VAMC được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Trong đó, mục tiêu tổng quát của chiến lược này là phát triển VAMC thành trung tâm trong hoạt động xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, thúc đẩy sự phát triển của thị trường mua bán nợ và có đủ năng lực, nguồn lực thực hiện mua, bán, xử lý nợ xấu, định giá, đấu giá tài sản.
Về việc tăng vốn cho VAMC, NHNN cho biết sẽ trình các cấp có thẩm quyền bổ sung vốn điều lệ cho VAMC lên 10.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2021 để nâng cao năng lực tài chính và khả năng mua bán nợ. Bên cạnh đó, NHNN cũng đề xuất cho VAMC được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Cần tài khoản ngân hàng để tránh nguy cơ "lọt" thuế
Đó là chia sẻ của TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế với Báo Đầu tư Chứng khoán xung quanh câu chuyện ngân hàng phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng cho cơ quan thuế.
Video đang HOT
Theo Nghị định 126/2020 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 5/8/2020, ngân hàng sẽ phải cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng theo yêu cầu của cơ quan thuế. Vậy các bên liên quan cần lưu ý điều gì?
Đầu tiên là cần hiểu đúng hơn về Nghị định 126/2020. Việc ngân hàng cung cấp thông tin giao dịch khách hàng cho cơ quan thuế không phải câu chuyện mới, mà chỉ "luật hóa" nội dung đã thực hiện lâu nay. Tuy nhiên, các ngân hàng không có trách nhiệm cung cấp mọi thông tin của khách hàng, mà chỉ cung cấp một phần theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Thứ hai, ngân hàng không phải cung cấp tất cả các tài khoản khách hàng cho cơ quan thuế. Đối tượng được yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản chủ yếu do có vấn đề về thuế, về các giao dịch mà phía cơ quan thuế cần phía ngân hàng xác minh để làm rõ thông tin về việc nộp thuế.
Thứ ba, cơ quan thuế chỉ được phép sử dụng thông tin cho mục đích xác minh việc nộp thuế của khách hàng, mà không được sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Điều này được quy định rõ tại Nghị định.
Thứ tư, cả ngân hàng và cơ quan thuế đều phải đảm bảo việc bảo mật thông tin của khách hàng theo quy định pháp luật.
Nói tóm lại, "luật hóa" việc cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng cho cơ quan thuế thực chất là một công cụ để ngành thuế nắm dòng tiền của các đối tượng có nghi vấn về thuế, từ đó có biện pháp động viên người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật hiện hành, tránh thất thu ngân sách.
Như ông đã nêu ở trên, thông tin khách hàng phải được đảm bảo an toàn, nhưng thực tế là hệ thống công nghệ thông tin của cơ quan thuế có sự "lệch pha" rõ ràng so với ngân hàng, nên khả năng thông tin bị rò rỉ là có thể xảy ra và đây là điều gây nhiều lo lắng. Theo ông, cần phải làm gì để hạn chế rủi ro này?
Thực tế, dữ liệu khách hàng là vô cùng quan trọng đối với ngân hàng, nên việc chia sẻ thông tin này cũng chính là chia sẻ nguồn lực cho cơ quan thuế. Vì thế, cơ quan thuế cần ngồi lại với ngân hàng để xác định rõ đối tượng khách hàng phải cung cấp thông tin cũng như phương thức thực hiện, tiếp đến là làm rõ cơ chế bảo mật thông tin để đảm bảo được quyền lợi của khách hàng.
Hiện tại, nền tảng công nghệ giữa ngân hàng và cơ quan thuế chưa có sự tương đồng, nên trong quá trình trao đổi thông tin đòi hỏi các bên phải vừa làm, vừa hoàn thiện, chứ không thể đòi hỏi sự chuẩn chỉnh ngay từ đầu được. Để hỗ trợ hoạt động này cũng như hạn chế các rủi ro, Chính phủ cần sớm ban hành quy định về chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa 2 cơ quan này.
Có ý kiến lo ngại việc bị khấu trừ thuế ngay trên tài khoản ngân hàng sẽ làm gia tăng việc dùng tiền mặt, đi ngược lại chính sách khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt mà Chính phủ đang thúc đẩy. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?
Theo tôi, việc cơ quan thế quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử có thể ảnh hưởng tới chủ trương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng không đáng lo ngại. Lý do bởi, những khách hàng lâu nay đã sử dụng phương thức thanh toán điện tử, lại không có vướng mắc gì về thuế, thì không có lý do gì để quay trở lại thanh toán bằng tiền mặt.
Cùng với đó, tình trạng cá nhân nợ thuế, trốn thuế hiện nay không phổ biến. Vả lại, danh sách của những khách hàng này phía cơ quan thuế cũng đã nắm rõ và có sự truy soát thuế trong những năm vừa qua, cho nên việc kiểm soát tài khoản ngân hàng của những đối tượng này không gây nhiều tác động tới chính sách hạn chế dùng tiền mặt.
Hơn nữa, quy định mới còn giúp cơ quan thuế để có thêm sự hỗ trợ trong việc truy thu thuế, đồng thời mang lại cơ hội thu được thuế của các cá nhân nước ngoài khi họ giao dịch, kinh doanh tại Việt Nam.
Nhìn chung, trong vấn đề này, chúng ta cần tính tới lợi ích toàn cục của nền kinh tế và thông lệ quốc tế cũng đã cho phép làm như vậy. Tất nhiên, như tôi đã chia sẻ, hai cơ quan thuế và ngân hàng cần ngồi lại với nhau để xác định phương án trao đổi thông tin cụ thể, tránh xảy ra tình trạng áp dụng quy tắc hành chính cứng nhắc, cồng kềnh, gây tốn kém, cũng như ảnh hưởng tới quyền lợi của khách hàng.
Hải Phòng nâng cao năng lực, tận dụng tối đa cơ hội hội nhập quốc tế Cơ hội từ quá trình hội nhập quốc tế mang lại là tổng số vốn của khu vực FDI của thành phố tăng mạnh trong 5 năm qua, đạt 9,41 tỷ USD, nâng tổng nguồn vốn này lên gần 18,2 tỷ USD. Dây chuyền sản xuất, lắp ráp linh kiện cho bếp gas của Công ty TNHH Paloma Việt Nam (vốn đầu tư...