Vai trò người có uy tín nơi biên giới
Nhiều năm qua, trưởng bản, người có uy tín (TB, NCUT), thuộc Khu Kinh tế – Quốc phòng (KT – QP) Sông Mã luôn phát huy tốt vai trò đầu tàu, gương mẫu, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh. Họ là những “cánh tay nối dài” giữa Đoàn KT-QP 326 (Quân khu 2) với cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương.
Cán bộ Đội sản xuất và xây dựng cơ sở chính trị số 7, Đoàn KT – QP 326 (Quân khu 2) cùng ông Giàng Chứ Măng hướng dẫn người dân phát triển kinh tế.
Khu KT – QP Sông Mã do oàn KT – QP 326 quản lý, thực hiện dự án ở 15 xã vùng cao, biên giới thuộc hai tỉnh Sơn La và iện Biên; nơi đây đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 96% số dân, địa bàn thường xuyên chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh; trình độ dân trí không đồng đều, địa phương còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. áng chú ý, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, các thế lực thù địch, phản động thường xuyên tìm mọi cách kích động, lôi kéo, mua chuộc, gây mất ổn định chính trị – xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc… Từ thực tế nêu trên, những năm qua, ảng ủy, chỉ huy oàn KT- QP 326 đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân vùng dự án nâng cao nhận thức, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu; phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo bằng việc phát huy vai trò của TB, NCUT trong cộng đồng.
Video đang HOT
Tại xã Nậm Lạnh, huyện Sốp Cộp (Sơn La), nhiều ngôi nhà sàn, nhà xây kiên cố của đồng bào dân tộc H’Mông mới được xây dựng, đời sống của người dân vùng cao có nhiều khởi sắc. Chủ tịch UBND xã Nậm Lạnh Vì Văn Minh cho biết, con đường dẫn vào trụ sở UBND xã 5 năm trước đây chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mưa. ược sự quan tâm đầu tư của cấp trên, sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, chung tay góp sức của cán bộ, chiến sĩ oàn KT- QP 326, địa phương đã vận động người dân tự nguyện hiến đất mở đường, phá dỡ tường rào xây dựng hạ tầng giao thông, trong đó có vai trò rất lớn của TB, NCUT. Ông Tòng Văn Tấn, ở bản Phổng, là một trong số 11 NCUT xã Nậm Lạnh do người dân bầu lên. Trước đây, ông Tấn là người đi đầu tự nguyện hiến hơn 47 m2 đất vườn của gia đình để làm đường giao thông nông thôn. Khi bản có chủ trương xây nhà văn hóa, ông Tấn hiến thêm 53 m2 đất vườn, chặt phá 11 cây nhãn chuẩn bị cho thu hoạch để giải phóng mặt bằng. Cùng với đó, ông Tấn còn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp bản; không quản đường sá đi lại khó khăn, ông Tấn còn đến các gia đình vận động bà con trong vùng góp công, góp của, hiến đất để xây dựng đường giao thông nội bản.
Ông Giàng Chứ Măng là NCUT trong bản Sam Quảng, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp. Nhiều năm nay ông Măng trở thành cầu nối giữa các ban, ngành, đoàn thể địa phương với người dân trong việc tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt chủ trương của ảng, chính sách dân tộc, tôn giáo của Nhà nước. Ông Măng còn là thành viên rất tích cực bám nắm địa bàn, gần dân, gắn bó với nhân dân. Ông Lò Văn Chủ, Chủ tịch UBND xã Mường Lèo cho biết, mỗi khi biết tin có gia đình trong bản xảy ra mâu thuẫn là ông Măng lại đến hòa giải; ông còn tích cực phối hợp cán bộ, nhân viên của oàn KT – QP 326 tuyên truyền, vận động bà con không di cư tự do, không nghe, không tin kẻ xấu mua chuộc, không bỏ nhà vượt biên đi làm ăn xa, góp phần giữ vững an ninh chính trị ở địa bàn biên giới. Bên cạnh đó, ông Măng còn đồng hành cùng cán bộ, nhân viên ội sản xuất và xây dựng cơ sở chính trị số 7 (oàn KT- QP 326), tích cực vận động con em trên địa bàn xuống các khu công nghiệp vùng xuôi lao động để tăng thêm thu nhập. Ông Măng đã trực tiếp giúp hộ gia đình anh Lý A Trang và Giàng Tộng Lâu, ở bản Sam Quảng trồng sắn cao sản theo hướng chuyên canh tập trung, trở thành những hộ có kinh tế khá trong bản.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Sốp Cộp Quàng Văn Chiêng cho biết: Huyện hiện có hơn 100 TB, NCUT là lực lượng rất quan trọng giúp địa phương triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Do vậy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm chăm lo, thăm hỏi động viên, tặng quà TB, NCUT vào các dịp lễ, Tết; đồng thời phối hợp oàn KT – QP 326 mở các lớp bồi dưỡng để TB, NCUT có điều kiện học tập nâng cao trình độ, kiến thức, kinh nghiệm trong việc giúp dân phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
ại tá Trần Văn Chanh, Bí thư ảng ủy, Chính ủy oàn KT – QP 326 chia sẻ: Những năm qua, oàn thường xuyên làm tốt công tác tham mưu, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai, thực hiện hiệu quả nhiều dự án, mô hình phát triển kinh tế và làm công tác dân vận. Phát huy vai trò gương mẫu, trách nhiệm của TB, NCUT; oàn còn chỉ đạo các đội sản xuất phối hợp nắm chắc tình hình từng địa bàn thông qua TB, NCUT. Hằng năm, oàn tổ chức gặp mặt, tặng quà, biểu dương, khen thưởng TB, NCUT, góp phần để họ phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò của mình.
Những đóng góp của già làng, TB, NCUT thuộc Khu KT-QP Sông Mã đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê và đời sống đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa nơi biên giới; góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với ảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương. ội ngũ TB, NCUT xứng đáng là chỗ dựa tinh thần, là cầu nối giữa các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ với nhân dân trong xây dựng, củng cố hệ thống chính trị…
Huyện Mường Lát xây dựng các mô hình phát triển kinh tế
Được sự hỗ trợ về nguồn vốn, con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật, đồng bào vùng cao huyện Mường Lát đã có cơ hội tiếp cận với những mô hình kinh tế hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao.
Mô hình nuôi bò sinh sản giúp người dân xã Pù Nhi (Mường Lát) xóa đói, giảm nghèo.
Chị Sung Thị Lâu, bản Pù Toong, xã Pù Nhi, cho biết: Trước đây gia đình rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã. Năm 2017, được UBND xã hỗ trợ một con bò giống trị giá 10 triệu đồng, đồng thời hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế vườn rừng. Đến nay, mô hình kinh tế của gia đình chị Lâu đã phát triển hiệu quả, cho thu nhập cao với 12 con bò, 200 con gà, 1 ha xoan đào, 6 sào lúa, 1 ha mía, thu nhập bình quân đạt 120 triệu đồng/năm... Không chỉ gia đình chị Lâu mà nhiều gia đình trên địa bàn xã Pù Nhi tham gia mô hình phát triển kinh tế đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Giai đoạn 2016-2020, xã Pù Nhi được các chương trình, dự án, mô hình giảm nghèo hỗ trợ hơn 2 tỷ đồng để giúp người dân xây dựng các mô hình phát triển sản xuất như mô hình chăn nuôi bò, lợn, mô hình trồng cây ăn quả, trồng lúa nước... Nhờ thực hiện tốt các mô hình kinh tế, số hộ nghèo của xã năm 2017 là 700 hộ, đến cuối năm 2020 giảm còn hơn 500 hộ, trong đó khoảng 400 hộ là đồng bào Mông, thu nhập bình quân đạt 16 triệu đồng/người/năm.
Có thể thấy, từ các mô hình chăn nuôi, trồng trọt được triển khai ở huyện Mường Lát đã từng bước đem lại hiệu quả thiết thực cho nhiều hộ gia đình, góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới. Bằng các nguồn vốn được phân bổ và lồng ghép các chương trình dự án khác, huyện Mường Lát đã triển khai được trên 100 mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, thu hút gần 15.000 lượt hộ dân tham gia, với tổng kinh phí đầu tư trên 72,24 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi bò cái sinh sản giống địa phương theo hình thức ngân hàng; mô hình trồng cỏ kết hợp với chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả, với diện tích trồng cỏ trên 100 ha; mô hình trồng dưa hấu tại xã Quang Chiểu, mang lại thu nhập từ 50 - 60 triệu đồng/ha; mô hình thâm canh cây lúa lai, lúa thuần, trên tổng diện tích thực hiện cả hai vụ là 540,3 ha, năng suất bình quân đạt 65 tạ/ha...
Hay như Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát đã, đang duy trì 17 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả; thành lập mới 3 tổ hợp tác, gồm: 2 tổ hợp tác chăn nuôi bò tại xã Pù Nhi và Mường Chanh, 1 tổ hợp tác chăn nuôi vịt tại xã Trung Lý. Ngoài ra, hội còn thực hiện tốt phong trào phụ nữ giúp nhau lúc khó khăn, hoạn nạn với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, chị em phụ nữ ở các chi hội đã giúp đỡ cho 178 hội viên với nhiều hình thức như: tiền mặt, gạo, củi, ngày công, con giống... ước tính trên 287 triệu đồng.
Thời gian tới, huyện Mường Lát tiếp tục quan tâm đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc để kết nối vùng dân tộc thiểu số và miền núi với vùng phát triển nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm do Nhân dân sản xuất. Cùng với đó, giải quyết cơ bản vấn đề đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, dạy nghề, tạo sinh kế cho đồng bào có thu nhập ổn định, đảm bảo đời sống một cách bền vững.
Quốc hội xem xét, quyết định công tác nhân sự Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 30/3, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc miễn nhiệm Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử...