VAMA đề xuất 3 nội dung phát triển ngành ô tô giai đoạn 2030-2050
Cần có chính sách ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ, khuyến khích người tiêu dùng đồng thời giảm mức phát thải CO2.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) đã đề nghị Chính phủ 3 nội dung nhằm phát triển ngành ô tô trong trung và dài hạn, giai đoạn từ 2030-2050.
Cụ thể, liên quan tới chính sách khuyến khích, ưu đãi để phát triển xe điện hóa, VAMA đề xuất có ưu đãi phù hợp cho từng dòng xe điện hóa nhằm hỗ trợ và khuyến khích người tiêu dùng, đồng thời hướng tới giảm mức phát thải CO2.
Bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ trương của Chính phủ trong việc cam kết và thực hiện các giải pháp đồng bộ hướng tới mục tiêu phát “thải ròng bằng 0″ vào năm 2050 nhưng VAMA cũng cho rằng, sẽ cần nhiều thời gian tới hàng chục năm để đầu tư, nghiên cứu phát triển và từng bước phổ biến xe điện chạy pin.
Trạm sạc ô tô điện do Vinfast đầu tư
Cụ thể là cần đầu tư lớn và đồng bộ để phát triển hệ thống trạm sạc, tích hợp với giao thông tĩnh để có thể sạc trong lúc đỗ xe, hệ thống nguồn phát điện đảm bảo đủ nguồn điện sạch và hệ thống phân phối và điều độ điện.
Video đang HOT
Cạnh đó, công nghệ sạc nhanh và công nghệ pin cũng sẽ cần nhiều thời gian để hoàn thiện để đạt được sự thuận lợi hợp lý cho người dùng. Ngoài ra, giá thành sản xuất xe điện nói chung hiện còn rất cao so với khả năng chi trả của số đông khách hàng.
Do đó, trong thời gian chuyển tiếp – từ nay tới lúc phổ biến hoàn toàn xe điện, VAMA kiến nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích, giảm thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ để hỗ trợ các dòng xe có mức phát thải thấp để có thể đóng góp ngay vào việc giảm phát thải mà không đòi hỏi đầu tư lớn cho hạ tầng trạm sạc, thực sự phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, đó là xe HEV, PHEV.
Theo kinh nghiệm và dữ liệu của các nhà sản xuất ô tô thế giới, các dòng xe này có thể giúp giảm ngay tới hơn 50% lượng phát thải so với xe động cơ xăng dầu thông thường.
Đồng thời, cũng cần có lộ trình và giải pháp, chính sách (thuế phí, ưu đãi đầu tư) phát triển hạ tầng trạm sạc.
Đề xuất thứ 2 liên quan tới quy định giới hạn mức tiêu thụ nhiên liệu cho phương tiện giao thông đường bộ tại Việt Nam. Theo VAMA, cần xem xét tới yếu tố phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của đất nước, điều kiện của ngành công nghiệp và chiến lược phát triển của các nhà sản xuất; mà vẫn đảm bảo thực hiện cam kết Quốc tế với việc cắt giảm phát thải CO2 của Việt Nam tại COP21 và COP26.
Nhãn tiêu hao năng lượng
Theo đối chiếu của VAMA với giải pháp giả định E15 áp mức cố định cho từng loại xe dựa trên dung tích xi lanh nêu tại Báo cáo kỹ thuật đóng góp do Quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) cập nhật năm 2020 thì 97% mẫu xe hiện theo thống kê bán trên thị trường trong giai đoạn từ 2016 – 2020 không đáp ứng được mức cố định này.
Và như vậy có thể phải dừng sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng rất lớn tới ngành công nghiệp ô tô và khách hàng.
Ngoài ra, thực tiễn cho thấy hầu hết các quốc gia trên Thế giới xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu thường áp dụng nguyên tắc trung bình chung theo đoàn xe (CAFE) dựa trên khối lượng xe đã chứng minh được hiệu quả giảm phát thải cũng như tạo điều kiện cho các hãng chủ động áp dụng các giải pháp một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu đề ra.
Do đó, VAMA đề xuất áp dụng chính sách đồng bộ gồm xây dựng mức tiêu thụ nhiên liệu dựa trên nguyên tắc trung bình chung của đoàn xe (CAFE) thay vì mức tiêu thụ nhiên liệu áp cố định cho từng dòng xe, cùng với các chính sách thuế dựa trên dung tích động cơ xe và mức phát thải CO2.
VAMA cũng bày tỏ mong muốn được tham gia quá trình xây dựng dự thảo quy định này.
Cuối cùng, là việc sớm phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam trong tình hình mới.
Theo VAMA, Chiến lược mới cần đặc biệt quan tâm đề xuất các chính sách ưu đãi cụ thể, đặc thù cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô tạo hành lang pháp lý, thực sự thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô, đồng thời đảm bảo phù hợp với các cam kết quốc tế, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ cho ô tô phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất ô tô thế giới và thực tiễn hoạt động sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Xuất hiện trạm sạc xe ô tô điện chỉ cần sạc 5 phút xe sẽ chạy được 200 km
Đối với một công ty sản xuất xe điện, việc giải quyết nỗi lo sạc pin của người dùng là điều cần thiết, do đó hãng xe này đã phát hành nền tảng SiC để đi được 200 km trong 5 phút sạc.
Xpeng ô tô đã tổ chức Ngày Khoa học và Công nghệ 1024 lần thứ ba, theo He Xiaopeng, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Xpeng ô tô, điện khí hóa và trí thông minh đang phát triển và Xpeng sẽ tiếp tục khám phá những khả năng mới trong tương lai.
Xpeng ô tô có mạng lưới sạc lớn nhất trong số tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc. Ảnh: Carnewschina
Đối với một công ty sản xuất xe điện, việc giải quyết nỗi lo sạc pin của người dùng là điều cần thiết. Xpeng ô tô tập trung vào hệ thống siêu bổ sung năng lượng. Như He Xiaopeng đã nói, siêu bổ sung năng lượng là cơ sở của việc đi du lịch trong tương lai. Hệ thống bổ sung năng lượng tuyệt vời của ô tô Xpeng được chia thành ba khía cạnh: bổ sung năng lượng đô thị, tăng áp và sạc đường cao tốc, đáp ứng các nhu cầu khác nhau.
Xpeng ô tô có mạng lưới sạc lớn nhất trong số tất cả các công ty khởi nghiệp xe điện của Trung Quốc, bao gồm 439 trạm sạc siêu tốc và 1.648 trạm sạc miễn phí. Xpeng sẽ xúc tiến nâng cấp kỹ thuật hoàn chỉnh xe, cọc sạc, trạm thu phí trong thời gian tới.
Xpeng đã phát hành nền tảng SiC điện áp cao 800V được sản xuất hàng loạt đầu tiên của Trung Quốc, với dòng điện cực đại sạc hơn 600A. Nó có thể đạt được độ bền 200 km sau khi sạc trong 5 phút. Trong khi đó, để phát huy hết khả năng của dàn 800V, ô tô Xpeng đã cho ra đời cọc tăng áp cao áp 480kw.
Trong tương lai, Xpeng sẽ tiếp tục nỗ lực bố trí theo dữ liệu hành trình của các chủ xe, đảm bảo bổ sung năng lượng di chuyển trong vòng đô thị, thiết lập mạng lưới thu phí xung quanh khu vực dịch vụ đường cao tốc và lối ra vào của đường cao tốc đáp ứng nhu cầu di chuyển đường dài.
Nhiều nhà sản xuất phụ tùng ô tô Ấn Độ muốn đầu tư vào Việt Nam Gần 30 nhà cung ứng phụ tùng ô tô Ấn Độ tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam qua diễn đàn "Gặp gỡ doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam trong lĩnh vực ô tô". Ngày 22/8/2022, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Liên minh Xúc tiến đầu tư quốc tế...