Vẫn còn ‘nguyên’ sau 3 tháng làm vợ
Dù đã cưới nhau hơn một năm nhưng tôi là “ người vợ còn trinh” đúng nghĩa của chồng.
Tôi và chồng tôi kết hôn với nhau sau 5 năm tìm hiểu. Tôi đồng ý cưới không hẳn là tình yêu dành cho anh đủ lớn mà do anh quá tốt, hết lòng yêu thương tôi. Trong 5 năm quen nhau, không một lần anh đòi hỏi tôi “đi quá giới hạn”, và tôi nghĩ anh trân trọng, chăm lo cho tôi.
Khá mệt trong việc chạy xuôi ngược lo đám cưới (tổ chức ở hai quê) nên gần 10 ngày sau tôi mới anh mới bắt đầu gần gũi. Không biết những đôi vợ chồng mới cưới như thế nào, nhưng tôi và chồng tôi không thể làm gì được. Nghĩ cả hai vợ chồng đều mới cưới, chưa có kinh nghiệm, riêng bản thân tôi khá rụt rè, đó là kết quả đương nhiên nên tôi không đòi hỏi gì thêm.
Lần giao ban tiếp theo cách lần đầu gần nửa tháng và anh cũng không thành công. Việc sẽ chẳng có gì đáng nói nếu không phải những lần gần gũi tiếp đó không cách nhau không nửa tháng thì cũng 20 ngày và vẫn chỉ ở vòng ngoài. Cộng với việc nếu tôi đòi hỏi anh sẽ phớt lờ, thậm chí luôn giật nảy người khi tôi chạm tay dù chỉ là một cái vỗ vai. Tôi bắt đầu thắc mắc về sinh lý của chồng.
Không dám hỏi thẳng, tôi nghĩ ra quy tắc đánh dấu lên lịch và nói với chồng: “Khoanh tròn là có, dấu chéo là không”. Hai tháng tiếp theo, trên tờ lịch chỉ hiện hữu hai dấu khoanh tròn. Tôi không biết nói gì, còn anh coi như không thấy, không biết.
Video đang HOT
Anh luôn giật nảy khi tôi chạm vào người. Ảnh minh họa.
Không thể kéo dài hơn nhưng tôi cũng không đủ can đảm trao đổi thẳng với chồng. Chọn lúc anh thoải mái nhất, tôi làm như vô tình kể anh nghe thói quen sinh hoạt của các cặp vợ chồng khác. Nghe xong câu chuyện, phản ứng của anh là thương hại những cô vợ trong câu chuyện vì mật độ gần gũi khá nhiều. Xong anh quay sang tôi: “Như em lại sướng, anh hoàn toàn không có nhu cầu. Mà đến giờ chúng ta vẫn chưa thực sự là vợ chồng, suy ra em là người vợ còn trinh”. Không biết có người vợ nào hạnh phúc khi nghe những lời đó của chồng không. Tôi cảm thấy hụt hẫng và bất mãn hoàn toàn. Tôi không hiểu tại sao một người đàn ông gần chưa bước sang tuổi 30, mới cưới vợ, sức khỏe tốt, công việc ổn định, lại rơi vào tình trạng này.
Ba tháng tiếp theo tình trạng vẫn vậy. Số lượng dấu tròn trên lịch vẫn không thay đổi. Tôi vẫn là người vợ còn trinh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng trong mắt chồng. Lúc này, tôi từ nhắc khéo, bóng gió đến thẳng thắn khuyên chồng đến bệnh viện khám để biết nguyên nhân. Tôi cũng tìm cách tẩm bổ cho anh. Song mỗi lần như thế, anh đều gạt đi và nói “như vậy thoải mái rồi” khiến tôi bị ức chế nhiều hơn. Cảm giác có chồng như không khiến nhiều lúc tôi nghĩ mình sẽ ngoại tình hay làm những việc gì đó tương tự với một người đàn ông khác.
Gần đây đọc báo, nhiều bà vợ cho biết sau khi lấy chồng, sinh con mới phát hiện ra chồng bị gay, tôi đã lo lắng hỏi chồng có rơi vào trường hợp trên không? Anh nói mình vẫn bình thường. Hỏi anh có ngoại tình không thì anh nói không.
Ngoài việc đó, anh chưa một lần lớn tiếng hay tỏ vẻ khó chịu với tôi. Tôi lại trầm tính nên cả hai chưa bao giờ to tiếng với nhau. Song đều đó càng làm tôi cảm thấy mệt mỏi hơn. Tôi không biết mình phải làm gì? Không biết phải nói sao với chồng và không biết đến bao giờ mới thoát khỏi danh hiệu người vợ còn trinh do chồng mình ban tặng nhưng ly hôn vì điều này thì tôi chưa muốn.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tìm đâu Bảng xếp hạng thực sự uy tín cho Showbiz Việt?
Sự ra đời của các bảng xếp hạng âm nhạc như Làn sóng xanh, Vina10, Top Zing songs, Yeah1 Top songs... trên các phương tiện truyền thông đại chúng đã mang lại nhiều điều thú vị cho công chúng yêu nhạc.
Tuy nhiên các bảng xếp hạng hiện nay vẫn chưa được đầu tư chuyên nghiệp và chưa thực sự tạo được dấu ấn riêng.
Bảng xếp hạng âm nhạc cần gì?
Từ khi có sự xuất hiện của bảng xếp hạng âm nhạc Làn sóng xanh, nền nhạc trẻ Việt Nam như được truyền vào một làn sinh khí mới khi đem đến cho bạn trẻ yêu nhạc một sân chơi hấp dẫn. Thế nhưng ngoài bảng xếp hạng lâu đời này thì dường như Showbiz Việt vẫn còn chưa có các bảng xếp hạng âm nhạc nào thật sự mang tính chuyên nghiệp và riêng biệt. Đó là chưa kể Làn sóng xanh còn có nhiều vấn đề cần phải cải tổ.
Sự ra đời của bảng xếp hạng Làn sóng xanh chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ để so sánh, đánh giá khảo sát mức độ yêu thích và xu hướng tai nghe của giới trẻ. Ngoài ra bảng xếp hạng âm nhạc còn hệ thống lại các ca khúc được yêu thích trong thời điểm nhất định. Người yêu nhạc không còn đơn thuần chỉ nghe đi nghe lại ca khúc mà mình yêu thích mà còn mong muốn nó đứng đầu bảng xếp hạng càng lâu càng tốt. Do đó, bảng xếp hạng âm nhạc ra đời đã đáp ứng nhu cầu đó và là món ăn tinh thần của các fan yêu nhạc. Họ thường xuyên theo dõi và gửi thư, nhắn tin bình chọn cho ca khúc mà mình yêu thích để rồi vui buồn, bất ngờ với kết quả được công bố hàng tuần.
Năm 2007 kênh phát thanh nổi tiếng VOV3 đã đầu tư riêng hẳn hoi một kênh âm nhạc hoành tráng mang tên ZoneFM. Trong đó hàng tuần ngoài việc phát sóng các ca khúc Việt Nam và quốc tế còn có phần tổng hợp 10 ca khúc đang được yêu thích trong bảng xếp hạng Vina10 và Hot 10 at 10. Tuy nhiên, với việc công bố kết quả vào mỗi tối thì quả thật không phù hợp cho mấy khi ngày nào cũng lặp đi lặp lại việc thống kê bình chọn của khán giả. Trong khi tiêu chí của các bảng xếp hạng hàng đầu trên thế giới thì mỗi tuần chỉ công bố một lần.
Thiếu số lượng lẫn chất lượng
Trên thế giới nổi tiếng nhất là các bảng xếp hạng âm nhạc Billboard Hot 100 của Mỹ, UK Charts của Anh, Itune Charts và MTV Châu Á... với rất nhiều thể loại và từng dòng nhạc khác nhau. Mỗi tuần họ tổng hợp lượt tải ca khúc về của khán giả trên trang web (kĩ thuật số), lượt nghe (rating) trên làn sóng radio để xếp hạng ca khúc với sự thống kê khá chuyên nghiệp và tỉ mỉ. Còn ở Việt Nam thì chỉ có "lèo tèo" vài bảng xếp hạng còn trụ được đến tận bây giờ nhưng rất tiếc lại không dựa vào một tiêu chí nào thỏa đáng để sắp xếp thứ tự các ca khúc đang hot và được nhiều người nghe nhất trong tuần. Dẫu biết rằng trình độ máy móc kỉ thuật ở Việt Nam còn hạn chế xong cũng cần làm một điều gì đó để thu hút sự quan tâm của khán giả.
Không chỉ hạn chế về số lượng mà ngay cả chất lượng của các bảng xếp hạng hiện nay chưa được đầu tư đúng mức. Nhiều bảng còn xếp hạng các ca khúc một cách cẩu thả và sơ sài, thậm chí có tuần còn không thấy công bố kết quả. Ngay cả "ông trùm" Làn sóng xanh cũng từng nếm trải cảnh bị "dính scandal" khi ca khúc Mưa đêm của nhóm B.O.M bị tố đạo nhạc Hoa. Ngay sau khi dẫn đầu 3 tuần liên tiếp thì bỗng dưng khán thính giả không còn thấy ca khúc này đâu nữa bởi lẽ nó đã bị nhà đài nhanh tay "xóa sổ". Còn bảng Vina10 trên Xonefm tối nào cũng công bố kết quả nhưng lại mập mờ với số lượng bình chọn trên trang web trực tuyến của đài.
Ngày nay các bảng xếp hạng không còn thật sự đáng tin cậy khi mà kết quả bình chọn lại dựa vào số lượng người nghe mà không dựa vào việc download các ca khúc khiến nhiều người nghi ngờ về tính xác thực của bảng xếp hạng đó. Có nhiều ca khúc chưa thật sự phổ biến và không được nhiều người tìm nghe nhưng lại chễm trệ ở các thứ hạng cao nên khiến nhiều khán giả bình chọn cảm thấy hoài nghi, bất mãn.
Nên học hỏi nước ngoài...
Xét về thị trường album, thay vì ở nước ngoài thống kê đến khoảng 200 album để xếp hạng trong khi đó ở Việt Nam các album hay, chất lượng bị bỏ quên và không có bảng xếp hạng nào thống kê lại các album bán chạy, các album được tiêu thụ nhiều nhất trong tuần. Đó là còn chưa kể đến có những album kém chất lượng tràn ngập trên các trang âm nhạc trực tuyến với những bài hát đơn giản, sơ sài không có gì nổi bật hay sáng tạo.
Việc đầu tư để có được một bảng xếp hạng có uy tín và chuyên nghiệp không phải là chuyện một sớm một chiều. Nhưng cũng đã đến lúc nền âm nhạc nước nhà cần phải thay đổi bộ mặt và cải thiện chất lượng, nhất là khi âm nhạc Việt Nam đang có xu hướng hội nhập với nền âm nhạc quốc tế. Chính vì thế các bảng xếp hạng âm nhạc trong nước nên học hỏi cách thức xây dựng và tổ chức giống như những bảng xếp hạng âm nhạc quy mô trên thế giới để các ca khúc ra mắt thị trường không còn nhạt nhẽo và vô vị như trước đây.
Thiết nghĩ những người làm nhiệm vụ thống kê mức độ hot và sự yêu thích của khán giả đối với một ca khúc nào đó nên có chuyên môn hơn nữa từ nội dung đến hình thức. Cần có quy trình thăm dò thị trường âm nhạc một cách cẩn thận và khảo sát xu hướng nghe nhạc của khán giả vào mỗi tuần. Mặt khác không chỉ thống kê danh sách các ca khúc được nghe nhiều mà còn xem số lượt download ca khúc đó và mức độ bán chạy của album sau khi phát hành. Ngoài ra cần đầu tư thêm những bảng xếp hạng âm nhạc khác như video clip, album, thể loại nhạc...để nhạc Việt hoàn hảo và phát triển hơn.
Thay cho lời kết
Khi nhạc Việt muốn thay hình đổi dạng, muốn lột xác thì yêu cầu đầu tiên cần làm là một sự đầu tư có bài bản và thật sự nghiêm túc. Tuy nhạc trẻ Việt Nam còn chậm phát triển hơn thế giới do đi sau về trình độ khoa học kỹ thuật nhưng nếu chịu khó bỏ ra công sức và kiên trì theo đuổi thì tất sẽ làm thay đổi bộ mặt không mấy sáng sủa và có phần cũ kĩ của âm nhạc nước nhà. Không chỉ đầu tư cho âm nhạc, cho giọng hát, cho sự sáng tạo nghệ thuật mà cần có thêm những cái phụ khác cũng phải được quan tâm, chăm sóc kĩ lưỡng.
Và khi bảng xếp hạng âm nhạc được đầu tư chuyên nghiệp và đổi mới thì chắc chắn một điều rằng nó sẽ là động lực rất lớn để ca sĩ phấn đấu chăm chút, đầu tư cho sản phẩm của mình công phu hơn. Bởi lẽ khi ca khúc hoặc album mà mình bỏ tâm huyết được đứng đầu bảng xếp hạng thì người ca sĩ sẽ cảm thấy hạnh phúc và điều đó còn chứng minh cho sự thành công của người nghệ sĩ. Chính điều này cũng sẽ tác động tích cực đến tình hình âm nhạc nước nhà đang có dấu hiệu rơi vào sự rập khuôn nhàm chán.
Minh Trung
Theo 2sao
Khi teen giả... tự kỷ để dọa phụ huynh Biết bố mẹ rất sợ con cái rơi vào trạng thái tự kỷ, một vài xì tin sẵn sàng lợi dụng điều này để "dọa", đòi hỏi "quyền lợi" vật chất. Tự kỷ là căn bệnh mới nhưng lại hoành hành khác ác liệt trong đời sống học trò. Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất đau khổ khi thấy con có những...