga để kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho cuộc tấn công vào Syria, các quan chức quân sự Mỹ cho biết kế hoạch này đã được chỉnh đi sửa lại tới 50 lần kể từ khi Lầu Năm Góc bắt đầu xem xét hành động quân sự "hạn chế".
Trong lúc Tổng thống Obama vẫn đang nỗ lực xây dựng một liên minh tấn công Syria, Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục vạch ra các kế hoạch tấn công mới. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết họ sẽ không loại trừ khả năng phát động cuộc không kích bằng máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 vào Syria, mặc dù hiện các tàu khu trục mang theo tên lửa hành trình đã sẵn sàng khai hỏa ở Địa Trung Hải.
Mỹ có thể tấn công Syria bằng máy bay ném bom chiến lược B-2
Quan chức này cho biết lựa chọn phương án tấn công của ông Obama sẽ tùy thuộc vào những gì mà Tổng thống muốn đạt được, trong đó có danh sách các mục tiêu cần tấn công, mà những mục tiêu này lại thay đổi từng ngày. Những kế hoạch tấn công thay đổi "xoành xoạch" này có thể khiến các nghị sĩ trong Quốc hội không yên tâm khi họ chuẩn bị xem xét dự thảo nghị quyết cho phép tấn công Syria vào tuần tới.
Vấn đề Syria đã chiếm gần như toàn bộ bữa tối kéo dài 3 giờ tại hội nghị thượng đỉnh G-20, khi các nguyên thủ quốc gia đều lên tiếng chỉ trích việc sử dụng vũ khí hóa học nhưng không thể đạt được sự đồng thuận về biện pháp trừng phạt.
Trong bữa tối hôm thứ Năm này, nhiều lãnh đạo bày tỏ sự nghi ngờ về việc chính phủ của ông Assad đứng đằng sau vụ tấn công này. Trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư, Tổng thống Nga Putin tuyên bố rằng Nga sẽ đưa tới Syria và các nước láng giềng trong khu vực các bộ phận của lá chắn tên lửa nếu Mỹ tấn công.
Hồi đầu tuần, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã cảnh báo rằng Nga có thể sẽ thay thế bất cứ vũ khí khí tài quân sự nào mà Mỹ phá hủy trong cuộc tấn công này.
Lời cảnh báo này khiến giới chức Mỹ lo ngại rằng cuộc tấn công "hạn chế" vào Syria sẽ biến thành một cuộc đấu "ăn miếng trả miếng" giữa Nga và Mỹ.
Nga sẽ đưa S-300 tới Syria nếu Mỹ tấn công?
Trong một buổi điều trần trước Quốc hội, nghị sĩ George Holding đã gây sức ép với các quan chức quân sự khi đặt ra câu hỏi Mỹ sẽ làm gì "nếu Nga quyết định tấn công vào Mỹ tại chiến trường này" để trả đũa vì Mỹ đã tấn công đồng minh của họ.
Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết người Nga đã nói rõ rằng họ không có ý định tham chiến vì cuộc tấn công của Mỹ vào Syria, và nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục trợ giúp và hậu thuẫn chính phủ của ông Assad và phá hoại các thành quả mà Mỹ đạt được qua các đợt tấn công.
Khả năng Nga sẽ tăng cường vai trò của mình ở khu vực Trung Đông khiến cho chuyến đi tới Nga lần này của ông Obama càng trở nên quan trọng. Mặc dù phải thừa nhận rằng quan hệ Nga-Mỹ đang "húc phải tường", ông Obama cho biết sẽ tìm cách thuyết phục ông Putin bên lề hội nghị G-20 về vấn đề Syria.
Theo khampha
Người Israel săn lùng mặt nạ phòng độc Chính phủ Israel đang trở thành tâm điểm giận dữ của dân chúng khi tuyên bố mất khả năng cung cấp mặt nạ chống độc cho 40% dân số, giữa bối cảnh nguy cơ về một cuộc chiến hóa học ở quốc gia láng giềng Syria đang tăng cao. Cơn sốt mặt nạ phòng độc xuất hiện đầu tiên ở Haifa, thành phố...