Vẫn còn sự kỳ thị đổi với người nhiễm HIV
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), hiện nay, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn, do đó những người có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sợ bị kỳ thị, không muốn đi làm xét nghiệm HIV, người nhiễm không muốn bộc lộ bị nhiễm HIV để đến cơ sở y tế để được điều trị ARV sớm.
Hiện nay, sự kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn lớn. (Ảnh: Minh Khuê).
Mặc dù dịch HIV/AIDS ở Việt Nam tiếp tục có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảm tính bền vững và vẫn tiềm ẩn những nguy cơ bùng phát nếu không tiếp tục có những biện pháp can thiệp mạnh mẽ và hiệu quả.
Ngoài việc kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV, PGS Nguyễn Hoàng Long cho biết, một trong những nguyên nhân gây nguy cơ bùng phát dịch HIV là có sự đan xen giữa các hành vi của nhóm người nghiện chích và nhóm phụ nữ “bán hoa”, nhóm nam có quan hệ giao hợp với nam, chuyển giới… trong khi mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS còn rất hạn chế.
Đặc biệt, định mức chi cho một số hoạt động khó tạo động lực cho triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng, ví dụ định mức chi cho một tuyên truyền viên đồng đẳng tối thiểu 500.000 đồng/tháng, mức chi này không khuyến khích các đồng đẳng viên đi lại nhiều lần để tiếp cận với những người có nguy cơ cao; mức chi cho xét nghiệm HIV chỉ 52.000 đồng/ xét nghiệm cũng rất thấp cho triển khai xét nghiệm tại cộng đồng, với mức chi này chi phí mua sinh phẩm xét nghiệm khoảng 35.000-40.000 đồng, do đó công xét nghiệm và chi phí đi lại để tiếp cận được một người nguy cơ cao là không thể khuyến khích cộng đồng tham gia cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu phụ thuộc vào viện trợ, do đó các địa phương không có dự án viện trợ quốc tế, hoạt động phòng, chống HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương dành cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế, nguồn kinh phí địa phương chỉ cung cấp đủ cho duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan phòng, chống HIV/AIDS địa phương.
Trong khi, Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á cam kết nhanh chóng đạt được mục tiêu 90-90-90 (90 % người có HIV biết được tình trạng bệnh của mình; 90% người nhiễm HIV được điều trị ARV; 90% số người được điều trị ARV kiểm soát được tải lượng vi rút ở mức thấp) trong phòng, chống HIV/AIDS.
Với mục tiêu 90 thứ nhất: Theo ước tính cả nước đã có khoảng với 80% người nhiễm HIV đã biết tình trạng HIV; mục tiêu 90 thứ hai: Tại các cơ sở y tế công hiện đang cung cấp thuốc ARV điều trị cho 131.600 người nhiễm HIV, cộng với số bệnh nhân đang điều trị ARV do tự chi trả hoặc huy động từ các nguồn khác. Như vậy trong số những người đã biết tình trạng HIV có khoảng 70% người nhiễm HIV được điều trị ARV; mục tiêu 90 thứ ba: Theo kết quả xét nghiệm tải lượng virut cho gần 40.000 người đang điều trị ARV thì có 94% có tải lượng virut dưới ngưỡng ức chế.
Và theo PGS Nguyễn Hoàn Long, để hoàn thành mục tiêu 90- 90-90, giải pháp đầu tiên đặt ra hiện nay chính là đẩy mạnh công tác chỉ đạo, lãnh đạo của chính quyền địa phương đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS.
Đồng thời, Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các nội dung theo Chỉ thị số 1139/CT-BYT ngày 25/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường phòng, chống HIV/AIDS. Bao gồm: Đẩy mạnh các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV; tăng cường công tác giám sát dịch HIV chủ động và triển khai đa dạng các mô hình cung cấp dịch vụ xét nghiệm phát hiện HIV; mở rộng cơ sở cung cấp dịch vụ điều trị ARV và điều trị sớm ARV ngay khi người nhiễm HIV được phát hiện; tăng cường đầu tư ngân sách địa phương cho công tác phòng, chống, đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế, quản lý tốt và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng, chống HIV; Duy trì và nâng cao năng lực cán bộ phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh chuyển đổi tổ chức hệ thống y tế dự phòng.
Minh Khuê
Theo laodongthudo
Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: Hướng tới mục tiêu 90-90-90
Mục tiêu của Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11- 10/12 là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử HIV...
Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS năm 2018 diễn ra từ ngày 10/11-10/12, với chủ đề "Hãy hành động để hướng tới mục tiêu 90-90-90 vào năm 2020!".
90-90-90 là các mục tiêu do Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS phát động, gồm: 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm HIV của mình, 90% người chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc kháng virus và 90% người nhiễm HIV đã được điều trị bằng thuốc kháng virus kiểm soát được số lượng virus ở mức thấp để sống khỏe mạnh, giảm nguy cơ lây truyền HIV cho người khác.
Mục tiêu của Tháng hành động là tăng cường các hoạt động dự phòng, xét nghiệm phát hiện HIV; giảm kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội, đặc biệt là trong dự phòng lây nhiễm HIV cũng như tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng của các dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, bảo hiểm y tế và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân...
Các hoạt động truyền thông được đẩy mạnh, chú trọng vào lợi ích của tư vấn xét nghiệm sớm HIV và xét nghiệm định kỳ với nhóm có hành vi nguy cơ cao; lợi ích của việc tiếp cận sớm với các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
Quảng bá các dịch vụ điều trị ARV tại địa phương; sự cần thiết, quyền lợi, mức đóng, mức hưởng và thủ tục tham gia cũng như cách sử dụng bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh; lợi ích của dự phòng sớm lây nhiễm HIV, sử dụng bơm kim tiêm sạch, bao caosu, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone và điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; đảm bảo tài chính cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS; không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS...
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng mở rộng việc cung cấp các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS như xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, điểm cấp phát thuốc Methadone, điểm cấp phát thuốc ARV tại các trạm y tế xã, cung cấp các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV.
Tổ chức những chương trình vận động các tổ chức, cá nhân và gia đình tích cực tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, ủng hộ, gây quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV, mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV; tổ chức thăm hỏi người nhiễm hoặc nhóm người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS tại địa phương; tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV, giảm khoảng 3% so với cùng kỳ năm 2017; số trường hợp chuyển sang giai đoạn AIDS giảm khoảng 27%.
Theo giadinhmoi
Nhiễm HIV không còn là án tử Nhiễm HIV hiện nay không phải là án tử vì với việc ức chế virus HIV trong máu, người nhiễm không có khả năng truyền bệnh cho bạn tình hay từ mẹ sang con Hiện Việt Nam có hơn 250.000 người nhiễm HIV/AIDS và mỗi năm ghi nhận thêm khoảng 10.000 người nhiễm mới. Điều trị ARV, khỏe mạnh tới cuối đời Phát...