Vẫn có thai dù đang đặt vòng tránh thai có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?
Nhiều người lo sợ về việc những đứa trẻ ra đời khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Lời giải dưới đây cùng khuyến cáo việc tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng của chuyên gia sẽ cho bạn hiểu thêm.
Lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi?
Việc nhiều cặp vợ chồng “kế hoạch” bằng nhiều biện pháp nhưng vẫn có thai ngoài ý muốn là điều thường gặp. Không ít người lo sợ, đứa trẻ mình mang khi có vòng tránh thai sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
BS sản khoa Lê Thị Kim Dung (Trung tâm y tế Thái Hà, Hà Nội) cho rằng, một đứa trẻ sinh trưởng, phát triển trong bào thai khi thai phụ đang đặt vòng, sức khỏe của trẻ phụ thuộc vào việc chiếc vòng tránh thai đang đặt là loại nào. Thường những chiếc vòng tránh thai bình thường nhiều phụ nữ đang sử dụng hiện không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, nhưng nếu là chiếc vòng nội tiết chưa ai xác định được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Dù vậy đến nay cũng chưa có chứng minh khoa học các chất được chứa trong chiếc vòng nội tiết có liên quan đến vấn đề dị tật của thai nhi nên mọi người cũng không cần quá lo lắng. Thai phụ nào đang sử dụng loại vòng này nên đi kiểm tra bác sĩ chuyên khoa. Khi thấy dấu hiệu chậm kinh, chị em đã đặt vòng mà vẫn có thai và muốn giữ lại thai cần phải đi thăm khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai kỳ kèm với chiếc vòng.
Việc dị tật thai có thể xảy ra với bất cứ ai, ngay cả không sử dụng thuốc ngừa thai cũng sẽ có một nguy cơ dị tật thai. Cho nên, quan trọng trong thai kỳ là người mẹ cần đi khám đều đặn để tầm soát dị tật.
Để đảm bảo an toàn, sinh con khỏe mạnh khi thai phụ đã dùng biện pháp mà vẫn có thai cần thăm khám thường xuyên. Ảnh BV
Video đang HOT
Các chuyên gia sản khoa cũng cho rằng, mặc dù chiếc vòng tránh thai không gây nên dị tật cho thai nhi nhưng có thể chọc vào buồng ối gây dò ối hoặc gây sinh non. Bởi vậy, thai phụ nên cẩn thận, tránh hoạt động nặng, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ. Trường hợp chiếc vòng đã tuột ra rồi không có vấn đề gì, nhưng còn ở trong tử cung cần xem nó đang ở vị trí nào để xử lý.
Nếu chiếc vòng lệch thấp, bác sĩ sẽ cân nhắc để lấy ra, dùng thuốc giữ thai cho thai phụ. Còn trường hợp chiếc vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai lấy ra sẽ rất nguy hiểm đến thai nhi nên để lại và đợi đến khi em bé sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm soát tử cung và chiếc vòng cùng với nhau thai tuột ra ngoài.
Cách tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng
Để tránh nguy cơ có thai khi đã đặt vòng tránh thai, các bác sĩ Khoa sản 2 – Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hải Phòng đã đưa ra khuyến cáo nhân trường hợp bé trai chào đời mang theo vòng tránh thai:
Ngay sau đặt vòng phải nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 30 phút – 1h mới được dậy đi lại và phải uống kháng sinh dự phòng kèm thuốc giảm co bóp tử cung. Trong vòng 1 tuần không nên làm việc nặng nhằm hạn chế di lệch vòng và tránh nguy cơ nhiễm khuẩn đường sinh dục.
Sau đặt vòng phải kiêng giao hợp 02 tuần.
Khám lại ngay sau đặt vòng 01 tháng và sau 3 tháng (khám lại lần 2).
Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/ lần kèm siêu âm kiểm tra. Điều này giúp phát hiện viêm nhiễm phụ khoa và phát hiện sớm ngay vòng có bị di lệch sai vị trí hay không để loại trừ các nguy cơ biến chứng của vòng như chui vào ổ bụng qua cơ tử cung hay mang thai ngoài ý muốn…
Chú ý hạn vòng được để trong tử cung. Thường là 3- 5 năm vòng phải được tháo bỏ hay thay mới. Quá thời hạn lâu vòng sẽ có thể gây ra những nguy cơ: xuyên thủng cơ tử cung vào ổ bụng hoặc gia tăng tình trạng viêm nhiễm do tăng tiết dịch hoặc rong huyết, rong kinh, băng kinh…
Bỏ qua 3 mốc quan trọng khi mang thai rất nhiều người gặp, người mẹ ân hận vì sự chủ quan của mình
Việc theo dõi khi mang thai là điều rất quan trọng. Vì nhiều lí do, có những thai phụ bỏ qua 3 mốc quan trọng khi mang thai này đã ân hận vì sự chủ quan của mình.
Ân hận vì sự chủ quan
Bên cạnh những người "cuồng" siêu âm khi biết mình có thai với tâm lý mong nhìn rõ hài nhi của mình thì vẫn có rất nhiều trường hợp vì chủ quan không siêu âm mà phải ân hận phát hiện dị tật thai rất muộn. Mới đây, bệnh nhân N.T.M (37 tuổi) đã đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC khám thai lần thứ 3. Hình ảnh siêu âm cho thấy kích thước thai tương ứng 26 tuần, phát hiện đa dị tật thai nhi gồm sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh Fallot 4.
Theo chia sẻ của bệnh nhân, chị từng sinh thường hai con khỏe mạnh, bé nhỏ nhất được 6 tuổi. Đây là lần mang thai thứ 3 của chị. Trong quá trình mang thai chị chỉ đi siêu âm một lần lúc thai 8 tuần vì nghĩ đã sinh hai con đầu con khỏe mạnh và thêm kinh tế eo hẹp, thời gian làm việc không có ngày nghỉ để đi khám nên chị chủ quan. Vừa rồi được nghỉ một ngày, chị đưa con nhỏ đi khám tiện thể siêu âm xem thai nhi ra sao. Sau khi kiểm tra, chị đã vô cùng ân hận vì sự chủ quan của mình thời gian qua.
Trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân, BS Nguyễn Thị Hiền - Chuyên khoa Sản (Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC) cho biết, đây là trường hợp rất đáng tiếc vì phát hiện muộn. Thông thường ở tuổi thai 26 tuần tuổi con đang máy, đang đạp, mẹ đang chờ sinh thì chị lại phát hiện con sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh. Đáng nói là người mẹ hoàn toàn có thể phát hiện rất sớm các bất thường này từ 12-18 tuần nhưng lại chủ quan.
"Nếu phát hiện sớm thai nhi đa dị tật, có thể phối hợp chọc ối xác định thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể hay không từ khi thai 16-18 tuần. Người mẹ có quyết định giữ thai hay không giữ thai cũng dễ dàng hơn nhiều so với thời điểm khi thai đã 26 tuần. Việc phát hiện muộn này còn ảnh hưởng sức khỏe, tâm lý người mẹ" - BS Hiền cho hay.
Siêu âm thai là việc bắt buộc cần làm khi mang thai. Anh TG
Các chuyên gia cho biết, siêu âm là một trong những phương pháp phổ biến nhất, bắt buộc để theo dõi sức khỏe mẹ và thai nhi. Thăm khám định kì giúp phát hiện sớm những bất thường. Việc chủ quan dễ dẫn tới hệ quả con sinh ra mắc các dị tật, hoặc buộc phải bỏ khi thai đã lớn là điều không mong muốn của bất cứ mẹ bầu nào.
Để tránh hậu quả như trường hợp của bệnh nhân trên, các mẹ bầu dù bận rộn, khó khăn sao cũng cần cố gắng khám thai ít nhất 3 mốc quan trọng khi mang thai để có thể sinh ra con khỏe mạnh.
3 mốc quan trọng thai phụ không nên chủ quan
Thai 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày
Siêu âm trong thời kỳ này giúp sàng lọc dị tật của thai, đặc biệt đo khoảng sáng sau gáy để tiên lượng nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể cho thai nhi, xác định chính xác mẹ bầu mang song thai hay thai đơn, chẩn đoán tuổi thai và dự kiến ngày sinh. Đồng thời phát hiện kịp thời bất thường thai nhi, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật...
Thai 18 tuần đến 22 tuần tuổi
Mẹ bầu không được bỏ qua giai đoạn này. Giai đoạn này đánh giá cấu trúc, hình thái học thai nhi. Theo dõi hình thái, cấu trúc trong hộp sọ và não bộ; Quan sát khuôn mặt của thai nhi và những dị tật trên mặt của bé; Đánh giá xương sống có đầy đủ hay không cùng dị tật ở xương; Phát hiện xem tứ chi thai nhi có bất thường hay không, có thừa hoặc thiếu ngón tay/ngón chân nào không; Đánh giá hoạt động của tim thai, hệ thống động tĩnh mạch,...
Thai 30 tuần đến 32 tuần tuổi
Ở thời điểm này, thai nhi gần như đạt được sự phát triển toàn diện. Kết quả siêu âm giai đoạn này giúp xác định được quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi như xác định cấu trúc của thai nhi giống như giai đoạn thứ 2, đánh giá hệ tuần hoàn của bé, kịp thời phát hiện dị tật của thai nhi, quan sát tình trạng ngôi thai và dây rốn có quấn cổ bé hay không. Ở mốc siêu âm thời này giúp bố mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho sự ra đời của con.
Ba mốc siêu âm đặc biệt quan trọng mẹ bầu cần nhớ Bác sĩ sản khoa cho biết nhiều trường hợp mẹ chủ quan vì các lần sinh trước con khỏe mạnh nên không đi siêu âm. Khi đi siêu âm thì đã phát hiện trẻ có dị tật, không thể can thiệp được nhiều. Vì sao siêu âm thai định kỳ là bắt buộc? Trường hợp bệnh nhân N.T.M (37 tuổi, ở ngoại thành...