Vấn đề chính sách đối ngoại nào có thể quyết định đến cuộc bầu cử Mỹ năm 2024?
Các đảng viên Đảng Dân chủ và Cộng hòa hàng đầu đang tỏ ra “cứng rắn” về vấn đề nhập cư.
Bức tường rào ngăn chặn người nhập cư ở biên giới Mỹ-Mexico. Ảnh: america.cgtn.com
Các cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ hầu như luôn được quyết định bởi các vấn đề trong nước. Đôi khi, một mối lo ngại mang tính toàn cầu như khủng bố hay một cuộc chiến cụ thể nào đó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của cử tri. Nhưng người Mỹ vẫn quan tâm nhất đến sinh kế của chính họ: việc làm, nhà ở, chi phí thực phẩm.
Năm 2024, một số vấn đề toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến quan điểm của cử tri Mỹ: Mối đe dọa lớn về biến đổi khí hậu, thương vong khủng khiếp đối với cộng đồng người Palestine ở Gaza và cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhưng thực sự chỉ có một vấn đề chính sách đối ngoại có thể quyết định cuộc bầu cử vào tháng 11 tới. Vấn đề đó là nhập cư.
Mỹ là đất nước của những người nhập cư. Nước này cũng rất cần những người nhập cư để làm những công việc thiết yếu giúp nước Mỹ tiếp tục phát triển. Tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ hiện ở mức khoảng 3,7%. Trong lịch sử, tỷ lệ đó là rất thấp. Nhiều lĩnh vực thường sử dụng người nhập cư như chăm sóc sức khỏe, dịch vụ dọn dẹp, làm việc tại nhà hàng, hiện có số lượng vị trí tuyển dụng lớn nhất.
Bất chấp nhu cầu về những lao động này, nhiều người Mỹ vẫn tin suy nghĩ sai lầm rằng những người nhập cư đang lấy đi công việc của họ, không chỉ những người nhập cư đang làm những công việc mà người Mỹ bản xứ thường không muốn làm.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, hơn một phần tư dân số Mỹ cho rằng nhập cư, xét về tổng thể, là một vấn đề tồi tệ. So với năm 2020, khi chỉ có 28% người Mỹ cho rằng nên giảm nhập cư thì con số đó đã tăng lên 41% vào tháng 6/2023.
Đặc biệt, các chính trị gia của Đảng Cộng hòa đang đi theo những xu hướng này. Đảng Cộng hòa đang “chính trị hóa” vấn đề biên giới nhằm đánh lạc hướng cử tri khỏi một thực tế khá rõ ràng là nền kinh tế Mỹ đang hoạt động khá tốt, ít nhất là theo hầu hết các số liệu thông thường. Đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã tổ chức điều trần với Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas về chính sách nhập cư.
Cũng chính những đảng viên Cộng hòa này đã tìm cách thúc đẩy một dự luật thông qua Quốc hội nhằm gây khó khăn hơn nhiều cho người dân khi vượt biên tới Mỹ và xin tị nạn. Thống đốc Texas Greg Abbott, một đảng viên Cộng hòa, đã triển khai những chuyến xe buýt chở người di cư không có giấy tờ hợp lệ đến các thành phố ở phía Bắc, chẳng hạn như New York, do đảng Dân chủ kiểm soát.
Và Donald Trump, ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Cộng hòa, đã tuyên bố rằng những người di cư đang “đầu độc dòng máu của người Mỹ”. Trong khi đó, Đảng Cộng hòa – và một số đảng viên Đảng Dân chủ – cũng coi vấn đề biên giới là một “cuộc khủng hoảng” đòi hỏi phản ứng quân sự tương tự như cách Mỹ đang giúp đỡ Ukraine và Israel. Về mặt thống kê, thực tế đã có sự gia tăng số người không có giấy tờ hợp lệ qua biên giới Mỹ. Vào tháng 12/2023, gần 250.000 người di cư đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ bắt giữ, một kỷ lục mới.
Hiện chính quyền Tổng thống Biden đang xem xét các đề xuất thắt chặt một số quy tắc quản lý quyền tị nạn. Điều đó có thể bao gồm việc đóng cửa biên giới nếu số lượng tăng lên trên một mức nhất định. Xét về thực tế, Tổng thống Biden cũng lo lắng rằng sẽ thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới vì chưa “đủ cứng rắn” trong vấn đề nhập cư. Vì vậy, ông Biden đã tập trung hơn vào vấn đề này để hút các đảng viên Đảng Dân chủ bảo thủ, Đảng Cộng hòa ôn hòa và những người độc lập.
Để đảm bảo sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa, Đảng Dân chủ thậm chí còn tìm cách đưa các hạn chế nhập cư chặt chẽ hơn vào một dự luật kết hợp viện trợ quân sự cho Ukraine, Israel và Đài Loan. Nhưng đảng Cộng hòa cuối cùng đã bác bỏ dự luật đó vì các điều khoản nhập cư không đủ chặt chẽ và một số đảng viên Cộng hòa phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine. Vì vậy, một lần nữa, Quốc hội Mỹ đã không thông qua cải cách nhập cư, mặc dù có sự đồng thuận rộng rãi về các chính sách như tăng tài trợ cho việc kiểm soát biên giới.
Kinh tế Ukraine sẽ ra sao nếu thiếu viện trợ từ phương Tây?
Ukraine đang phải chứng kiến Mỹ và EU tranh cãi về nguồn viện trợ "huyết mạch tài chính" cho Kiev.
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết tình hình xã hội Ukraine hiện nay phần lớn dựa vào chất lượng thực hiện các thỏa thuận quốc tế. Ảnh: president.gov.ua/en
Theo tờ Politico của Mỹ, các nguyên thủ quốc gia ở châu Âu sẽ bỏ phiếu về khoản viện trợ trị giá 50 tỷ euro cho Ukraine vào ngày 1/2 tới. Nếu không có gói này và một khoản tài trợ tương tự từ Mỹ, các chuyên gia cho rằng Ukraine sẽ không thể tiếp tục cuộc đối đầu với Nga trên tiền tuyến hoặc duy trì nền kinh tế.
Danylo Hetmantsev, Chủ tịch Ủy ban Tài chính và Thuế của Quốc hội Ukraine, nói với tờ Politico: "Viện trợ rất quan trọng đối với chúng tôi, vì chi tiêu phi quân sự có kịp thời và đầy đủ hay không đều phụ thuộc vào khoản viện trợ trên".
Ukraine hiện sử dụng số tiền có thể huy động được trong nước để điều hành ngành công nghiệp vũ khí, trả lương cho binh sĩ và các nhân viên an ninh khác, đồng thời bảo đảm an sinh cho những người hưu trí và những người di tản trong nước.
Các khoản vay và trợ cấp của phương Tây chi trả cho việc mua sắm và bảo trì vũ khí nước ngoài, cũng như các chi phí xã hội thiết yếu, chẳng hạn như tiền lương cho công chức, nhân viên y tế và giáo dục. Theo kế hoạch, Chính phủ Ukraine sẽ nhận viện trợ tài chính trị giá 37 tỷ USD trong năm nay, hầu như sẽ bù đắp được khoản thâm hụt ngân sách ước tính khoảng 39 tỷ USD.
Theo tính toán từ Trung tâm Chiến lược Kinh tế ở Kiev, những nhà ủng hộ phương Tây đã cung cấp khoảng 73,6 tỷ USD viện trợ tài chính kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022. Thông qua Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), họ dự kiến sẽ cung cấp cho Ukraine tổng cộng 122 tỷ USD trong giai đoạn 2023-2027.
Tuy nhiên, dòng tiền từ phương Tây đã chậm lại trong những tháng gần đây, do xung đột ở Trung Đông, năm bầu cử ở Mỹ bắt đầu và suy thoái kinh tế trầm trọng. Tất cả đã đẩy cuộc chiến tranh lớn nhất ở châu Âu trong 80 năm ra khỏi các chương trình tin tức hàng đầu. Từ đầu năm cho đến nay, Ukraine vẫn chưa nhận được viện trợ tài chính chính thức nào cả.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico đều phản đối cung cấp thêm bất kỳ viện trợ nào cho Ukraine từ ngân sách EU, cho rằng nguồn tài trợ nên được chia thành bốn đợt, mỗi đợt có thể bị phong tỏa bất cứ lúc nào.
Trong khi đó ở Mỹ, viện trợ tài chính cho Ukraine đã trở thành "con bài" trong cuộc tranh cãi giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ về chính sách biên giới. Bất chấp sự ủng hộ của Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson đã yêu cầu Nhà Trắng giải thích mục tiêu cuối cùng của Washington ở Ukraine trước khi bỏ phiếu về viện trợ mới cho Kiev.
Ukraine hiện sử dụng số tiền có thể huy động được trong nước để bảo đảm an sinh cho những người hưu trí và những người di tản trong nước. Ảnh: AFP
Trong khi các cuộc tranh luận ở Mỹ và EU diễn ra, Ukraine đang "nín thở theo dõi", hy vọng cơ hội nhận được sự hỗ trợ quan trọng sẽ không biến mất. Hiện Ukraine đã tích lũy được hơn 40 tỷ USD dự trữ ngoại hối và có thể cải thiện nhờ thu thuế cũng như khả năng huy động tiền thông qua vay trong nước.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ukraine Andriy Pyshnyy cho biết: "Ukraine sẽ có thể tự duy trì trong một thời gian bằng nguồn lực trong nước. Mặc dù rủi ro đối với tính ổn định và kịp thời của dòng viện trợ quốc tế đã trở thành hiện thực, chúng tôi vẫn lạc quan".
Bà Maria Repko, Phó Giám đốc Trung tâm Chiến lược Kinh tế Kiev, nhận định Ukraine không thể trang trải một nửa chi tiêu công phi quân sự từ các nguồn lực nội bộ ở một quốc gia đang có xung đột, nhất là khi Nga đã kiểm soát một phần lãnh thổ Ukraine, vốn chiếm 1/4 GDP của nước này.
GDP của Ukraine đã giảm 28% trong năm đầu tiên của cuộc chiến và chỉ phục hồi được 5% ít ỏi vào năm ngoái, ngay cả khi dòng viện trợ nước ngoài đổ vào tương đương 20% GDP.
Chuyên gia Repko nêu quan điểm: "Nếu vào năm 2023, chúng tôi thảo luận về những rủi ro khác, chẳng hạn như xuất khẩu giảm do Biển Đen bị phong tỏa và những rủi ro liên quan đến cuộc tấn công của Nga, thì tất cả các nhà phân tích đều đồng ý rằng rủi ro lớn nhất trong năm nay là không nhận được viện trợ".
Theo chuyên gia Repko, nếu không có viện trợ và thị trường tín dụng quốc tế thu hẹp, cách duy nhất để Ukraine tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong nước của mình là in tiền. Ngay cả Thống đốc Pyshnyy cũng thừa nhận rằng việc không nhận được viện trợ sẽ đồng nghĩa với việc "phân phối lại các nguồn lực hạn chế của nền kinh tế Ukraine cho các nhu cầu ngân sách ưu tiên". Vì vậy, ông lưu ý việc khôi phục nguồn tài trợ quốc tế là cực kỳ quan trọng.
Ba yếu tố chính quyết định diễn biến của cuộc xung đột Nga - Ukraine sắp tới Trong thời gian tới, lợi thế cuối cùng sẽ thuộc về bên nào có khả năng tốt hơn trong việc huy động kinh tế và ngoại giao. Viện trợ của phương Tây cho Ukraine suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức chiến đấu của Kiev. Ảnh: UNIAN Bình luận trên tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ mới đây, Eugene...