VAMC đặt chỉ tiêu xử lý 5.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2020
Công ty Quản lý tài sản (VAMC) đặt chỉ tiêu mua nợ xấu trong năm nay theo giá trị trường là 5.000 tỷ đồng và xử lý dư nợ gốc đạt 50.000 tỷ đồng.
Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vừa công bố báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.
VAMC đặt chỉ tiêu xử lý 5.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2020. Ảnh minh họa
Báo cáo cho biết, trong năm 2019, VAMC đã thực hiện mua 381 khoản nợ của 9 tổ chức tín dụng với tổng dư nợ gốc nội bảng là 20.544 tỷ đồng, giá mua nợ là 19.846 tỷ đồng, đạt 99,23% kế hoạch đã được NHNN phê duyệt.
Lũy kế từ khi thành lập đến hết năm 2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt với tổng dư nợ gốc nội bảng là 359.393 tỷ đồng, giá mua nợ là 327.413 tỷ đồng. VAMC còn mua 37 khoản nợ theo giá trị thị trường và giúp các tổ chức tín dụng xử lý hơn 2.130 tỷ đồng nợ xấu.
Video đang HOT
Theo Nghị quyết 42/2017/QH14, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường được 37 khoản nợ với tổng giá mua nợ là 2.247 tỷ đồng (góp phần xử lý nợ 2.131 tỷ đồng dư nợ xấu cho tổ chức tín dụng), đạt 112% chỉ tiêu mua nợ theo giá trị thị trường đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Lũy kế từ năm 2017 đến 31/12/2019, VAMC đã thực hiện mua nợ xấu theo giá trị thị trường đạt 8.0213 tỷ đồng dư nợ gốc nội bảng bới giá mua nợ là 8.207 tỷ đồng.
Năm 2019, dư nợ gốc xử lý tạm tính của VAMC là 69.778 tỷ đồng. Lũy kế đến 31/12/2019 tạm tính 258.205 tỷ đồng dư nợ gốc xử lý. Tổng số tiền thu hồi nợ trong năm 2019 là 32.273 tỷ đồng. VAMC đã đã bán khoản nợ đạt 16.265 tỷ đồng, xử lý tài sản bảo đảm 6.468 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo công ty cho biết sắp tới sẽ tập trung mua nợ xấu bằng trái phiếu đặc biệt của các tổ chức tín dụng yếu kém, có thể gây rủi ro cho hệ thống, các tổ chức có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Mục tiêu năm nay xử lý 50.000 tỷ đồng dư nợ gốc, mua 5.000 tỷ đồng dư nợ xấu theo giá trị thị trường và 15.000 tỷ đồng phát hành trái phiếu đặc biệt.
VAMC dự kiến trình NHNN và các cơ quan có thẩm quyền duyệt tăng vốn điều lệ lên 10.000 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn và nâng cao năng lực tài chính để mua nợ xấu theo giá thị trường. Công ty cũng xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về các khoản nợ.
VAMC cho biết sẽ triển khai xúc tiến việc thành lập sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ/tài sản.
VietinBank (CTG) có kế hoạch tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy
Sáng nay (23/5), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã chứng khoán CTG - sàn HOSE) tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2020 với các mục tiêu chính trong hoạt động kinh doanh được đặt ra như: Dư nợ tín dụng tăng 4% - 8,5%; Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng trưởng phù hợp với sử dụng vốn, cân đối với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, dự kiến 5 - 10%; Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng dưới 2%.
Thông tin tại ĐHCĐ cho biết, năm 2019, tốc độ cải thiện hiệu quả của Ngân hàng đã cao hơn nhiều lần tốc độ tăng trưởng quy mô; tổng tài sản hợp nhất của VietinBank đến 31/12/2019 đạt 1,24 triệu tỷ đồng, tăng 6,6% so với năm 2018 và vượt kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra.
Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ năm 2019 đạt 11.461 tỷ đồng, đạt 127% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra; Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 11.781 tỷ đồng, đạt 124% kế hoạch ĐHĐCĐ đề ra; Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 37,4% so với 2018. Quản lý tốt chất lượng tăng trưởng, tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,2%.
Đối với năm 2020, VietinBank xác định nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện có kết quả toàn diện các nhiệm vụ đề ra tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020, cải thiện hiệu quả sinh lời, tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh doanh, cơ cấu khách hàng, chú trọng quản lý chất lượng tăng trưởng, kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu;
Hoàn thiện chiến lược phát triển VietinBank giai đoạn 2021 - 2030 và kế hoạch kinh doanh trung hạn 2021 - 2023. Một số định hướng trọng tâm là phát triển mạnh theo chiều sâu, tăng trưởng gắn với cải thiện mạnh mẽ về hiệu quả. Tiếp tục cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng tỷ trọng phân khúc khách hàng SME và bán lẻ, đa dạng cơ cấu doanh thu. Quản trị tài chính, chi phí vốn hiệu quả.
Về phương án tăng vốn điều lệ, khai thác tối đa các biện pháp để tăng vốn tự có như: lợi nhuận tích lũy nội bộ, chia cổ tức bằng cổ phiếu, đề xuất phát triển các kênh tăng vốn mới, phát hành trái phiếu thứ cấp, nâng cao hiệu quả đầu tư, góp vốn, kiểm soát tốt tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tài sản có rủi ro. VietinBank triển khai và đáp ứng Basel II ngay khi được tăng vốn.
VietinBank cho biết, Ngân hàng tự có từ nguồn lợi nhuận tích lũy và việc này đang được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để thực hiện. Trong bối cảnh đó, VietinBank tiếp tục định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2020 với tốc độ hợp lý, đảm bảo tuân thủ hạn mức tăng trưởng tín dụng theo điều hành của NHNN, đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng chính đáng của nền kinh tế.
Ưu tiên phát triển của VPBank sau đại dịch Covid-19 Tăng trưởng tín dụng của VPBank có thể giảm trong năm 2020 và ngân hàng cũng sẽ không quá tập trung vào tối ưu hóa NIM. Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh cho biết VPBank có thể trở lại với các mục tiêu tham vọng hơn vào năm 2021, còn trước mắt, ưu tiên hàng đầu vẫn là đảm bảo tình hình thu...