Vẫn còn nợ đọng 90 văn bản
“Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, tuy nhiên trong tháng 8/2015, công tác này tiến triển còn rất chậm. Số lượng nợ đọng còn rất lớn, với 90 văn bản, tăng 51 văn bản so với tháng 8/2014″.
Tình hình nợ đọng văn bản vẫn còn rất lớn (Ảnh minh họa)
Bộ Tư pháp vừa có văn bản báo cáo Chính phủ về tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh tháng 8/2015 và nhiệm vụ tháng 9/2015.
Theo đó, vẫn còn 90 văn ban nợ đọng chưa được ban hành gồm 33 nghị định, 2 quyết định, 45 thông tư và 10 thông tư liên tịch; trong đó có 10 văn bản (2 nghị định, 6 thông tư, 2 thông tư liên tịch) nợ đọng từ năm 2014 (!). Trong đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội “dẫn đầu” với 16 văn bản nợ đọng, Bộ Quốc phòng 15 văn bản, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 13 văn bản, Bộ Xây dựng 12 văn bản, Bộ Y tế 8 văn bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường 7 văn bản,….
Ngoài ra, Bộ Tư pháp cho biết đối với 23 văn bản quy định chi tiết thi hành 4 luật, pháp lệnh chưa có hiệu lực thi hành, hiện đang được các bộ, cơ quan ngang bộ nghiên cứu, soạn thảo để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành; trong đó đã trình Chính phủ 3 nghị định quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đúng thời hạn.
Trong tháng 8/2015 cơ quan này đã tham gia ý kiến, đề nghị sửa đổi, bãi bỏ 37/44 thủ tục hành chính tại 7 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định 4 dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, kiến nghị sửa đổi, bãi bỏ 22/22 thủ tục hành chính.
“Thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 161 văn bản, trong đó có 4 văn bản là thông tư quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, bước đầu phát hiện 16 văn bản sai về thẩm quyền, nội dung, nhưng không có văn bản nào thuộc văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh”- Bộ Tư pháp cho biết.
Video đang HOT
Bộ Tư pháp khẳng định trong tháng 9 và những tháng tiếp theo của năm 2015, các bộ và cơ quan ngang bộ cần phải xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền khoảng 166 văn bản, gồm: 90 văn ban còn nợ đọng quy định; 23 văn bản quy định chi tiết 4 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016; 53 văn bản (23 nghị định, 3 quyết định, 26 thông tư, 1 thông tư liên tịch) quy định chi tiết thi hành các luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, đặc biệt trong đó có luật sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2016.
“Mặc dù Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, tuy nhiên trong tháng 8/2015, công tác này tiến triển còn rất chậm. Số lượng nợ đọng còn rất lớn, với 90 văn bản, tăng 51 văn bản so với tháng 8/2014, trong đó có một số văn bản quy định chi tiết Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp là những lĩnh vực ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân”- Bộ Tư pháp đánh giá.
Giải thích nguyên nhân, Bộ Tư pháp cho rằng các bộ ngành phải xây dựng, ban hành một số lượng lớn văn bản quy định chi tiết, một số văn bản quy định chi tiết có những nội dung khó, phức tạp, liên quan đến các văn bản pháp luật khác đang được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc liên quan đến việc đàm phán, gia nhập điều ước quốc tế. Bên cạnh đó, công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tình hình xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tại các bộ ngành chưa quyết liệt; trong tháng 8/2015, các bộ, cơ quan ngang bộ phải tập trung chỉ đạo, giải quyết những vấn đề bức xúc về kinh tế – xã hội và chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Bộ Tư pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng, ban hành văn bản, giải quyết dứt điểm tình trạng nợ đọng văn bản quy định chi tiết trong tháng 9/2015.
Thế Kha
Theo Dantri
36 luật về quyền con người cần làm mới, sửa đổi
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết, để triển khai thực hiện Hiến pháp 2013, Bộ Tư pháp đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới 36 luật, pháp lệnh và 50 văn bản quy phạm pháp luật khác về quyền con người.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận, việc thẩm định văn bản vẫn để lọt những lỗi nội dung thiếu tính khả thi (ảnh: Việt Hưng).
Thông tin này được Bộ trưởng Hà Hùng Cường đưa ra trong báo cáo về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Về kết quả triển khai thi hành Hiến pháp 2013, Bộ trưởng Tư pháp cho biết Bộ đã báo cáo Thủ tướng về kết quả rà soát lập danh mục đề xuất văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013.
Theo đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới 282 văn bản/tổng số hơn 102.300 văn bản đã rà soát.
Dựa trên kết quả rà soát tổng số 172 luật, pháp lệnh, hơn 7.800 văn bản quy phạm pháp của Chính phủ, Thủ tướng , Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ về quyền con người, Bộ Tư pháp đã đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành mới 36 luật, pháp lệnh và 50 văn bản quy phạm pháp luật khác.
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được nhắc đến với con số 864 văn bản được kiểm tra từ cuối tháng 12/2014 đến hết tháng 3 năm nay. Bước đầu, Bộ Tư pháp phát hiện 62 văn bản có dấu hiệu vi phạm, trong đó 8 văn bản vi phạm về nội dung, 1 văn bản vi phạm về quyền ban hành, 1 văn bản vi phạm về hiệu lực. Trên cơ sở các văn bản đã được kiểm tra, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và thông báo tới cơ quan đã ban hành văn bản để đề nghị xử lý.
Riêng việc rà soát các văn bản quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh, Bộ Tư pháp đã phân loại, thực hiện kiểm tra 249 văn bản của 16 bộ, 276 văn bản của 51 địa phương. Qua kiểm tra đã phát hiện 9 văn bản của các bộ và 20 văn bản của địa phương có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật. Và Bộ Tư pháp đã có kiến nghị Thủ tướng về các văn bản này.
Kết quả xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh được khái quát với số liệu tính đến hết tháng 3/2015. Có 95 văn bản nợ đọng thì Chính phủ, Thủ tướngvà các Bộ đã ban hành được 21 văn bản (đạt 22,11%). Còn 74 văn bản nợ đọng đến thời điểm này, trong đó 14/74 văn bản thuộc dạng nợ đọng kéo dài.
Một kết quả còn khiêm tốn khác là trong 86 văn bản quy định chi tiết thi hành 15 luật, pháp lệnh chưa có hiệu lực thì hiện mới chỉ có 1 thông tư ban hành, còn lại 85 văn bản đang được các Bộ nghiên cứu soạn thảo.
Về công tác kiểm soát thủ tục hành chính, theo báo cáo, từ thang 10/2014 đến hết ngày 30/3/2015, Bô Tư phap đa nghiên cưu, tham gia ý kiến đối với 484 thu tuc hanh chinh quy đinh tai 66 dư thao văn bản quy phạm pháp luật. Trong đo, cơ quan "gác cửa" văn bản đã đê nghi bo 89 va sưa đôi, bô sung 256 thu tuc.
Bộ cũng đã tiên hanh thâm đinh 319 thu tuc hanh chinh quy đinh tai 36 văn bản quy phạm pháp luật co quy đinh thu tuc hanh chinh, kiên nghi bo 40 va sưa đôi 245 thu tuc hanh chinh không cân thiêt, không hơp ly.
Đánh giá về những điểm hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ Quốc hội giao, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, hoạt động rà soát các luật, pháp lệnh chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng. Việc cụ thể hóa một số nội dung Hiến pháp trong các dự án luật chưa nhận được sự đồng tình, hiểu một cách thống nhất.
Bên cạnh đó, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết còn chậm. Tình trạng văn bản quy định chi tiết được ban hành không bảo đảm tính kịp thời có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của nội dung được giao quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn diễn ra phổ biến khi còn 74/95 văn bản nợ đọng chưa được ban hành.
Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật tuy đã được cải thiện một bước, nhưng tinh thần và nội dung thẩm định vẫn chủ yếu tập trung về tính pháp lý, còn để lọt nội dung thiếu tính khả thi so với điều kiện, hoàn cảnh thực tế, báo cáo nêu vấn đề được nhiều đại biểu đề cập tại kỳ họp này.
P.Thảo
Theo Dantri
Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm văn bản nợ đọng trước 15/9 Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, tính đến ngày 15/7/2015, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và 13 Bộ, cơ quan ngang bộ còn để chậm ban hành 105 văn bản. Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quan tâm, tập trung chỉ đạo sâu sát việc nghiên cứu, soạn thảo, trình các dự án luật, pháp...