Vẫn còn hàng triệu ô tô sử dụng túi khí “chết người” Takata
Đã có ít nhất 37 người đi ô tô tử vong vì nổ túi khí Takata. 100 triệu xe đã được thu hồi để thay thế túi khí nhưng sau 8 năm khủng hoảng, vẫn còn hàng triệu xe sử dụng túi khí chết người này chưa được thu hồi.
Cuộc khủng hoảng túi khí của Takata bắt đầu từ năm 2013, khi nhiều hãng xe Nhật cùng hãng Đức BMW triệu hồi tổng cộng 3,6 triệu xe do túi khí của nhà cung cấp Takata có thể bị vỡ và khiến các mảnh vỡ văng trong xe. Đến nay khoảng 100 triệu trong số sản phẩm lỗi đã được thu hồi trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, đối với Ruy Drisaldi, 42 tuổi đến từ Buenos Aires, Argentina, anh chưa bao giờ biết về những rủi ro cho đến tháng 12 năm ngoái. Túi khí trong chiếc Honda CR-V cũ của vợ anh phát nổ khiến xe đâm vào một ngôi nhà tại thành phố Merida, đông nam Mexico, làm cô ấy thiệt mạng.
Cả Drisaldi và vợ anh – Janett Perez đều không nhận được một cảnh báo nào về việc thu hồi túi khí lỗi. Anh nói: “Bạn mua một chiếc xe có túi khí và cho rằng mình được bảo vệ. Nhưng bây giờ tôi mới nhận ra rằng tất cả những năm tháng chúng tôi sở hữu nó giống như đang lái xe với một khẩu súng chĩa vào đầu của mình. Ai đó cần phải chịu trách nhiệm”.
Mặc dù gần đây các đợt triệu hồi của Takata phần nhiều đã mờ nhạt trong mắt người dân ở hầu hết trên thế giới, nhưng câu chuyện của Drisaldi là một lời nhắc nhở rằng các bộ phận bị lỗi tiếp tục khiến người lái xe gặp rủi ro.
Túi khí Takata trên xe Honda. Ảnh: REUTERS
Video đang HOT
Tính đến đầu tháng 7/2021, thống kê cho thấy hơn 14 triệu xe vẫn chưa được khắc phục chỉ riêng ở Mỹ, và một con số không xác định nhưng có thể là rất lớn ở phần còn lại của thế giới. Điều đó có nghĩa là hàng triệu chủ xe như Drisaldi có thể vẫn không biết rằng chất đẩy được sử dụng trong túi khí trên ô tô của họ có thể bị biến chất do nhiệt độ và độ ẩm, biến thành nguy cơ cháy nổ tiềm ẩn.
Trên thế giới đã có ít nhất 37 ca tử vong liên quan đến các vụ nổ túi khí Takata, 19 trong số đó xảy ra tại Mỹ. Các trường hợp khác được báo cáo từ khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả ở Guiana thuộc Pháp, Nigeria, Brazil, Australia và Trung Quốc .
Mới đây, cái chết của Perez, gây ra bởi một mảnh kim loại từ túi khí vỡ và găm vào cổ cô, đã thêm Mexico vào danh sách những người tử vong. Honda sau đó đã xác nhận rằng túi khí bên người lái trong chiếc SUV của Perez đã phát nổ.
Thành phố Merida, nơi Perez gặp nạn, nổi tiếng về nhiệt độ và độ ẩm cao. Đó là những yếu tố mà các nhà điều tra cho biết đã khiến chất đẩy amoni nitrat trong túi khí trở nên không ổn định và dễ bị bắt lửa, khi nổ tạo lực quá lớn dẫn đến làm vỡ ống bơm kim loại. Theo báo cáo của Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ (NHTSA), nhiều máy bơm hơi trong túi khí được sản xuất tại nhà máy của Takata ở Monclova, Mexico và được tiếp xúc với điều kiện độ ẩm không kiểm soát được.
Mô phỏng mảnh kim loại bắn ra sắc nhọn khi túi khí Takata nổ. Ảnh: CNN
Frank Melton, luật sư của gia đình Perez, nói rằng cái chết của cô ấy “có thể được ngăn chặn nếu các nỗ lực thu hồi giống như ở Mỹ được thực hiện ở Mexico.” Perez sinh ra ở Los Angeles, và có quốc tịch Mỹ nên gia đình cô ấy có thể nộp đơn kiện tại Mỹ.
Sự cố ở Mexico là minh họa rõ nhất cho cách thức thu hồi sản phẩm ô tô lỗi đầy yếu kém. Tại Mỹ, NHTSA đã thực hiện các bước chưa từng có để không chỉ giám sát mà còn điều phối chiến dịch thu hồi sản phẩm lỗi. Một giám sát độc lập cũng thúc đẩy các công ty áp tiếp cận sản phẩm lỗi hiệu quả hơn ngoài những gì luật pháp yêu cầu. Nhưng ở Mexico thì hoàn toàn khác. Ở đây, các công ty bán xe cho biết họ thậm chí không thể xác định chủ sở hữu của những chiếc ô tô đã qua sử dụng nếu có lỗi.
Nếu như ở Mỹ, hãng Honda cho biết đã nỗ lực để liên lạc với các chủ xe thông qua các cuộc gọi, email, thì ở Mexico, hãng xe chủ yếu thông báo qua quảng cáo được đặt trên báo chí và trên các trang web.
Honda hiện đã sửa chữa khoảng 72% số xe bị ảnh hưởng ở Mexico, so với 89% ở Mỹ. Điều đó có nghĩa là hãng này vẫn chưa sửa chữa gần 114.000 xe ở Mexico. Tỷ lệ của Toyota là 41%, tương đương 144.000 xe. Với General Motors là 36%, còn 213.000 xe chưa được sửa chữa.
Nissan và Mitsubishi từ chối chia sẻ thông tin về những chiếc xe đã được sửa chữa nhưng cho biết đang nỗ lực để tiếp cận khách hàng.
Tại Mexico và một số nước khác, ô tô sang tay chủ sở hữu thứ hai, thứ ba và thậm chí thứ tư khiến các nhà sản xuất khó xác định vị trí để liên lạc khi có sự cố thu hồi.
Chris Martin, giám đốc truyền thông của Honda ở Mỹ thừa nhận rằng những cái chết khác liên quan đến Takata có thể đã không được báo cáo đầy đủ ở những nước thiếu quy định và an toàn tương tự như Mỹ.
Thật vậy, Kevin Fitzgerald, một cựu kỹ sư chế tạo thuốc phóng của Takata, người đã từ chức vào năm 2014 và hợp tác tích cực với cuộc điều tra của chính phủ Mỹ, nói rằng ông hoài nghi chỉ có một thương tích và một ca tử vong đã xảy ra ở Mexico. “Điều đó thật là khó tin”, anh nói.
Alejandro Furas, người đứng đầu Chương trình đánh giá xe mới Châu Mỹ Latinh và Caribe cho rằng các chính phủ Mexico và toàn bộ châu Mỹ Latinh cần giải quyết những vấn đề trên bằng cách thiết lập hệ thống đăng ký phương tiện khoa học, sát sao. Nhưng đó không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Ông nói: “Sự thật là các chính phủ Mỹ Latinh không thích những loại quy định này. Cái họ cần là thêm đầu tư.”
Mất mạng vì túi khí của xe Honda
Cụm bơm túi khí trên chiếc Honda Accord văng ra các mảnh sắc nhọn gây ra cái chết của một tài xế, trong một vụ tai nạn tại Mỹ hôm 9/1.
Một tài xế thiệt mạng vì túi khí trên xe Honda - Ảnh: Levin Law.
Hơn 3 tháng sau vụ tai nạn xe hơi tại phía nam bang Carolina (Mỹ) khiến tài xế điều khiển chiếc Accord thiệt mạng, nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Honda đã xác nhận nguyên nhân có liên quan đến túi khí Takata trang bị trên chiếc xe.
Đây được ghi nhận là trường hợp thứ 19 tại Mỹ và thứ 28 trên thế giới tử vong do cụm bơm túi khí Takata gây ra, kể từ năm 2009.
Sau vụ tai nạn, Honda và Cơ quan An toàn đường cao tốc quốc gia Mỹ (NHTSA) đã phối hợp kiểm tra chiếc xe và xác nhận cụm bơm túi khí đã bị vỡ, làm văng ra các mảnh sắc nhọn, gây ra cái chết của người điều khiển xe.
Tuy nhiên, đại diện Honda cho hay, chiếc Accord trong vụ tai nạn đã được thông báo triệu hồi vào tháng 4/2011, nhưng hồ sơ lưu lại cho thấy xe chưa được sửa chữa lỗi.
Ford bị yêu cầu triệu hồi 3 triệu ôtô Túi khí Takata vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến ngành ôtô toàn cầu khi cơ quan chức năng của Mỹ mới đây đã yêu cầu Ford triệu hồi 3 triệu ôtô do lỗi của bộ phận này. Dù đã gửi nhiều đơn khiếu nại vào năm 2017 nhưng Ford vẫn bị Cơ quan An toàn Giao thông Hoa Kỳ (NHTSA) bắt buộc triệu...