Vẫn băn khoăn về hội đồng trường
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 138 về xử phạt hành chính trong giáo dục để trình Chính phủ ban hành.
Sáng 6-1, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Nghị định số 99 ngày 30-12-2019 của Chính phủ về hướng dẫn và thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến tại sáu điểm cầu: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Huế, Thái Nguyên, Cần Thơ, do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì.
Hội đồng trường phải thực quyền
Vấn đề được nhiều đại biểu đến từ các trường ĐH trên cả nước quan tâm là việc tổ chức hội đồng trường trong các trường ĐH.
PGS-TS Nguyễn Tiến Công, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đặt vấn đề: Hội đồng trường hiện được thành lập theo quyết định ngày 6-12-2019 nhưng nhiệm kỳ 2018-2025. Thời điểm tính nhiệm kỳ của hội đồng trường được tính thế nào, có theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng? “Theo tôi hiểu, nhiệm kỳ hội đồng trường theo nhiệm kỳ hiệu trưởng có đúng không? Hội đồng trường chúng tôi đã thành lập theo đúng Luật Giáo dục ĐH và trường đã có hiệu trưởng thì có cần làm lại nhân sự hiệu trưởng hay không” – ông Công thắc mắc.
Tương tự, GS-TS Nguyễn Thanh Phương, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH Cần Thơ, cũng kiến nghị làm rõ việc những hội đồng trường còn thời hạn nhiệm kỳ hơn sáu tháng phải điều chỉnh lại cho phù hợp với luật mới.
“Như vậy những hội đồng trường nhiệm kỳ còn dài nhưng không đủ điều kiện quy định phải xử lý thế nào? Như vậy có cho các trường có thời điểm quá độ hay bắt buộc phải điều chỉnh ngay? – ông Phương nêu các băn khoăn.
Về vấn đề này, TS Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Bộ GD&ĐT, cho hay các quy định trong Luật 34 và Nghị định 99 đã hướng dẫn rất chi tiết những vấn đề liên quan tới hội đồng trường. Do vậy, các trường cần căn cứ luật và nghị định để thực hiện cho đúng quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết Nghị quyết 19 cũng quy định rõ bí thư đảng ủy là chủ tịch hội đồng trường. Các trường cần phải thực hiện theo đúng luật và hướng dẫn của nghị định.
“Không chỉ Bộ GD&ĐT mà chính các bộ chủ quản, cơ quan chủ quản phải thay đổi nhận thức, không can thiệp hành chính thì hội đồng trường mới thực quyền. Ngay cả chủ tịch hội đồng này là vị trí để thông qua các quyết sách lớn chứ không phải là nơi tăng thêm quyền cho hiệu trưởng” – Bộ trưởng Nhạ nhấn mạnh.
Video đang HOT
PGS-TS Nguyễn Tiến Công, Chủ tịch hội đồng trường, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nêu ý kiến tại hội nghị. Ảnh: PHẠM ANH
Xử phạt nghiêm, tăng trách nhiệm cho người đứng đầu
Theo Bộ trưởng Nhạ, thời gian tới bộ sẽ hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 138 về xử phạt hành chính trong giáo dục để trình Chính phủ ban hành. Việc này sẽ tạo điều kiện cho các trường tự chủ, khuyến khích tạo động lực cho các trường phát triển. Do đó trách nhiệm của nhà trường là phải kiện toàn tổ chức, thể hiện năng lực, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm của người đứng đầu.
Theo bộ trưởng, luật mới này mở rộng quyền tự chủ của các trường rất cao, trong đó gắn chặt trách nhiệm giải trình, tức các cơ sở giáo dục ĐH phải thực hiện chuẩn giảng viên, các quy định chuẩn chương trình được kiểm định, các điều kiện đảm bảo chương trình đào tạo và thực hiện công khai, minh bạch qua cơ sở dữ liệu.
“Việc kiểm định và công khai sẽ giúp người học chọn được chính xác trường có chất lượng. Những vi phạm sẽ được bộ phối hợp với Bộ Công an xử lý nghiêm. Các trường không đảm bảo chất lượng, chất lượng kém chắc chắn thí sinh không lựa chọn, khả năng giải thể cao. Việc này không phải gây khó dễ mà là giúp các trường phát triển bền vững và chuẩn chỉnh hơn” – Bộ trưởng Nhạ nói.
Sẽ có chuẩn đầu ra cho từng lĩnh vực đào tạo
Thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ban hành quy định về chuẩn đầu ra và ban hành chuẩn chương trình đào tạo cho các lĩnh vực. Dự kiến năm 2021 sẽ áp dụng cho các lĩnh vực: Sức khỏe, kỹ thuật, kế toán-tài chính, du lịch, khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên. Và năm 2023 sẽ hoàn thành xây dựng và ban hành chuẩn chương trình đào tạo đối với các ngành thuộc các lĩnh vực còn lại.
Khi tăng cường tính tự chủ, các trường tự chủ mở ngành nên hệ thống ngành học sẽ rất nhiều, chưa kể cùng một ngành nhưng mỗi trường đào tạo mỗi khác. Do đó chuẩn đầu ra này sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng đào tạo của từng đơn vị.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT PHÙNG XUÂN NHẠ
PHẠM ANH
Theo PLO
Vụ trưởng Lê Thị Thanh Nhàn vô cảm với thầy cô trường Tôn Đức Thắng
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhiều lần liên hệ với Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Lê Thị Thanh Nhàn nhưng không liên hệ được.
Theo Quyết định 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì tại điểm c, Khoản 1, Điều 2 quy định ở lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động của ngành về tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức, người lao động đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
Như vậy có nghĩa là mọi băn khoăn của báo chí liên quan đến nhân sự trong các cơ sở giáo dục đào tạo thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đều có nhiệm vụ trả lời.
Tuy nhiên, ngày 9/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có gửi câu hỏi xin ý kiến Vụ tổ chức cán bộ về vấn đề Hội đồng trường, nhân sự của cơ sở giáo dục đại học thông qua Trung tâm truyền thông giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sau đó phóng viên nhiều lần liên hệ với Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Lê Thị Thanh Nhàn nhưng không liên hệ được. Rất nhiều lần phóng viên gọi vào số máy bà Nhàn, bà không nghe cũng không gọi lại. Phóng viên nhắn tin, cũng không nhận được tin nhắn trả lời.
Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đang vô cảm với câu chuyện của Trường Tôn Đức Thắng
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trích nguyên bản nội dung mà phóng viên đã gửi như sau:
Hiên Luât Giao duc đai hoc sưa đổi (Luật số 34/2018/QH14) được xây dựng trên tinh thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học của Đảng, Nhà nước đa co hiêu lưc tư ngay 1/7/2019 nhưng ngày 16/10/2019, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ký Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ trong đó có một số nội dung đi trái với chủ trương tự chủ đại học; cũng như trái với quy định trong Luật số 34/2018/QH14.
Trong số các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có hai trường đại học (gồm Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công đoàn). Hai trường này vừa là đối tượng điều chỉnh của Luật số 34/2018/QH14 và các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tự chủ đại học, vừa là đối tượng nội bộ bị điều chỉnh bởi Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ.
Trước vấn đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Câu 1: Hiên Luât Giao duc Đai hoc sưa đổi đa co hiêu lưc tư ngay 1/7/2019 nhưng ngày 16/10/2019 Tổng liên đoàn ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ với nhiều nội dung trái với luât nay về thẩm quyền của Hội đồng trường và quyền tự chủ đại học. Vụ Tổ chức cán bộ có biết Quyết định này của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không?
Câu 2: Mặc dù Trường Đại học Tôn Đức Thắng là điểm sáng của cả hệ thống giáo dục đại học, nhưng trường lại đang gặp phải những rào cản khó khăn từ chính cơ chế "chủ quản". Quan điểm của Vụ Tổ chức cán bộ xử lý vấn đề này như thế nào?
Câu 3: Xung quanh vấn đề này, tới đây Bộ có ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các vấn đề của tự chủ đại học hay không?
Chủ trương tự chủ đại học là một chủ trương lớn và theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đánh giá, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đi tiên phong trong việc thực hiện chủ trương tự chủ và cả trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Thậm chí, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh rằng: "Nói không quá, nếu bây giờ mà có một cuộc bình chọn cơ sở giáo dục đại học tiêu biểu cho thời kỳ đổi mới của đất nước ta những năm vừa qua, thì bất cứ ai, nếu đã có dịp đến thăm trường Đại học Tôn Đức Thắng một vài lần, đều không ngại ngần bỏ phiếu cho trường này ở vị trí đầu bảng".
Thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, ảnh minh họa, nguồn: tdtu.edu.vn.
Rõ ràng, thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận nhưng nay bị can thiệp từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khiến nhà trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục đại học 2018.
Sự im lặng từ phía cơ quan của Bộ Giáo dục đang cho thấy một sự lạnh nhạt đến khó ngờ khi câu chuyện của trường Tôn Đức Thắng không đơn thuần là vấn đề trong phạm vi một cơ sở giáo dục đại học mà vấn đề lớn liên quan đến việc Luật giáo dục đại học sửa đổi đã có hiệu lực từ 1/7/2019 nhưng các văn bản dưới luật lại có xu hướng đi ngược lại.
Thùy Linh
Theo giaoduc
Bỏ quy định về kiểm tra, cấp chứng chỉ ngoại ngữ từ ngày 15/1/2020 Thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo chương trình giáo dục thường xuyên (GDTX) có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/1/2020. Chứng chỉ ngoại ngữ. Ảnh minh họa Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư bãi bỏ các quy định về kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Một người tử vong sau vụ cháy nhà cấp 4 ở Hải Phòng

Giá vàng hôm nay, 17/4: Tăng dữ dội, cán mốc 120 triệu đồng/lượng

Kiểm tra xe tải dừng bất thường trên đường Vành đai 3, 'lộ' tài xế dùng ma túy

Hải "lé" điều hành đường dây cho vay lãi nặng như thế nào?

Trú ẩn trong vàng: Cái giá thật sự của làn sóng gom vàng toàn cầu

Quy định về nhiệm vụ của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát

Giá vàng lên sát 116 triệu đồng/lượng, cao nhất từ trước đến nay

Công an phường giúp người dân nhận lại 410 triệu đồng chuyển nhầm

Hãng hàng không bán cả sớ khấn đồ lễ 6,4 triệu đồng cho khách ra Côn Đảo

Xô xát giữa 3 chủ quán trên đèo Hải Vân do mâu thuẫn giành khách

Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc

3 ô tô đâm nhau liên hoàn, sập cổng chào làm hơn 20 người bị thương
Có thể bạn quan tâm

Thông điệp Năm mới: Myanmar cảm ơn sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế
Thế giới
19:38:26 17/04/2025
Toà lâu đài dát vàng từ phòng khách đến vệ sinh của "đại gia đồng nát" Nghệ An: Đó là loại vàng gì?
Netizen
19:20:09 17/04/2025
Sao nam Vbiz liên quan vụ quảng cáo sữa giả đăng đàn nghi bị hãm hại
Sao việt
19:19:50 17/04/2025
Những mỹ nhân Hoa ngữ càng lớn tuổi càng đẹp: Từng bị chê nhạt nhòa, nay 40+ lại đẹp đến khó tin
Sao châu á
19:17:02 17/04/2025
Khởi tố 2 "yêng hùng" gây rối, đua xe
Pháp luật
18:36:47 17/04/2025
Arteta tự hào khi Arsenal thẳng tay loại Real Madrid
Sao thể thao
16:25:59 17/04/2025