Vận chuyển hàng hóa qua kênh đào Suez tiếp tục giảm mạnh
Phóng viên TTXVN tại Trung Đông dẫn số liệu mới nhất do nền tảng PortWatch của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp cho biết, khối lượng hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez của Ai Cập trong tuần kết thúc ngày 13/2 giảm tới 55% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi khối lượng vận chuyển qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi tăng gần 75%.
Tàu thuyền di chuyển trên kênh đào Suez của Ai Cập. Ảnh: Nguyễn Tùng/PV TTXVN tại Ai Cập
Trong thời gian qua, các cuộc tấn công của lực lượng Houthi tại Yemen nhằm vào các tàu thuyền thương mại trên Biển Đỏ đã khiến các công ty vận tải biển chủ chốt phải chuyển hướng khỏi tuyến hàng hải quan trọng này.
Các công ty buộc phải chọn tuyến đường vận chuyển dài hơn và đắt đỏ hơn để hạn chế rủi ro cũng như thiệt hại do các cuộc tấn công của Houthi gây ra.
Lâu nay, kênh đào Suez là tuyến đường biển ngắn nhất kết nối châu Á với châu Âu, chiếm tới 12% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa toàn cầu, góp phần thúc đẩy thương mại thế giới. Việc các công ty vận tải biển phải định tuyến lại hoạt động vận chuyển hàng hóa của mình tránh kênh đào Suez, theo đánh giá của Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), đang gây tổn thất lớn về kinh tế và môi trường, cũng như tạo thêm áp lực đối với các nền kinh tế đang phát triển.
Đối với Ai Cập, doanh thu sụt giảm mạnh của kênh đào Suez cũng đang tạo ra thách thức lớn trong bối cảnh quốc gia này đang phải vật lộn với những khó khăn kinh tế. Đầu tháng này, Chủ tịch Cơ quan quản lý kênh đào Suez, ông Osama Rabie, cho biết doanh thu của kênh đào trong tháng 1 vừa qua giảm gần một nửa, từ 804 triệu USD trong tháng 1/2023 xuống còn 428 triệu USD. Lượng tàu quá cảnh qua kênh đào Suez trong tháng 1 chỉ đạt 1.362 tàu, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Việc mất đi hàng trăm triệu USD doanh thu mỗi tháng từ kênh đào Suez, nơi vốn tạo nguồn thu ngoại tệ chính cho Ai Cập, khiến quốc gia Bắc Phi này càng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh lạm phát đang ở mức cao kỷ lục, gánh nặng nợ chồng chất, cộng thêm những ảnh hưởng nặng nề từ cuộc chiến ở Dải Gaza.
Trong một tuyên bố đưa ra hôm 22/2, người phát ngôn của IMF, bà Julie Kozack, cho biết IMF đang tích cực đàm phán về gói hỗ trợ toàn diện cho Ai Cập. Hai bên đã nhất trí về các nội dung chính của thỏa thuận hỗ trợ tín dụng để đáp ứng các nhu cầu tài chính cũng như sự ổn định tài chính và kinh tế vĩ mô của Ai Cập.
Kênh đào Suez của Ai Cập đạt doanh thu 9,4 tỷ USD
Chủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) của Ai Cập, ông Osama Rabie ngày 21/6 cho biết doanh thu của tuyến hàng hải này trong tài khóa 2022-2023 đã tăng 35% so với tài khóa trước đó, lên mức kỷ lục 9,4 tỷ USD, với số lượng tàu quá cảnh và khối lượng hàng hóa được vận chuyển qua Kênh đào Suez đều ghi nhận mức kỷ lục lần lượt là 25.887 lượt tàu và 1,5 tỷ tấn.
Kênh đào Suez chiếm khoảng 12% khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển của thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/6, ông Rabie nhấn mạnh việc SCA triển khai một loạt dự án phát triển là nhân tố then chốt dẫn đến các kết quả hoạt động khởi sắc của Kênh đào Suez trong tài khóa 2022-2023, trong đó đáng chú ý là dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường biển dài hơn 190 km kết nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải này. Dự án gồm 2 giai đoạn. Trong giai đoạn 1, Ai Cập kéo dài thêm 10 km cho đoạn lưu thông hai chiều từ 75 km lên 85 km. Còn trong giai đoạn 2, đoạn dài 30 km ở phía Nam Kênh đào Suez, thuộc địa phận tỉnh Suez, được mở rộng thêm 40 m về phía bờ Đông của luồng kênh và được đào sâu thêm 1,83 m. Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như an toàn hàng hải của Kênh đào Suez.
Ông Rabie cho hay SCA đang chuẩn bị chào bán 20% cổ phần trong công ty Canal Rope trên Thị trường Chứng khoán Ai Cập như một phần trong chương trình chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của chính phủ. Công ty Cổ phần Kênh đào Suez đã được thành lập để thực hiện kế hoạch IPO này. Ông Rabie bày tỏ hy vọng việc chào bán cổ phần trong Canal Rope, một công ty có lợi nhuận cao, sẽ tạo thêm doanh thu cho Kênh đào Suez. SCA hiện sở hữu 7 công ty, trong đó hầu hết đều làm ăn có lãi.
Ông Rabie lưu ý: "SCA đang xem xét lại mức phí quá cảnh qua Kênh đào Suez. Dự kiến vào tháng 10/2023, chúng tôi sẽ thông báo quyết định tăng hay giữ nguyên các mức phí hiện nay. Mọi thay đổi về phí sẽ có hiệu lực vào tháng 1/2024. Tháng 1/2023, SCA đã tăng 15% phí quá cảnh đối với tất cả các tàu chở hàng hóa cỡ lớn và 10% đối với tàu chở hàng khô và tàu du lịch.
Là tuyến hàng hải quan trọng nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, Kênh đào Suez chiếm khoảng 12% khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của thế giới và là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ chốt của Ai Cập.
Nga hé lộ thêm về phương án thay thế kênh đào Suez Được ví như phương án thay thế kênh đào Suez trọng yếu, lưu lượng hàng hóa qua Hành lang vận tải Bắc Nam (INSTC) giữa Nga và các nước có thể tăng gấp ba lần trong những năm tới. Choáng ngợp 'siêu chung cư' ở Trung Quốc có đến 20.000 dân sinh sống Chiến lược của phương Tây và NATO ở Ukraine ảnh...