Vấn đề làm lu mờ chương trình tái thiết trị giá hàng tỷ USD của Ukraine
Chương trình tái thiết Ukraine trị giá hàng tỷ USD đang gặp thách thức lớn từ nạn tham nhũng. Mặc dù Ukraine đã triển khai các biện pháp chống tham nhũng nhằm gia nhập EU, vấn đề này vẫn diễn biến phức tạp và gây khó khăn cho các dự án tái thiết.
Cảnh tàn phá do xung đột tại Izyum thuộc vùng Kharkiv, Ukraine, ngày 20/2/2023. AFP/TTXVN
Vấn đề tham nhũng đang trở thành một thách thức lớn đối với chương trình tái thiết Ukraine, như được minh họa qua câu chuyện của Bart Gruyaert và công ty Pháp Neo-Eco. Theo hãng tin AFP, khi đồng ý tham gia xây dựng lại các khu chung cư bị phá hủy ở thị trấn Gostomel ngoại ô Kiev, ông Gruyaert không ngờ rằng mình sẽ gặp phải những yêu cầu bất thường từ chính quyền địa phương.
Theo chia sẻ của ông Gruyaert, chính quyền địa phương đã yêu cầu công ty Neo-Eco chuyển toàn bộ số tiề.n dự án trị giá hàng triệu USD vào tài khoản của họ, với lý do sẽ trực tiếp điều hành dự án. Khi Neo-Eco từ chối yêu cầu này, họ bắt đầu gặp nhiều trở ngại: thời gian làm thủ tục kéo dài, thêm các điều khoản mới vào hợp đồng và gợi ý về việc “trao phong bì” cho những người có thẩm quyền.
Hệ quả là vào tháng 9/2023, Neo-Eco đã phải từ bỏ dự án vốn nhận được 20 triệu euro tài trợ tư nhân. Sau đó, các nhà điều tra Ukraine phát hiện một hệ thống “tham ô” trong chính quyền địa phương ở Gostomel, với cáo buộc người đứng đầu thị trấn Sergiy Borysiuk đã chiếm đoạt khoảng 21 triệu hryvnia (470.000 USD) từ quỹ tái thiết nhà ở và căn hộ.
Mặc dù Ukraine đã tích cực thúc đẩy các biện pháp chống tham nhũng trong thập kỷ qua để hướng tới mục tiêu gia nhập EU, tình trạng này vẫn còn phổ biến. Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Ukraine hiện xếp hạng 104 trong số 180 quốc gia về “ chỉ số nhận thức tham nhũng”, tuy đã cải thiện từ vị trí 144 vào năm 2013.
Video đang HOT
Cuộc xung đột với Nga dường như đã tạo ra những cơ hội mới cho một số quan chức tham nhũng. Nhiều vụ án về biển thủ quỹ tái thiết và bán giấy chứng nhận miễn trừ nghĩa vụ quân sự đã được phát hiện trong thời gian có giao tranh.
Theo nghiên cứu chung của Ngân hàng Thế giới, Liên hợp quốc, EU và Chính phủ Ukraine, tổng chi phí tái thiết Ukraine ước tính lên tới 486 tỷ USD. Con số khổng lồ này đặt ra những lo ngại về việc tham nhũng có thể cản trở các đối tác quốc tế cung cấp vốn.
Tuy nhiên, Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế Ukraine Andriy Borovyk cho rằng việc phát hiện và xử lý các vụ tham nhũng cho thấy vấn đề này không bị “lãng quên”. Viktor Pavlushchyk, người đứng đầu Cơ quan Phòng chống Tham nhũng Quốc gia Ukraine, cho biết năm nay đã có khoảng 500 vụ án tham nhũng được khởi tố và 60 bản án đã được kết án.
Ukraine cũng đang nỗ lực cải thiện tình hình bằng cách triển khai nền tảng “DREAM”, liệt kê tất cả các dự án đang mở để tăng tính minh bạch. Theo Viktor Nestulia, người đứng đầu dự án triển khai “DREAM”, nền tảng này cho phép các nhà đầu tư, nhà báo và người dân Ukraine theo dõi tiến độ của các dự án xây dựng.
Mustafa Nayyem, cựu lãnh đạo cơ quan tái thiết Ukraine, nhấn mạnh rằng cam kết về sự minh bạch sẽ là chìa khóa để trấn an các nhà đầu tư nước ngoài. Ông khẳng định “xung đột không thể là cái cớ để không chống tham nhũng, và tham nhũng không phải là điều cố hữu trong DNA của người Ukraine, mà chỉ đơn giản là vấn đề ý chí”.
Ukraine mời ông Vương Nghị thăm Kiev
Bộ Ngoại giao Ukraine mời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sang thăm Kiev nhằm thúc đẩy một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Ngày 30-7, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine - ông Heorhii Tykhyi cho biết Kiev đã ngỏ lời mời Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sang thăm Ukraine, theo hãng tin Reuters.
"Ngoài việc mời ông Vương Nghị thăm Kiev, chúng tôi còn mong muốn thúc đẩy một cuộc gặp cấp cao giữa Tổng thống Volodymyr Zelensky và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể diễn ra trong tương lai. Nhưng vẫn còn quá sớm để nói chính xác khi nào cuộc gặp có thể diễn ra" - ông Tykhyi nói.
Ông Tykhyi còn nhấn mạnh rằng Ukraine sẵn sàng chào đón ông Vương Nghị tới Kiev để tổ chức các cuộc đàm phán song phương sâu rộng trong lĩnh vực ngoại giao giữa 2 nước.
"Ông Vương Nghị cũng có thể tận mắt chứng kiến những gì mà Nga đã gây ra cho Ukraine trong cuộc xung đột đã kéo dài hơn 3 năm" - ông Tykhyi nói thêm.
Trung Quốc chưa phản hồi thông tin trên.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (phải) và Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: XINHUA
Theo Reuters, việc Ukraine mời ông Vương Nghị thăm Kiev diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh-Kiev đã trở nên "năng động hơn" trong thời gian gần đây. Tuần trước, Ngoại trưởng Ukraine - ông Dmytro Kuleba đã có chuyến thăm Bắc Kinh.
Tại Bắc Kinh, ông Kuleba gặp ông Vương Nghị và hai bên có một ngày đàm phán "sâu sắc, cởi mở, tập trung".
Reuters dẫn thông tin Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết tại Bắc Kinh, ông Kuleba khẳng định Kiev luôn sẵn sàng đàm phán chấm dứt xung đột với Nga nhưng chỉ khi sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine được tôn trọng và đảm bảo.
Trung Quốc từ lâu đã khẳng định lập trường trung lập và sẵn sàng giữ vai trò trung gian hòa giải cho xung đột Nga-Ukraine.
Năm 2023, Bắc Kinh công bố 'kế hoạch hòa bình Ukraine' gồm 12 điểm, trong đó có kêu gọi chống sử dụng vũ khí hạt nhân, bảo vệ dân thường và tù binh chiến tranh, tạo điều kiện cho xuất khẩu ngũ cốc và thúc đẩy tái thiết Ukraine sau xung đột.
Tuy nhiên, Ukraine và các đồng minh phương Tây đã phản đối kế hoạch này vì cho rằng nó chỉ mang lại lợi ích cho Nga.
Nhiệm vụ khó khăn của Tổng thống Ukraine trong nước và quốc tế Những thách thức ngày càng gia tăng, vì cả Ukraine và đối tác phương Tây đều nhận ra họ cần khoản đầu tư khổng lồ về mặt tài chính, quân sự và con người để Ukraine có thể giữ vững các tuyến phòng thủ hiện tại. Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal, quân đội Ukraine đang ngày càng...