Vấn đề Brexit: Triển vọng mới cho đàm phán nước rút giữa Anh và EU
Cuộc đàm phán về mối quan hệ thương mại hậu Brexit giữa Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã tiếp tục tại London ngày 29/11, trong đó quyền đánh bắt cá vẫn là vấn đề mấu chốt.
Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier (thứ 3, phải) đến London, Anh ngày 28/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trưởng đoàn đàm phán EU Michel Barnier nói với các phóng viên khi ông bắt đầu ngày đàm phán thứ 2 liên tiếp: “Công việc vẫn tiếp tục, kể cả ngày Chủ nhật”.
Theo báo Daily Telegraph, EU có vẻ như đang chuẩn bị chính thức công nhận chủ quyền của Anh đối với các vùng biển của Vương quốc Anh và có ý định nhượng bộ về vấn đề đánh cá.
Cụ thể, EU được cho là đã chấp nhận đề xuất của Vương quốc Anh về một giai đoạn chuyển tiếp đối với quyền đánh bắt cá sau ngày 1/1, nhưng vẫn chưa có thỏa thuận về thời gian này kéo dài bao lâu hoặc nó sẽ hoạt động như thế nào.
Video đang HOT
Giai đoạn chuyển tiếp này sẽ giúp Vương quốc Anh có thời gian mở rộng đội tàu để đánh bắt theo hạn ngạch mới và có thêm thời gian để ngư dân EU thích nghi với tỷ lệ cá đánh bắt trong vùng biển của Vương quốc Anh.
Trước đó, ông Banier cho biết Anh đề nghị cắt giảm 80% khu vực đánh bắt cá của EU trong vùng biển của Anh, trong khi EU chỉ chấp nhận cắt giảm 15 đến 18%.
Phát biểu trên truyền hình Sky, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhấn mạnh đây là tuần cuối cùng cho cuộc đàm phán giữa Anh và EU và thời gian đang dẫn cạn kiệt cho việc thống nhất và phê chuẩn thỏa thuận. Mặc dù vậy, ông Raap vẫn tin tưởng vào “những tiến bộ đạt được dựa trên sự tôn trọng lập trường của Anh”.
Theo thông tin mới nhất từ báo Times of London, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã cử một trong những quan chức cấp cao nhất của mình là bà Stephanie Riso tới hỗ trợ ông Michel Barnier trong các cuộc đàm phán với Anh. Động thái này làm dấy lên hy vọng về khả năng hai bên đạt được thỏa thuận vào ngày 4/12 tới.
Báo trên dẫn các nguồn tin cấp cao cho hay bà Von der Leyen “rất muốn khai thông mọi thứ”. Theo Times of London, bà Riso đã tham gia đội ngũ của ông Barnier trong các cuộc đàm phán giữa Brussels với chính phủ của cựu Thủ tướng Anh Theresa May và được coi là người có thể giúp tìm ra một giải pháp.
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học nói máu Navalny có Novichok
Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) xác nhận có sự hiện diện của chất độc thần kinh Novichok trong mẫu máu của lãnh đạo đối lập Nga Navalny.
OPCW cho biết trong một thông cáo hôm 6/10 rằng các dấu ấn sinh học trong mẫu máu và nước tiểu của Alexei Navalny "có những đặc điểm cấu trúc tương tự các chất độc thuộc nhóm Novichok". Kết luận này lặp lại phát hiện của Anh, Đức, cùng hai phòng thí nghiệm độc lập tại Thụy Điển và Pháp. Đức là bên đề nghị OPCW xét nghiệm các mẫu máu lấy từ Navalny.
Tổng giám đốc OPCW Fernando Arias cho hay kết quả này dẫn tới mối lo ngại nghiêm trọng và kêu gọi các thành viên của tổ chức tuân thủ hiệp ước quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học.
"Không nghi ngờ gì nữa, chất độc thần kinh Novichok đã được sử dụng để đầu độc Alexei Navalny. Mọi hành vi sử dụng vũ khí hóa học đã bị cấm đều là mối lo ngại đáng kể", phái đoàn Anh tại OPCW viết trên Twitter hôm nay.
Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny trong buổi phỏng vấn tại Berlin, Đức, hôm nay. Ảnh: Reuters.
Navalny, lãnh đạo đảng Liên minh Nhân dân Nga đối lập, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia về Moskva hôm 20/8, sau đó được đưa tới Đức điều trị theo nguyện vọng của gia đình. Bất chấp mối nghi ngờ của các nước phương Tây, Nga nhiều lần phủ nhận liên quan đến sự việc và khẳng định họ không tìm thấy dấu hiệu chất độc trong cơ thể Navalny.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn đăng trên Youtube hôm nay, Navalny cho biết chỉ vài người tiếp cận được với Novichok, nên việc sử dụng chất độc này "là bằng chứng cho thấy đây đương nhiên là mệnh lệnh của Điện Kremlin".
Tuy nhiên, Navalny vẫn bày tỏ hy vọng trở lại Nga trong vòng vài tháng tới. Đề cập tới việc ở lại Đức, lãnh đạo đối lập 44 tuổi cho biết khoảng thời gian này có thể kéo dài "ba tuần hoặc hai tháng, nhưng chắc chắn không phải một năm", đồng thời loại trừ phương án không trở lại Nga.
Novichok, loại chất độc thần kinh từ thời Liên Xô, cũng từng được cho là sử dụng trong vụ tấn công cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh năm 2018. Năm ngoái, các quốc gia thành viên OPCW đã nhất trí cấm những loại hóa chất thuộc nhóm Novichok và lệnh cấm có hiệu lực từ 4 tháng trước.
Đếm sót gần 16.000 ca nhiễm COVID-19, quan chức Anh bị kêu gọi sa thải Diana Mary Harding, người đứng đầu chương trình Kiểm tra và theo dõi COVID-19 của Anh, đang phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức sau khi chính phủ thừa nhận rằng gần 16.000 trường hợp nhiễm bệnh đã không được báo cáo do các vấn đề kỹ thuật. Ảnh minh họa Reuters. Các cơ quan Y tế Công cộng Anh...