Những ngộ nhận của tài xế Việt về túi khí
Nhiều tài xế thắc mắc vì sao xe đâm bẹp đầu mà túi khí không bung hay tranh cãi không dứt về việc không thắt dây an toàn thì túi khí không bung.
Túi khí là bộ phận nằm trong hệ thống an toàn thụ động của xe , tức giảm thiểu rủi ro cho người trên xe khi xảy ra tai nạn. Bên cạnh túi khí còn có cấu trúc hấp thụ lực của thân xe , dây đai an toàn và bộ căng đai khẩn cấp. Để tăng tối đa khả năng bảo vệ người ngồi, túi khí thường hoạt động độc lập với những bộ phận còn lại nhưng cũng có khi hoạt động phụ thuộc, tùy theo thiết kế của mỗi hãng xe.
Thông thường, người sử dụng chỉ hiểu rõ về túi khí trên mẫu xe của mình, nhưng lại sử dụng kiến thức này áp dụng chung khi nói về xe của hãng khác. Do đó, cộng đồng tài xế hay xảy ra những tranh cãi xung quanh túi khí. Dưới đây là những ngộ nhận phổ biến của tài xế Việt .
1. Cứ đâm là bung
Câu trả lời là tùy trường hợp, không phải cứ đâm là túi khí bung . Có những trường hợp, xe bị va chạm dẫn tới nát đầu trước, nhưng túi khí vẫn không bung, bởi lẽ lúc này những tính toán điện tử của xe cho thấy, chỉ cần dây đai an toàn là đủ bảo vệ người trên xe, mà không cần thiết đến túi khí.
Theo thứ tự phản ứng, khi xe đâm vào vật thể khác, hệ thống khung gầm, thân xe sẽ hấp thụ một phần lực (có thể làm biến dạng), giảm lực tác dụng vào cabin. Sau đó, dây đai an toàn giữ hành khách không lao về phía trước do quán tính. Quá trình phản ứng an toàn sẽ dừng lại tại đây, nếu vụ va chạm không đủ nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người trong xe.
Vậy nhờ cách nào xe có thể nhận biết tính mạng người trên xe có nguy hiểm hay không?
Câu trả lời dựa vào nguồn thông tin mà các cảm biến đặt phía trước, trên thân xe đưa về bộ điều khiển trung tâm ECU. Những thông tin đó là tổ hợp của nhiều yếu tố như gia tốc dừng, độ hấp thụ lực, độ biến dạng, xê dịch của các bộ phận cố định trên xe. Nếu ECU tính toán, phân tích nguồn thông tin này cho ra kết quả vụ va chạm đủ mạnh hoặc nguy hiểm đến tính mạng, túi khí sẽ nổ.
Việc tính toán “thế nào là nguy hiểm” phụ thuộc vào quan điểm từng nhà sản xuất và đặc trưng từng dòng xe.
2. Thắt dây an toàn túi khí mới bung
Một tranh cãi khác là túi khí có bung không nếu không thắt dây an toàn . Câu trả lời chính xác là tùy xe của từng hãng. Hầu hết xe Nhật, ví dụ Toyota thiết kế hệ thống túi khí và dây an toàn độc lập nhau. Nếu ECU tính toán vụ va chạm đủ nguy hiểm để bung túi khí thì túi khí sẽ bung mà không cần quan tâm tới dây an toàn có cài hay không.
Một số hãng xe Đức như Volkswagen, BMW cũng thiết kế hai công nghệ này độc lập. Thậm chí với BMW, nếu người ngồi trên xe không thắt dây an toàn , túi khí còn bung sớm và nhạy hơn trong trường hợp va chạm xét thấy đủ nguy hiểm.
Tuy nhiên, như Mercedes, hãng xe này lại cấu trúc túi khí và dây an toàn phụ thuộc nhau. Tức là nếu không thắt dây an toàn thì túi khí không bung. Chuyên gia kỹ thuật của Mercedes Việt Nam cho biết, thiết kế túi khí bung khi cài dây an toàn để đảm bảo tổng hợp các phương án bảo vệ người ngồi tốt nhất. Nhưng công nghệ vẫn được thiết lập thông minh để trong trường hợp xe nhận thấy va chạm quá nguy hiểm, dù không thắt dây an toàn thì túi khí cũng vẫn bung.
Xe không đưa ra cảnh báo nào trên bảng đồng hồ hay màn hình về việc “không thắt dây an toàn thì túi khí không bung”, mà chỉ phát ra tiếng kêu cùng biểu tượng nhấp nháy khi người ngồi không thắt dây an toàn như trên hầu hết xe của tất cả các hãng. Do đó, chủ xe cần hiểu về cấu tạo này khi mua xe và nhắc nhở người đi cùng.
Túi khí không bung khi không thắt dây an toàn.
Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên, dù thiết kế của nhà sản xuất là thế nào, thì đeo dây an toàn mỗi khi ngồi vào xe luôn là nguyên tắc tiên quyết. Không nên đổ lỗi cho việc túi khí không bung vì không thắt dây an toàn, quan trọng người sử dụng cần biết bảo vệ mình trước, bằng việc đơn giản là cài dây.Nhưng cũng có một số hãng thiết kế theo nguyên tắc “túi khí chỉ bung khi thắt dây an toàn” và đặt tình trạng cảnh báo cho người dùng. Trên một vài dòng xe, đèn túi khí sẽ báo “Airbag OFF” nếu không thắt dây an toàn và bật sang ON nếu thắt.
3. Không có người ngồi ở ghế phụ thì túi khí không bung
Với câu hỏi này, đáp án cũng là tùy từng trường hợp. Chuyên gia của Toyota cho biết hãng không xét tới trường hợp này, vì thế bất kể khi nào xe đâm đủ nguy hiểm, túi khí sẽ tự động nổ mà không cần biết có người ngồi ở ghế phụ hay không.
Nhưng Mercedes thì khác. Hãng xe Đức lắp thêm những cảm biến lực dưới ghế. Trong tai nạn, khi cảm biến nhận thấy có một lực tác động đủ lớn như có người ngồi, túi khí ở ghế phụ mới bung. Sở dĩ hãng đưa ra cấu tạo này là để mang tới độ an toàn cao nhất nếu trẻ em ngồi ở ghế phụ.
Trong trường hợp trẻ em ngồi ở ghế này, túi khí bung như quả bom cỡ nhỏ phát nổ thẳng vào đầu, ngực, có thể gây nguy hiểm hơn nhiều cho trẻ so với va chạm xe. Cảm biến dưới ghế sẽ đọc lực, nếu lực nhỏ hơn một giới hạn, ECU hiểu ở vị trí đó là trẻ em, túi khí ở ghế phụ không phát nổ mà chỉ có túi khí ở ghế lái nổ.
Một số hãng xe Đức khác thì đưa ra lựa chọn chế độ tắt chủ động hoặc tắt tự động cho túi khí ghế phụ nhằm giảm chi phí khi túi khí bung mà không có hành khách.
Những gợi ý đơn giản nhưng hữu ích cho các tài xế mới lái
Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô khi tiếp xúc lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân; Và dưới đây là những gợi ý giúp bạn cầm lái tự tin và an toàn hơn khi lái xe.
Những tài xế mới hoặc lâu không có điều kiện vận hành xe ô tô khi tiếp xúc lại đôi khi có thể cảm thấy chưa tự tin vào kỹ năng lái xe của bản thân. Ví dụ gần gũi là đường phố trở nên đông đúc hơn và cuộc sống xung quanh dường như cũng vội vã hơn sau nhiều tuần thực hiện các biện pháp cách ly xã hội cũng gây thách thức cho nhiều tài xế.
Để giúp bạn nhanh chóng lấy lại "phong độ", PV đã có cuộc trao đổi với các Chuyên gia hướng dẫn lái xe an toàn của Ford để đưa ra các gợi ý giúp bạn có thể áp dụng dễ dàng để sẵn sàng quay trở lại đường phố một cách an toàn và tự tin hơn.
1. Thắt dây an toàn
Phải luôn cài dây an toàn khi lên xe.
Thắt dây an toàn luôn là điều đầu tiên mà tài xế và tất cả hành khách cần làm khi lên xe, dù là ngồi ở ghế trước hay ghế sau. Khi được sử dụng đúng cách, dây an toàn sẽ giúp giảm 45% nguy cơ gây thương tích cho hành khách ngồi ghế trước, đồng thời giảm 50% nguy cơ bị chấn thương từ trung bình đến nghiêm trọng. Đảm bảo các hành khách trên xe đều thắt dây an toàn là đặc quyền và cũng là trách nhiệm của bạn - một người tài xế.
2. Không kiểm soát tốc độ có thể gây thương vong
Duy trì tốc độ trong giới hạn cho phép (hoặc thấp hơn nếu bạn đang lái xe trên địa hình trơn trượt, có tuyết, đường hẹp hoặc nhiều gió). Những tay lái trẻ thường có xu hướng yêu thích tốc độ. Chính vì vậy họ thường không giảm tốc độ ở những khúc cua và vượt xe sai quy định. Tổ chức Y tế thế giới đã công bố rằng việc tăng tốc độ xe trung bình chỉ 1 km/h sẽ làm tăng 3% tỷ lệ tai nạn có chấn thương và 4 - 5% tỷ lệ tai nạn chết người. Tại sao phải mạo hiểm sự an toàn của bản thân chỉ để đến sớm hơn vài phút?
3. Giữ khoảng cách an toàn giữa các xe
Giữ khoảng cách an toàn khi đi trên đường.
Trên các tuyến đường cao tốc nhiều làn, làn đường vượt được thiết kế riêng để phục vụ các phương tiện có thể vượt lên trước rồi chuyển lại về làn cũ dễ dàng. Thay vì di chuyển trên làn đường vượt suốt cả hành trình, việc chia sẻ làn đường vượt sẽ giúp bạn tránh được những tài xế phóng nhanh, vượt ẩu và coi nhẹ luật pháp. Còn nếu bạn là người thích bám sát phương tiện phía trước và liên tục nháy đèn pha thì nên nhớ thói quen đó rất nguy hiểm, thậm chí nó còn khiến bạn phản ứng các sự cố phía trước chậm hơn.
4. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ xe
Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, bao gồm giấy phép lái xe, bản sao bảo hiểm, giấy đăng ký phương tiện và bộ thông tin khẩn cấp. Ở mỗi quốc gia thậm chí là các tiểu bang hoặc thành phố khác nhau, đều có những bộ luật riêng về các loại giấy tờ cần mang theo khi tham gia giao thông. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ và chuẩn bị giấy tờ cẩn thận trước mỗi chuyến đi.
5. Di chuyển trong khung giờ cao điểm
Di chuyển chậm trên các tuyến đường đông đúc trong giờ cao điểm thường gây khó chịu cho các tài xế, kể cả khi họ đã có kinh nghiệm dày dặn. Hãy cố gắng giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước - tuân theo quy tắc khoảng cách 3 thân xe - để có đủ thời gian phản ứng với các trường hợp bất ngờ. Đồng thời cần hiểu rõ về chiếc xe của bạn để tận dụng các tính năng và công nghệ một cách tối ưu.
6. An tâm nhờ hệ thống ABS
Khoảng cách phanh khi xe có và không có hệ thống ABS.
Đặc biệt hữu ích đối với những tay lái mới, Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) giúp bạn kiểm soát vô lăng và duy trì sự ổn định của phương tiện, bằng cách giữ bánh xe không bị khoá và trượt trên mặt đường. Khi hệ thống ABS được kích hoạt, bạn có thể nghe thấy tiếng bánh xe khóa và mở, bởi chân phanh sẽ rung nhẹ. Đừng lo lắng, vì đấy là cách hệ thống tự vận hành khi người lái đạp phanh gấp.
7. Không phân tâm khi lái xe
Phân tâm khi lái xe bởi bất cứ việc gì khiến bạn rời mắt khỏi con đường phía trước, cho dù một thoáng phân tâm để uống một ngụm cà phê, kiểm tra nhanh người ngồi ghế sau trong gương chiếu hậu hoặc nhắn tin khi đang điều khiển phương tiện,... cũng đã dẫn đến hàng ngàn vụ tai nạn đáng tiếc trên toàn cầu mỗi ngày. Các hệ thống điều khiển và kích hoạt bằng giọng nói như SYNC 3 của Ford đã giảm thiểu những tác nhân có thể gây mất tập trung cho người lái. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là ý thức và sự tự giác tập trung của người lái.
8. Không sử dụng điện thoại
Dù chúng ta đều nhận thức được rằng không nên sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe (bao gồm cả việc đặt trên chân, hoặc kẹp giữa vai hoặc tai), nhưng hãy luôn nhắc nhở bản thân duy trì nó như một thói quen ngay cả khi dừng đèn đỏ. Vì theo luật, việc dừng đèn đỏ vẫn là một phần trong quá trình tham gia giao thông. Vì vậy đừng để một tấm ảnh selfie khi lái xe khiến bạn vi phạm luật giao thông đường bộ.
9. Cẩn thận khi lái xe vào ban đêm
Lái xe ban đêm buộc bạn phải cẩn thận hơn vì tầm nhìn bị hạn chế.
Lái xe vào ban đêm đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn nhiều vì bạn sẽ khó đánh giá khoảng cách và phát hiện các mối nguy hiểm hơn trong bóng tối. Và đặc biệt nguy hiểm khi gặp phải ánh đèn pha của phương tiện đi ngược chiều gây chói mắt. Vì vậy, hãy giảm tốc độ để dành cho bản thân thêm một chút thời gian phản ứng với các tình huống bất ngờ như vậy. Đồng thời, hãy chuyển từ đèn pha về đèn cốt để tránh gây cản trở tầm nhìn của các xe di chuyển phía ngược lại. Và đừng quên một lưu ý thiết thực đó là luôn giữ sạch kính chắn gió phía trước để sẽ để đảm bảo tầm nhìn vào ban đêm.
10. Hạn chế rủi ro trên hành trình
Một điều hiển nhiên, khi di chuyển trên đường trơn trượt hoặc có nhiều ổ gà, hãy giảm tốc độ để phòng tránh những yếu tố bất ngờ. Hệ thống Cân bằng điện tử (ESC) được trang bị trên chiếc xe của bạn sẽ đem đến sự trợ giúp tuyệt vời. ESC được trang bị hệ thống cảm biến, giúp duy trì sự cân bằng của xe khi phát hiện nguy cơ lật, bằng cách áp dụng lực phanh độc lập trên từng bánh và giảm mô-men xoắn động cơ khi cần thiết.
11. Hiểu rõ phương tiện của bạn
Hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức cơ bản về quy trình xử lý các tình huống khi gặp tai nạn. Bật đèn cảnh báo khẩn cấp, tắt động cơ và kiểm tra tình trạng của bạn cũng như các hành khách khác trên xe. Lưu giữ đầy đủ giấy tờ xe và những số điện thoại khẩn cấp tại địa phương. Kiểm tra kỹ khu vực xung quanh trước khi ra khỏi xe và di chuyển phương tiện đến nơi an toàn hơn. Hơn hết, hãy đảm bảo bạn đã trao đổi đầy đủ thông tin với bên thứ ba liên quan (nếu có) và giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn./.
Phụ nữ muốn lái xe an toàn, thành thạo cần ghi nhớ những điều này Việc tự tay điều khiển ô tô giúp người phụ nữ chủ động hơn, năng động hơn, tự tin hơn. Tuy nhiên, vì một số đặc thù mà phụ nữ thường lái xe "yếu" hơn nam giới. Ngày nay xe ô tô không chỉ là phương tiện đi lại được nhiều chị em lựa chọn vì thuận tiện mà còn là món đồ...