Vấn đề đầu tư Trung Quốc trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Indonesia (Phần 1)
Các đối thủ của Tổng thống Joko Widodo (Jokowi) đang lợi dụng vấn đề xung quanh Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc để chiếm ưu thế trong cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia sắp tới.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại Hội nghị thường niên IMF-WB ở Bali ngày 12/10. Ảnh: TTXVN
Theo bài viết đăng trên trang mạng Diễn đàn Đông Á, cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội của Indonesia dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 4/2019.
Tại cuộc đua tranh này, Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo sẽ phải tranh đấu với đối thủ Prabowo Subianto, một vị tướng quân đội đã nghỉ hưu để tái nhiệm hoặc rời vị trí tổng thống nếu ông Jokowi thất bại.
Các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Indonesiacó thể không giúp dư luận xác định được ai sẽ là người thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, nhưng sẽ cung cấp cho các ứng viên một cơ hội để họ chứng minh tinh thần dân tộc của mình.
Video đang HOT
Từ cuối tháng 9/2018, rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại của Indonesia đã xuất hiện trong các chiến dịch tranh cử tổng thống. Một trong những vấn đề nổi bật và thu hút sự quan tâm của dư luận Indonesia nhất là mối lo ngại về hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Indonesia hiện nay.
Sau khi giành chiến thắng và trở thành Tổng thống Indonesia vào năm 2014, ông Jokowi đã ra sức kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc tham gia đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng, kết nối giao thông trên các vùng miền của “xứ sở vạn đảo” này.
Chính phủ của Tổng thống Jokowi đã đặt mục tiêu đầu tư 327 tỷ USD vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng trong giai đoạn 2014-2019, trong đó chính phủ sẽ chỉ chi 15 tỷ USD từ ngân sách nhà nước và khoảng 45,7 tỷ USD từ các doanh nghiệp nhà nước.
Phần còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác, bao gồm cả khu vực đầu tư tư nhân và các khoản vay nước ngoài. Do vậy, chính quyền Jokowi đã nhiều lần tiếp cận Bắc Kinh để vận động các khoản vay mà Trung Quốc đã cam kết sẽ chi cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng theo chương trình BRI của nước này.
Tổng thống Jokowi đã sớm nhận ra lợi ích to lớn khi tranh thủ nguồn vốn từ BRI của Trung Quốc để phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Indonesia. Hiện nay, chính phủ của Tổng thống Jokowi đang đẩy mạnh tìm kiếm đầu tư từ Trung Quốc để phát triển các hành lang kinh tế tại khu vực Bắc Sumatra, Bắc Kalimantan, Bắc Sulawesi và Bali.
Ngày 22/10, ông Luhut Panjaitan, Bộ trưởng Điều phối Hàng hải Indonesia, đặc phái viên của Tổng thống Jokowi, đã đến Trung Quốc để thảo luận về cách thức BRI hỗ trợ cho tầm nhìn cơ sở hạ tầng của chính quyền Jokowi.
Tuy nhiên, cũng trong ngày 22/10, em trai của ông Prabowo và Giám đốc truyền thông trong chiến dịch vận động tranh cử của ông Prabowo là Hashim Djojohadikusumo đã tuyên bố trước báo giới rằng ông Prabowo sẽ xem xét tất cả các dự án liên quan đến BRI hiện có ở Indonesia nếu ông Prabowo thắng cử.
Tuyên bố trên không hoàn toàn bất ngờ. Các đối thủ của Tổng thống Jokowi, bao gồm cả ông Prabowo, từ lâu đã lên án mạnh mẽ hoạt động đầu tư của Trung Quốc tại Indoensia, nhất là sự bùng nổ đầu tư của Trung Quốc đối với lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đầy tham vọng của chính quyền Tổng thống Jokowi.
Những dự án bị đình trệ, tin đồn về việc lao động Trung Quốc ồ ạt tràn vào Indonesia theo các dự án do Trung Quốc đầu tư và mối lo ngại về một “bẫy nợ” tiềm tàng…, đã khiến dư luận Indonesia không khỏi lo ngại trước làn sóng đầu tư của Trung Quốc tại Indonesia hiện nay.
Theo TTXVN
Hàn Quốc muốn có cuộc họp đặc biệt với ASEAN về hạt nhân Triều Tiên
Kyodo đưa tin, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ngày 14/11 đã bày tỏ sẵn sàng tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt với các nhà lãnh đạo 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Hàn Quốc vào năm tới, khi trọng tâm khu vực là tiến trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in. (Nguồn: Yonhap/TTXVN)
Theo một nguồn tin tại Hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra tại Singapore, tại hội nghị, Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng đã đề xuất mời nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tham gia cuộc họp tiềm năng trên. Đồng thời, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng ca ngợi nỗ lực của ông Moon Jae-in trong vai trò trung gian giữa Mỹ và Triều Tiên.
Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết, ông Moon Jae-in lạc quan về việc đề nghị nhà lãnh đạo Kim Jong-un tham gia cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt này.
Một cuộc họp thượng đỉnh như vậy với ASEAN lần cuối được tổ chức hồi năm 2014 tại thành phố Busan mà không có sự tham gia của ông Kim Jong-un.
Các chuyên gia đối ngoại nhận định, trong bối cảnh đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Washington và Bình Nhưỡng đang bế tắc, Tổng thống Moon Jae-in rõ ràng đang cố gắng giành được sự ủng hộ từ các nước ASEAN nhằm duy trì đà đàm phán Mỹ-Triều.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, đảng Cộng hòa của Tổng thống Trump đã mất đi đa số tại Hạ viện Mỹ sau cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ hôm 6/11, Triều Tiên có thể cân nhắc lại về cách tương tác với Washington trong thời gian tới./.
Theo vietnamplus
1 tuần nữa, sân bay Sis Al-Jufri ở Indonesia sẽ hoạt động trở lại Indonesia đang nỗ lực cao nhất nhằm nối lại hoạt động hàng không tại sân bay Mutiara Sis Al Jufri ở thành phố Palu. Theo phóng viên TTXVN tại Indoneisa, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm 2/10 cho biết các hoạt động bay tại sân bay Sis Al-Jufri thuộc thành phố Palu, tỉnh Trung Sulawesi, dự kiến sẽ hoạt động bình thường trở...