‘Ván cờ’ ngoại giao dầu mỏ của Tổng thống Biden
Các chuyển gia đánh giá Tổng thống Joe Biden đã khởi động chương trình “ngoại giao dầu mỏ” với Venezuela, Saudi Arabia và Iran, trong bối cảnh giá “vàng đen” và khí đốt tăng mạnh trên toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), hiện không rõ điều này có thể giúp bơm đủ nhanh thêm dầu thô vào thị trường thế giới để xoa dịu tình trạng tăng giá mạnh mẽ hiện nay hay không.
Ngày 8/3, Tổng thống Biden đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga. Tính riêng năm 2021, Mỹ nhập khẩu gần 700.000 thùng dầu/ngày từ Nga. Điều này khiến Mỹ cần tìm nguồn cung khẩn cấp để thay thế cho lượng dầu xuất phát từ Nga.
Ngày 9/3, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết: “Chúng tôi có mối quan tâm trong duy trì nguồn cung năng lượng ổn định toàn cầu, bao gồm cả qua nỗ lực ngoại giao”. Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland ngày 8/3 nêu rõ: “Điều chúng tôi đang thực hiện là đi khắp thế giới, làm việc với các đối tác, tổ chức, thực thể để cố tăng lượng dầu mỏ vào thị trường”.
Đối với chính quyền Tổng thống Biden, kết quả thuận lợi từ việc tiếp cận Venezuela, Saudi Arabia và Iran là bình ổn được giá xăng dầu, khí đốt. Trong trường hợp ngược lại, ông Biden đối mặt với khả năng bị công kích tại Mỹ khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 tới.
Video đang HOT
Chuyên gia Aaron David Miller tại Quỹ Carnegie vì hòa bình quốc tế nhận định với hãng thông tấn AFP (Pháp) rằng Tổng thống Mỹ Biden đang cố cân bằng giữa lợi ích quốc gia và chăm sóc cho lợi ích chính trị của ông.
Gần đây, một đoàn đại biểu Mỹ đã đến thủ đô Caracas của Venezuela và diễn biến này chủ trương được giữ bí mật. Tuy nhiên, thông tin về cuộc gặp giữa đoàn của chính phủ Mỹ với Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã rò rỉ trên truyền thông. Và đến ngày 7/3, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro xác nhận đã tiếp đoàn đại biểu của chính phủ Mỹ vào tối 5/3. Ông Maduro cho biết cuộc gặp diễn ra tại thủ đô Caracas, kéo dài 2 tiếng đồng hồ.
Caracas vào ngày 8/3 đã thả hai người Mỹ bị bắt tại Venezuela và đây có thể coi là thành công. Tuy nhiên, các nhà quan sát cho rằng cuộc gặp của đoàn đại biểu chính phủ Mỹ và Tổng thống Maduro còn có nhiều mục tiêu khác. Nhà Trắng cùng ngày 7/3 thông báo mục đích của đoàn đại biểu đến Venezuela là thảo luận về một số vấn đề, bao gồm “an ninh năng lượng”.
Cố vấn địa chính trị tại công ty S&P Global Commodity Insights – ông Paul Sheldon – đánh giá việc Mỹ gỡ bỏ hạn chế trực tiếp và lớp thứ hai với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela có thể tăng lượng khai thác lên 400.000 thùng/ngày trong một vài tháng.
Năm 2019, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ với Venezuela. Và về ngắn hạn, chưa thể kết luận được cuộc gặp hôm 5/3 tại thủ đô Caracas có thể thay đổi điều này. Ông Mariano de Alba tại nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) nhận định việc “tan băng” quan hệ Mỹ-Venezuela sẽ là quá trình “lâu dài, không chắc chắn và nhiều rủi ro”.
Bảng giá xăng tại San Diego, California (Mỹ) ngày 8/3. Ảnh: AP
Trong trường hợp của Iran, các quan chức Mỹ không công khai liên kết ngoại giao với dầu mỏ mặc dù đang đàm phán về phục hồi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với Iran. Trong trường hợp các quốc gia chấp nhận nới lỏng lệnh trừng phạt với Tehran thì dầu từ Iran sẽ nhanh chóng quay trở lại thị trường.
Nhà phân tích Claudio Galimberti tại công ty Rystad Energy cho rằng: “Iran sẽ đưa ra nhiều yêu cầu cao để tham gia lại thỏa thuận”. Theo các nhà phân tích năng lượng, Iran có thể bơm trên 1 triệu thùng dầu/ngày ra thị trường. Tuy nhiên, dầu mỏ từ Iran nhiều khả năng sẽ đến các quốc gia khác thay vì Mỹ.
Trong những năm gần đây, Saudi Arabia thu được lợi nhuận dồi dào từ việc hợp tác với Nga duy trì cho nguồn cung dầu và khí đốt tự nhiên ở mức khiến giá “vàng đen” cao. Trong khi đó, mối quan hệ giữa nhà lãnh đạo Mỹ Biden và Thái tử Saudi Arabia đã xấu đi liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi năm 2018.
Tổng thống Biden tuyên bố không trao đổi với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman mà chỉ tiếp Quốc vương Salman. Nhưng theo kênh CNN (Mỹ), chính Thái tử Mohammed bin Salman mới là người xử lý các vấn đề hàng ngày của Saudi Arabia, trong đó có chính sách dầu mỏ.
Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) có thể bổ sung thêm 2 triệu thùng dầu/ngày nếu họ muốn. UAE vào ngày 9/3 cho biết sẽ khuyến khích Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cân nhắc tăng cường khai thác dầu.
Nhà Trắng ngày 9/3 đã bác bỏ thông tin tờ Wall Street Journal Wall Street Journal đưa trước đó rằng Thái tử Saudi Arabia và UAE từ chối nhận điện thoại của Tổng thống Biden. Cùng thời điểm, trang tin Axios đưa khả năng nhà lãnh đạo Mỹ Biden sẽ đến Riyadh vào mùa Xuân để thuyết phục Saudi Arabia tăng lượng dầu mỏ.
Đặc phái viên Mỹ công du vùng Vịnh, nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran
Theo phóng viên TTXVN tại vùng Vịnh, Đặc phái viên Mỹ về Iran Rob Malley bắt đầu công du khu vực này từ ngày 11-20/11.
Động thái này nằm trong nỗ lực điều phối chính sách trước khi diễn ra các cuộc đàm phán mới về việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran 2015.
Trong chuyến đi này, ông Malley sẽ tới Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Israel, Saudi Arabia và Bahrain.
Đặc phái viên của Tổng thống Joe Biden về vấn đề Iran, ông Rob Malley. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 11/11 nêu rõ ông Malley sẽ truyền đạt cách tiếp cận của Mỹ đối với hàng loạt vấn đề liên quan Iran, trong đó có vòng đàm phán thứ 7 nhằm đưa các bên quay trở lại tuân thủ đầy đủ Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) năm 2015.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán gián tiếp giữa Mỹ và Iran nhằm cứu vãn thỏa thuận JCPOA sẽ được nối lại vào ngày 29/11 tới tại Vienna (Áo) sau gần 6 tháng đình trệ. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian ngày 10/11 tuyên bố Tehran sẵn sàng cho việc đạt được một "thỏa thuận tốt đẹp" về vấn đề hạt nhân tại các cuộc đàm phán này. Trong khi đó, Thứ trưởng Bagheri Kani nhấn mạnh các cuộc đàm phán sắp tới tại Vienna phải tập trung vào việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Iran.
Lãnh đạo Iran đánh giá căng thẳng Ukraine xuất phát từ chính sách của Mỹ Lãnh đạo tối cao Iran Ali Khamenei nhận định rằng căng thẳng Ukraine hiện nay bắt nguồn từ chính sách của Mỹ. Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei. Ảnh: AFP Hãng thông tấn AFP (Pháp) dẫn lời ông Ali Khamenei phát biểu ngày 1/3: "Nguồn gốc của khủng hoảng Ukraine là chính sách của phương Tây và Mỹ". Ông bổ sung:...