Văn bản “cấm” quay phim, chụp ảnh CSGT: Bộ Tư pháp đang kiểm tra!
Ngày 26/4, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an Trần Sơn Hà ký văn bản số 1042/C67 – P3 về việc “ Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.
Văn bản của Cục CSGT ghi là gửi tới các đơn vị nhằm chủ động đối phó với tình trạng “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”
Ngày 26/4, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt (C67), Bộ Công an Trần Sơn Hà ký văn bản số 1042/C67 – P3 về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” gửi Trưởng phòng CSGT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trao đổi với PV sáng nay 21/8, Bà Mạc Thị Hoa, Phó cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết hiện Cục mới nhận được văn bản 1042 của Cục CSGT chiều qua, hiện đang kiểm tra xem có phù hợp với quy định của pháp luật không.
Chúng tôi xin đăng nguyên văn nội dung của văn bản 1042/C67 – P3 ngày 26/4/2013 do Phó Cục trưởng, Đại tá Trần Sơn Hà đã ký:
Văn bản 1042/C67 – P3 ngày 26/4 của Cục CSGT do Đại tá Trần Sơn Hà ký
“Kính gửi: Đồng chí trưởng phòng CSGT Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thời gian qua, lực lượng CSGT đường bộ – đường sắt toàn quốc đã chủ động, quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm TTATGT và phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả tại địa bàn, trong đó có công tác tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT. Quá trình TTKS, XLVP có một số đối tượng vi phạm giao thông lợi dụng mối quan hệ nhờ tác động, xin vi phạm, có đối tượng đã có thái độ chửi bới, lăng mạ thậm chí chống lại lực lượng đang thực thi nhiệm vụ, hoặc giả danh phóng viên báo, đài sử dụng các thiết bị ghi hình lực lượng tuần tra kiểm soát; cụ thể trong thời gian gần đây ở Thanh Hóa, Bình Thuận đã xảy ra việc một số đối tượng giả danh nhà báo ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ TTKS. Việc này tuy không mới nhưng phức tạp, và khó lường. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt đề nghị đồng chí chỉ đạo cán bộ chiến sỹ đơn vị mình thực hiên những quy định sau:
Quán triệt cán bộ chiến sỹ, nhất là lực lượng TTKS, XLVP thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ về nhiệm vụ quyền hạn trình tự TTKS, XLVP, cũng như tư thế, lễ tiết, tác phong theo quy định tại Thông tư 65, Thông tư 66, Thông tư 45 của bộ Công an, thực hiện có hiệu quả Năm An toàn giao thông 2013, với chủ đề “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”.
Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ, hoặc có hành vi chống đối Cảnh sát giao thông đang thực thi công vụ, hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động TTKS, XLVP khi chưa được phép đồng ý của Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
C67 thông báo để đồng chí biết quán triệt, chỉ đạo cán bộ chiến sỹ thực hiện.”
Video đang HOT
Nội dung gây tranh cãi
Ngày 19/8, một số tờ báo trích dẫn văn bản này và đặt vấn đề về việc Cục CSGT đã ra lệnh “cấm báo chí, người dân quay phim, chụp ảnh CSGT”. Ngay lập tức, văn bản này đã tạo ra nhiều ý kiến tranh luận trên cộng đồng mạng.
Khẳng định với PV sáng ngày 20/8, Đại tá Trần Sơn Hà khẳng định: “Tôi không ký bất cứ văn bản nào thể hiện cấm báo chí không được chụp ảnh, quay phim CSGT đang làm nhiệm vụ”.
Thiếu tá Phạm Quang Huy, Trưởng phòng Hướng dẫn luật và điều tra, xử lý tai nạn giao thông đường bộ – đường sắt (Phòng 3), Cục CSGT đường bộ cũng đã giải thích, việc ra văn bản trên “chỉ muốn nhấn mạnh đối với CSGT phải đề cao tinh thần cảnh giác đối với các đối tượng xấu cố tình lăng mạ, chửi bới CSGT hoặc đe dọa, hành hung CSGT rồi cán bộ, chiến sỹ nào không giữ, kìm nén được là quay phim chụp ảnh để đe dọa, tống tiền chứ không có ý gì khác”.
Vị thiếu tá cũng nhấn mạnh, phải đọc cả nội dung của văn bản chứ không nên cắt ghép, gắt đoạn để nêu không đúng về sự việc, khiến dư luận hiểu sai vấn đề. “Văn bản 1042 nhằm mục đích xử lý hành vi giả danh nhà báo, chứ không quy định cấm phóng viên, báo chí tác nghiệp”, thiếu tá Huy nhấn mạnh.
Một buổi “thực tế” tại TP.HCM
Trong ngày 20/8, PV đã đến nhiều chốt CSGT trên xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13 để hỏi về văn bản số 1042/C67-P3/2013 (về việc Giả danh nhà báo ghi hình CSGT), nhưng đa số các chiến sĩ được hỏi đều yêu cầu phải có sự đồng ý của lãnh đạo phòng CSGT đường bộ, đường sắt TP.HCM (PC67 – TP.HCM) mới được phép phát ngôn.
Tuy nhiên, một chiến sĩ đang làm nhiệm vụ tại khu vực Quận 2 cho biết: Đến thời điểm hiện tại anh chưa nhận được thông tin triển khai theo nội dung văn bản này.
PV cũng đã thử công khai ghi hình một tổ CSGT đang làm nhiệm vụ tại khu vực gần cầu Bình Triệu. Khi vừa lấy máy ảnh ra định chụp thì hai chiến sĩ đã lên xe rời đi.
Dù biết có người đang ghi hình…
… nhưng tổ CSGT vẫn tiếp tục công việc bình thường mà không yêu cầu kiểm tra thẻ nhà báo, hay bất cứ loại giấy tờ nào khác
Tại ngã tư Kha Vạn Cân – Quốc lộ 13, phóng viên đứng cách tổ CSGT đang làm nhiệm vụ khoảng 20m ghi hình nhưng không gặp bất kỳ phản ứng hoặc trở ngại nào. Các chiến sĩ vẫn tập trung vào việc xử lý vi phạm, điều tiết, hướng dẫn giao thông.
Một số người dân sống quanh đây PV được biết, trong quá trình các chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ hiếm khi có người đi tới quay phim, chụp hình, ngoại trừ trường hợp xảy ra tai nạn, do đó bản thân họ cũng chưa nhìn thấy trường hợp nào bị ngăn cản.
Tại trụ sở PC67 – Công an TP. HCM, một cán bộ đề nghị phóng viên chuyển giấy giới thiệu và câu hỏi, phòng sẽ trả lời vấn đề này bằng văn bản.
Theo Xahoi
'Chụp ảnh CSGT phải công khai để xây dựng hình ảnh đẹp'
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cho biết người dân và báo chí vẫn được quay phim, chụp ảnh CSGT đang làm nhiệm vụ.
Công khai chụp ảnh sẽ giúp cải thiện hình ảnh của CSGT.
Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt (C67 - Bộ Công an) vừa ký văn bản gửi Trưởng phòng cảnh sát giao thông (CSGT) Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đáng chú ý, nội dung văn bản này yêu cầu lực lượng CSGT nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh làm rõ với những đối tượng quay phim, chụp ảnh CSGT khi chưa được phép. Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản; nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Trần Sơn Hà để làm rõ những nội dung trên.
- Văn bản của Cục C67 có cấm người dân, báo chí chụp ảnh, quay phim CSGT đang hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm?
- Văn bản không có chữ nào cấm cả. Ngành công an thực hiện nhiệm vụ theo pháp luật và dưới sự giám sát của nhân dân. Tuy nhiên gần đây có nhiều trường hợp báo chí người ta lợi dụng điều này để tống tiền CSGT và đã bị xử lý. Cạnh đó còn có một số trường hợp giả danh nhà báo để quay phim chụp ảnh với mục đích xấu. Công văn này cũng không hạn chế quyền giám sát cùa người dân và báo chí. Mục đích của công văn này là để công an và báo chí phối hợp với nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên theo đúng thông tư của Bộ Công an.
- Việc phải xin phép CSGT mới được quay phim chụp ảnh nhằm mục đích gì thưa ông?
- Cũng là để cùng nhau xây dựng hình ảnh CSGT tốt lên thôi. Bây giờ anh đến làm việc với tôi, quay phim chụp ảnh thì anh phải đến xin phép tôi . Giám sát thì cũng phải mang tính chất xây dựng, chứ cứ quay lung tung là không mang tính chất xây dựng.
- Quy định phải xin phép CSGT mới được quay phim, chụp ảnh có phù hợp với pháp luật không?
- Ở đây không phải là xin phép mà các anh đến làm việc với tôi về việc đảm bảo giao thông, xử lý vi phạm thì các anh phải đến đặt vấn đề là chúng tôi làm việc với các anh để giám sát, thu thập.
-Nếu người dân muốn quay phim chụp ảnh thì sao?
- Người dân giám sát CSGT bằng cách quay phim chụp ảnh với mục đích xây dựng là tốt. Thế nhưng có rất nhiều người dân vi phạm lại quay lại sau đó đưa lên Facebook và bình luận chẳng đâu vào đâu cả.
- Luật không quy định báo chí, người dân quay phim chụp ảnh CSGT phải xin phép. Quy định trong văn bản này liệu có quá thẩm quyền của C67?
- Cái đó không phải. Anh cứ giám sát, quay phim, chụp ảnh nhưng phải theo pháp luật chứ không được đăng tải, phát tán bậy bạ được.
- Nhưng người dân, báo chí sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung mình đăng tải. Tiêu cực của CSGT cũng không phải là không có. Như vậy việc xin phép này có gây khó cho người dân, báo chí trong việc phản ánh tiêu cực của lực lượng này không?
- Không ai gây khó cho ai cả. Việc ai người ấy làm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Phải hiểu văn bản này bình thường thôi chứ đừng đặt vấn đề nó nặng nề ra. Ý của văn bản này là xây dựng lực lượng trong sạch vững mạnh, đảm bảo quyền giám sát của nhân dân và đề phòng các đối tượng giả danh, lợi dụng việc quay phim chụp ảnh để làm bậy.
- Nội dung yêu cầu CSGT phải tập hợp lại thông tin của nhà báo để báo cho lãnh đạo được hiểu như thế nào?
- Đó là quy định của ngành. Cán bộ, chiến sĩ tiếp cận phóng viên báo chí đều phải báo cáo với lãnh đạo cơ quan chứ không được tự ý phát ngôn ngoài đường. Làm việc với báo chí phải có người phát ngôn đàng hoàng theo đúng quy chế.
- Nếu người dân hoặc báo chí cứ quay mà không thông báo cho những người làm nhiệm vụ có được không, thưa ông?
- Anh quay cứ quay nhưng việc phỏng vấn phải có sự đồng ý của những người trả lời phỏng vấn. Tuy nhiên tất cả đều phải công khai minh bạch, đảm bảo đời tư cá nhân. Anh em chúng tôi đi làm là công khai minh bạch. Bây giờ anh em cứ bị báo chí giám sát từng bước thì làm ăn được cái gì.
Xin cảm ơn ông!
Theo Xahoi
Nhà báo muốn chụp ảnh CSGT phải xin phép? Cục CSGT đường bô, đường sắt (Bô CA) chỉ đạo nêu nhà báo chụp ảnh CSGT thi hành công vụ mà không xin phép thì thông tin gửi tới CQ chủ quản. Hình ảnh ghi lại cảnh "làm luật" tại 1 chốt CSGT ở tỉnh Quảng Bình - Ảnh: Tuổi trẻ Văn bản sô 1042/C67-P3/2013 do Đại tá Trân Sơn Hà, Phó Cục...