Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT): Kiện tụng chưa dứt, khó khăn kéo dài
Liên quan tới vụ kiện tại CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (mã STT), mới đây, cổ đông Nguyễn Văn Hồng – người nắm giữ 21,8% vốn, đã gửi đơn kháng cáo về quyết định không mở thủ tục phá sản đối với STT của tòa án.
Trước đó, cổ đông lớn này đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với STT khi cho rằng Công ty hoạt động không hiệu quả, dẫn tới thua lỗ vượt vốn điều lệ, mất khả năng thanh toán. Căn cứ vào Luật Phá sản, Tòa án nhân dân TP.HCM đã thụ lý yêu cầu này. Nhưng sau đó (ngày 22/6/2020), tòa ra quyết định không mở thủ tục phá sản vì xét thấy STT chưa mất khả năng thanh toán.
Vì thế, ông Hồng có đơn đề nghị Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xem xét lại quyết định trên. Đơn của ông Hồng đề cập đến khoản lỗ lũy kế 93 tỷ đồng, vượt vốn điều lệ; công nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn là 32 tỷ đồng. Nội dung đơn còn cho biết, phía yêu cầu đã cung cấp tài liệu chứng minh STT không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong 3 tháng kể từ ngày đến hạn…
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2019, tính đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn của STT là 32,7 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 13,2 tỷ đồng do có nợ phải trả lớn hơn, đạt 45,9 tỷ đồng. STT có tổng tài sản là 32,7 tỷ đồng, bao gồm 14,5 tỷ đồng tài sản cố định; 8,5 tỷ đồng chi phí xây dựng cơ bản dở dang; 6,3 tỷ đồng khoản phải thu ngắn hạn; 1,6 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi kỳ hạn ngắn.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính, STT ghi nhận phải trả người bán 2,7 tỷ đồng; thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13,6 tỷ đồng; phải trả ngắn hạn khác 16,8 tỷ đồng; doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn 3,2 tỷ đồng; vay ngắn hạn và dài hạn là 5,8 tỷ đồng. Tổng các khoản nợ này là 42,1 tỷ đồng, cao hơn tổng tài sản. Ngoài ra, STT còn phải trích lập dự phòng 30,9 tỷ đồng do có các khoản phải thu lớn, trong đó có khoản phải thu khác ghi giá gốc là 33,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ khi chưa nhận được các biên bản xác nhận nợ phải thu khách hàng ngắn hạn (9,6 tỷ đồng), phải thu ngắn hạn khác (30,2 tỷ đồng) và phải thu về cho vay dài hạn (5,8 tỷ đồng) tại thời điểm phát hành tại báo cáo tài chính kiểm toán 2019.
Được biết, năm 2013, Nhà nước đã thoái hết vốn tại STT. Tại ĐHCĐ thường niên 2014, STT “trình làng” nhóm cổ đông lớn người Nhật với gương mặt đại diện là ông Kakazu Shogo. HĐQT STT có 3 thành viên người Nhật và 2 thành viên người Việt, ông Kakazu Shogo kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc Công ty.
Video đang HOT
Quá trình điều hành doanh nghiệp, giữa 2 nhóm cổ đông lớn Việt – Nhật xuất hiện những bất đồng dẫn đến kiện tụng. Phía cổ đông người Việt, ông Nguyễn Văn Hồng khởi kiện ông Kakazu Shogo yêu cầu bồi thường trách nhiệm người quản lý, khởi kiện về việc ngăn cản Ban Kiểm soát thực hiện nhiệm vụ. Ông Hồng cũng đệ đơn khởi kiện các thành viên lãnh đạo người Nhật yêu cầu bồi thường hơn 42 tỷ đồng vì thanh lý tài sản trái luật.
Đáng chú ý, vào tháng 11/2014, tức ngay sau khi nhóm cổ đông Nhật tham gia điều hành, STT đã ký hợp đồng “chuyển nhượng lợi thế kinh doanh” khu đất số 25 Pasteur, quận I, TP.HCM (trụ sở cũ) cho ông H.Tomiya (quốc tịch Nhật Bản) với giá 15 tỷ đồng. Sau đó, STT chuyển trụ sở về một tòa nhà khác và bỏ trống trụ sở cũ.
Tháng 7/2017, STT đã thanh lý hợp đồng chuyển nhượng với ông H.Tomiya. Tuy nhiên, sự việc theo kết luận của Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM là chuyển nhượng trái phép và kiến nghị lập thủ tục thu hồi.
Ở phía bên kia, ông Kakazu Shogo cũng khởi kiện nguyên Tổng giám đốc STT giai đoạn trước năm 2014 để đòi bồi thường gần 3 tỷ đồng. Nhóm cổ đông Nhật cho rằng, STT chịu tổn thất do hậu quả của hệ thống điều hành cũ và lợi ích nhóm.
Cùng với đó, các cuộc họp HĐQT của STT nhiều lần bất thành do các cổ đông lớn người Việt bỏ phiếu phản đối. Tại các kỳ đại hội, các cổ đông này cũng phủ quyết các tờ trình.
Từ khoảng cuối năm 2019, ông Kakazu Shogo bắt đầu thoái vốn. Ghi nhận từ báo cáo tài chính năm 2020, ông Hồng nắm trên 21% vốn và Tổng giám đốc Kakazu Shogo còn sở hữu 3,93%. Ngoài ra, Công ty TNHH Đầu tư Upraise nắm giữ 22,8%; Công ty TNHH Du lịch Thủy Thiên Tấn nắm giữ 12%.
Vào ngày 23/5/2020, STT đã tổ chức ĐHCĐ thường niên. Với quy chế bầu cử có quy định người trúng cử phải đạt tỷ lệ từ 65% trở lên, không ứng viên nào đạt được yêu cầu này. Việc bầu HĐQT, Ban Kiểm soát mới cho nhiệm kỳ 2020-2025 đã thất bại và STT tiếp tục được điều hành bởi ban lãnh đạo cũ với cơ cấu 3 người Nhật và 2 người Việt.
Thực tế, mâu thuẫn nội bộ cổ đông đã kéo dài nhiều năm, nếu không có một phương án giải quyết hài hòa, rất khó để STT có thể cải thiện tình hình hiện tại.
STT tiền thân là đội xe vận chuyển du lịch của Công ty Du lịch TP.HCM (Saigon Tourist), được tiếp quản từ tháng 7/1976. Lĩnh vực kinh doanh chính của STT là taxi với thương hiệu vang bóng một thời Taxi Saigontourist. STT cũng cung cấp dịch vụ bảo vệ, đào tạo. Năm 2004, STT tiến hành cổ phần hóa, sau đó tăng vốn điều lệ lên 80 tỷ đồng và giữ nguyên mức vốn này cho tới nay.
STT từng giao dịch cổ phiếu trên sàn HOSE, nhưng do thua lỗ nhiều năm liên tiếp dẫn tới âm vốn chủ sở hữu nên bị hủy niêm yết buộc và chuyển sang giao dịch trên thị trường UCPoM.
Bị siết, tại sao tín dụng kinh doanh bất động sản vẫn tăng?
Chịu tác động từ quy định mới về việc giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, thị trường giảm nhu cầu do dịch Covid-19, nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được đà tăng. Có ý kiến cho rằng mức tăng chưa phải lớn, là tín hiệu tích cực trong bối cảnh nhu cầu tín dụng nói chung đang suy giảm.
Đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Ảnh: Lê Tiên
Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 3/2020, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng. Với tổng tín dụng trong quý I/2020 ở mức 8,3 triệu tỷ đồng, tổng vốn tín dụng bất động sản trong 3 tháng đầu năm tương ứng con số 1,6 triệu tỷ đồng, tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, những năm vừa qua, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung nhưng tập trung chủ yếu vào dư nợ phục vụ mục đích tự sử dụng (phục vụ nhu cầu về nhà ở), tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ bất động sản ngày càng giảm.
Cụ thể, tỷ lệ dư nợ tín dụng phục vụ mục đích kinh doanh bất động sản tính đến 31/12/2017, 31/12/2018 và 31/12/2019 có xu hướng giảm dần, lần lượt là 45,63%, 35,49% và 32,95%. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu năm nay, tỷ lệ này tăng lên mức 37,57%.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA) bày tỏ sự ngạc nhiên về mức tăng trưởng tín dụng bất động sản. "Phản ánh thực tế từ các thành viên Hiệp hội cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng sau Tết Âm lịch đến hết quý I. Các hoạt động giao dịch chủ yếu thực hiện trực tuyến, phần lớn là làm nốt các thủ tục về thanh lý hợp đồng. Các hoạt động mở bán rất ít. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp bất động sản gặp khó trong việc tiếp cận vốn ngân hàng nên chuyển sang huy động vốn qua kênh trái phiếu doanh nghiệp. Vì vậy, những con số này có vẻ chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động của doanh nghiệp bất động sản trong những tháng đầu năm", ông Châu nói.
Trong khi đó, lý giải về mức tăng trưởng đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, đây là những con số thống kê đến cuối tháng 3. Tình hình dịch bệnh tác động mạnh nhất vào nền kinh tế trong tháng 4 và tháng 5, nên phải chờ số liệu cuối quý II mới có thể đánh giá được tác động của chính sách giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn và của dịch Covid-19 đối với tăng trưởng tín dụng bất động sản trong cả năm nay.
Từ góc độ ngân hàng, theo ông Hiếu, các nhà băng đã tích cực huy động vốn trung và dài hạn từ cuối năm 2019, không chỉ bằng việc tăng lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn dài mà còn bằng việc phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Nhờ đó, nguồn vốn cung ứng ở các ngân hàng cho thị trường bất động sản không hẳn là thiếu.
Còn theo TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, những con số tăng trưởng tín dụng bất động sản trong quý I chưa phải là cao và chưa đến mức đáng lo. "Mức tăng trưởng tín dụng trong quý I là do giải ngân những khoản đã cam kết từ cuối năm ngoái. Hơn nữa, trong bối cảnh nhu cầu tín dụng thấp năm nay, nỗ lực đẩy mạnh tín dụng là không dễ dàng, do đó tín dụng vào lĩnh vực bất động sản một cách lành mạnh, trong tầm kiểm soát là tín hiệu tích cực", ông Lực nói.
Cũng theo vị chuyên gia này, Thông tư 22/2019/TT-NHNN không hẳn là siết mà chỉ là nắn chỉnh dòng vốn tín dụng. Theo đó, từ đầu 2020 đến hết 30/9/2020, tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40%. Thực tế, tỷ lệ này ở nhiều ngân hàng vẫn còn khá thấp so với mức giới hạn nêu trên nên khả năng cung ứng vốn của các tổ chức tín dụng trong lĩnh vực này vẫn khá tốt.
Nhà đầu tư có nguy cơ mất vốn nếu Vận chuyển Sài Gòn Tourist (STT) phá sản Cổ đông lớn Nguyễn Văn Hồng của CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (mã STT) - người nắm giữ 21,8% vốn tại STT - đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với STT khi cho rằng Công ty hoạt động không hiệu quả, dẫn tới thua lỗ vượt vốn điều lệ, mất khả năng thanh toán. Căn cứ vào...