Vận chuyển vaccine tới Nam Cực tiêm phòng cho các nhà nghiên cứu
Ngày 7/10, Bộ Ngoại giao Anh cho biết lô vaccine ngừa COVID-19 của nước này đã tới Nam Cực để tiêm phòng cho 23 nhà nghiên cứu Anh tại trạm nghiên cứu Rotheria thuộc Cơ quan khảo sát Nam Cực của Anh.
Đây là điểm tiếp nhận vaccine ngừa COVID-19 xa nhất trong Lãnh thổ hải ngoại của Anh.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. Ảnh: AFP/TTXVN
Lô vaccine của hãng AstraZeneca này đã được vận chuyển bằng máy bay với điểm khởi hành từ một căn cứ thuộc Không lực Hoàng gia Anh ở Vương quốc Anh, bay qua Senegal và đảo Falklands trước khi tới được trạm nghiên cứu Rothera ở Nam Cực.
Hành trình vận chuyển dài 16.000 km qua 4 châu lục đã được thực hiện với sự hợp tác của tổ chức phát triển quốc tế Crown Agents.
Trong quá trình vận chuyển, vaccine được bảo quản ở nhiệt độ theo yêu cầu là từ 2-8 độ C. Toàn bộ hành trình vận chuyển đã được lên kế hoạch cẩn thận nhằm đảm bảo hành trình được hoàn tất trong vòng chưa tới 92 giờ đồng hồ để tránh làm hỏng vaccine.
Giám đốc điều hành Crown Agents Fergus Drake cho biết tổ chức này đã cung cấp vaccine tới những nơi “tận cùng của Trái Đất”, trong đó có đảo Pitcairn ở Thái Bình Dương và quần đảo Tristan da Cunha ở Nam Đại Tây Dương.
Video đang HOT
* Cùng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vật tư y tế phòng chống COVID-19 viện trợ cho Triều Tiên đã tới nước này và đang được kiểm dịch tại cảng biển Nampho.
Trong báo cáo hàng tuần mới nhất về tình hình dịch bệnh ở Nam Á và Đông Á từ ngày 23 – 30/9, WHO thông báo đã bắt đầu vận chuyển vật tư y tế qua cảng Đại Liên của Trung Quốc nằm gần biên giới Triều Tiên. Sau đó, số hàng viện trợ này được vận chuyển bằng tàu biển tới thành phố cảng Nampho của Triều Tiên.
Theo đại diện của WTO tại Triều Tiên Edwin Salvador, số vật tư này bao gồm các bộ sơ cứu, thuốc men và các vật dụng khám chữa bệnh cho các dịch vụ y tế cần thiết…
Triều Tiên đã đóng cửa biên giới khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái. Theo WHO, tính đến ngày 23/9, Triều Tiên đã tiến hành xét nghiệm cho ít nhất 40.700 người, song không có ai bị dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Thế giới ghi nhận 235,5 triệu ca mắc, 4,8 triệu ca tử vong do COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h ngày 3/10 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 235.536.808 ca COVID-19 trong đó có 4.813.796 ca tử vong.
Hơn 212,397 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn hơn 18,325 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Nhân viên y tế phun khử trùng nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 tại một tuyến phố ở Viêng Chăn, Lào ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Lào ghi nhận 301 ca mắc mới, trong đó có 296 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Bộ Y tế Lào cũng thông báo ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19, cả hai trường hợp đều là người chưa tiêm vaccine.
Như vậy, tổng số ca COVID-19 tại Lào lên tới 25.217 ca, trong đó có 22 ca tử vong. Bộ Y tế Lào cho biết tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại thủ đô Viêng Chăn khi thành phố này ghi nhận 150 ca cộng đồng trong một ngày. Theo đó, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19 cho đến ngày 15/10.
Trong khi đó, Malaysia ghi nhận 9.066 ca mắc mới COVID-19, mức thấp nhất trong gần 3 tháng qua, đồng thời cũng là lần đầu tiên trong gần 3 tháng số ca nhiễm mới về mức 4 con số. Bang Sarawak vẫn là địa phương đứng đầu Malaysia về số ca nhiễm mới, với 1.418 ca, nhưng đây cũng là mức thấp nhất bang này ghi nhận trong 45 ngày qua. Một số địa phương khác như bang Johor, Penang, Kelantan và Perak cũng ghi nhận số ca mắc mới thấp nhất trong khoảng 2 tuần. Đến nay Malaysia đã ghi nhận tổng cộng 2.277.565 ca bệnh.
Bộ Y tế Singapore thông báo tổng số ca bệnh ở nước này ngày 2/10 đã vượt mốc 100.000, lên 101.786 ca. Tuy vậy, với thêm 2.356 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc mới đã lần đầu giảm sau 4 ngày liên tục tăng cao. Ngoài ra, bộ này ghi nhận thêm 4 ca tử vong vì COVID-19, đều là công dân Singapore, từ 55-80 tuổi, chưa tiêm phòng COVID-19 và có các bệnh lý nền. Như vậy, tổng số ca tử vong của Singapore từ đầu dịch tăng lên 107 ca.
Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở Singapore hiện thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Giới phân tích nhận định các biện pháp chống dịch hiệu quả và việc tiếp cận sớm vaccine đã giúp Singapore giữ được tỉ lệ tử vong ở mức rất thấp. Tính đến ngày 1/10, khoảng 85% dân số Singapore đã tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó 82% đã tiêm phòng đầy đủ.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Đại Dương, New Zealand siết chặt các biện pháp hạn chế tại biên giới trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng tại các khu vực trước đây chưa từng ghi nhận dịch bệnh. Theo đó, các du khách nước ngoài từ 17 tuổi trở lên phải tiêm phòng đầy đủ nếu muốn nhập cảnh bằng đường hàng không. Hãng hàng không quốc gia Air New Zealand thông báo sẽ triển khai chính sách "không tiêm không bay" đối với hành khách trên tất cả các chuyến bay quốc tế từ ngày 1/2 tới.
New Zealand đã kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, ghi nhận 27 ca tử vong trong tổng số 5 triệu dân. Cuộc sống của người dân phần lớn đã được nối lại như trước đại dịch. Tuy nhiên, nhà chức trách quyết định tăng cường các biện pháp hạn chế trong bối cảnh thành phố Hamilton và thị trấn Raglan lân cận phải phong tỏa 5 ngày do ghi nhận 2 ca mắc mới.
Tại châu Âu, Nga ghi nhận thêm 890 ca tử vong vì COVID-19 trong 24 giờ qua, cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Số ca mắc mới cũng lên tới gần 26.000 ca, mức cao nhất kể từ ngày 2/1 vừa qua. Theo đó, tổng số ca mắc trên cả nước tăng lên hơn 7,5 triệu người, trong đó 209.918 ca tử vong. Như vậy, tỷ lệ tỷ vong do COVID-19 tại Nga hiện nay khoảng 2,77%.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Moskva, Nga ngày 30/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Bỉ, các biện pháp y tế mà chính phủ áp dụng để ngăn chặn dịch được đang phát huy hiệu quả, góp phần giúp quốc gia này đón nhận kịch bản tích cực nhất trong số các dự báo có sẵn. Các số liệu mới nhất cho thấy các biện pháp nhắm trúng mục tiêu đang mang lại hiệu quả, đặc biệt là ở vùng thủ đô Brussels và tỉnh Liège, 2 địa phương vốn có số lượng người mắc COVID-19 cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ học cảnh báo mùa Thu sẽ là thời điểm dịch bệnh gia tăng do thời tiết lạnh, các hoạt động diễn ra trong nhà, kém thông thoáng, tạo điều kiện cho virus phát tán. Ngoài ra, khi năm học mới bắt đầu, học sinh sống ở nhiều vùng khác nhau trở lại trường sau khi di chuyển nhiều nơi trong
Tại khu vực Mỹ Latinh, Peru thông báo sẽ triển khai tiêm mũi thứ 3 vaccine phòng COVID-19 cho nhân viên y tế tuyến đầu, người già trên 65 tuổi và các bệnh nhận có bệnh lý nền, sử dụng các loại vaccine Pfizer và AstraZeneca. Hiện tại, tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao nhất thế giới, theo đó cứ 100.000 người thì có 605 ca tử vong. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hơn 199.000 người Peru đã tử vong vì căn bệnh này trong tổng số hơn 2 triệu người mắc. Hiện có khoảng 32% dân số Peru, tương đương 10 triệu người, đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Tập đoàn dược phẩm BioCubaFarma thông báo Cơ quan Quản lý y tế thuộc Bộ Y tế Nicaragua đã phê duyệt vaccine Abdala và Soberana của Cuba để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp tại quốc gia Trung Mỹ này. Cuba đã phát triển 3 loại vaccine ngừa COVID-19, tất cả đều đang chờ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt. Cuba cũng là quốc gia đầu tiên tại Mỹ Latinh và Caribe phát triển thành công vaccine ngừa đại dịch.
Italy khuyến nghị thai phụ tiêm phòng từ tháng thứ 4 thai kỳ Viện Y tế quốc gia Italy ngày 24/9 khuyến nghị phụ nữ mang thai nên tiêm hai mũi vaccine phòng COVID-19 được sản xuất theo công nghệ mRNA ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 của thai kỳ, tức là sau 3 tháng đầu tiên. Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Lampedusa, Italy. Ảnh minh...