Vai trò đắc lực của Doãn Văn Phương trong việc giúp Trịnh Văn Quyết lừa đảo
Ông Doãn Văn Phương từng giữ nhiều chức vụ tại FLC, cưới vợ hoa hậu và hiện đang bỏ trốn.
CQĐT đã xác minh nhiều nơi nhưng chưa có kết quả.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 51 bị can trong vụ thao túng thị trường chứng khoán liên quan đến Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Ông Doãn Văn Phương (SN 1977, quê Thanh Hóa) khi đang ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC được giao thêm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros các giai đoạn.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT Công ty Faros, từ 28/5/2015- 9/11/2019, ông Phương đã chỉ đạo các thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc và các cá nhân thuộc công ty này thực hiện một số hành vi:
Ông Doãn Văn Phương giữ nhiều trọng trách tại hệ sinh thái FLC
Chỉ đạo việc ban hành các nghị quyết về việc tăng vốn điều lệ, lập hồ sơ góp vốn khống, hạch toán kế toán, hợp thức việc góp vốn và sử dụng vốn góp khống, lập hồ sơ đăng ký công ty đại chúng, đăng ký lưu ký, đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu, tương đương 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Công ty Faros; để ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Chỉ đạo và trực tiếp ký các tờ trình, biên bản, nghị quyết của HĐQT để ra chủ trương về việc tăng vốn và đăng ký niêm yết cổ phiếu của Faros; trực tiếp ký hồ sơ, chứng từ khống để hợp thức hạch toán kế toán cho việc góp vốn khống tại Faros.
Ông Phương cũng ký các tài liệu để làm hồ sơ gửi Vụ giám sát Công ty đại chúng đề nghị đăng ký công ty đại chúng, đề nghị Trung tâm lưu ký cho đăng ký và lưu ký chứng khoán, đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM chấp thuận niêm yết cổ phiếu của Faros với giá trị vốn góp không đúng thực tế.
Tại CQĐT ông Trần Đắc Sinh, Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhiệm kỳ 2015-2020 và Lê Hải Trà (từng là Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) thừa nhận làm sai, giúp ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Trình bày lý do giúp cựu Chủ tịch FLC, cả ông Sinh và Trà đều cho rằng vì có mối quan hệ quen biết với ông Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương.
Nâng khống giá trị góp vốn
Video đang HOT
Kết luận điều tra bổ sung cũng chỉ ra rằng, với danh nghĩa cá nhân, ông Phương đã ký hợp đồng ngày 19/5/2015 với nội dung: Nhận chuyển nhượng 675 ngàn cổ phần của Nguyễn Văn Mạnh tại Công ty Faros nhưng không phát sinh thanh toán để đứng tên làm cổ đông góp vốn.
Sau khi trở thành cổ đông góp vốn, từ ngày 27/5/2015- 12/11/2015, ông Phương ký khống 4 giấy tờ nộp tiền góp vốn khống và 2 ủy nhiệm chi khống để em gái ông Quyết là Trịnh Thị Minh Huế dùng làm thủ tục nộp tiền, chuyển tiền hợp thức làm tăng khống vốn góp mang tên Doãn Văn Phương tại Faros từ 675 triệu đồng, tương đương 675 ngàn cổ phần lên thành hơn 77 tỷ đồng, tương đương hơn 7,7 triệu cổ phần.
Trước khi niêm yết, ông Phương đã trả lại hơn 7,7 triệu cổ phần cho ông Trịnh Văn Quyết bằng hình thức ký hợp đồng chuyển nhượng ngày 28/1/2016 nhưng không phát sinh thanh toán tiền. CQĐT cho rằng, ông Phương được hưởng lợi 500 ngàn cổ phiếu với giá trị phát hành là 5 tỷ đồng.
Ngày 29/8/2016, ông Phương đăng ký lưu ký tại tài khoản chứng khoán mang tên Doãn Văn Phương. Năm 2017 và 2018, ông Phương được trả cổ tức thêm 160 ngàn cổ phiếu, nâng tổng số cổ phiếu ông này sở hữu lên 660 ngàn cổ phiếu.
Trong 2 ngày 6/5/2020 và 11/5/2020, tài khoản chứng khoán của ông Phương bán toàn bộ 660 ngàn cổ phiếu, thu hơn 2,3 tỷ đồng.
Kết quả điều tra cho thấy, ông Doãn Văn Phương đã cùng Trịnh Văn Quyết và đồng phạm nâng khống giá trị góp vốn tại Công ty Faros, đăng ký niêm yết và bán cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống, chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Theo CQĐT, hành vi của ông Phương đã đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4, Điều 174 BLHS năm 2015, đồng phạm với vai trò tổ chức thực hiện, giúp sức tích cực cho ông Trịnh Văn Quyết.
Quá trình điều tra, ông Phương đã bỏ trốn, nhưng CQĐT xác định được, ngày 27/3/2022, ông Doãn Văn Phương xuất cảnh đi Vương quốc Anh.
Ông Doãn Văn Phương quê Thanh Hóa, là cử nhân Luật tại Đại học Luật Hà Nội, thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ. Ông là một trong những cổ đông sáng lập của Tập đoàn FLC, từng giữ các chức vụ: Tổng giám đốc FLC đến tháng 5/2015; Chủ tịch Công ty TNHH MTV FLC Land; Chủ tịch HĐQT CTCP FLC Golf & Resort; Thành viên HĐQT CTCP Truyền thông và Công nghệ FLC.
Năm 2017, khi bước sang tuổi 40, ông Phương được báo chí nhiều lần nhắc tên khi cưới vợ hoa hậu.
Điều tra bổ sung vụ FLC: 'Con voi chui lọt lỗ kim' và 'biết sai vẫn làm'
Kết qua điều tra bổ sung vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán đã chỉ ra chuyện "con voi chui lọt lỗ kim" và "biết sai vẫn làm"...
Kết luận điều tra bổ sung vụ FLC chỉ ra rằng, ông Trần Đắc Sinh được bổ nhiệm Chủ tịch Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) nhiệm kỳ 2015-2020. Ông Sinh chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị, kiểm tra giám sát tổng giám đốc trong việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ.
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị niêm yết của Công ty Faros, ông Sinh biết báo cáo tài chính năm 2014, 2015 của công ty này không phù hợp vì phạm vi lưu ý lớn, "không đủ cơ sở để xác định số vốn đã thực góp" theo văn bản của Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và các tài liệu có trong hồ sơ đề nghị niêm yết.
Nhưng do có mối quan hệ với ông Trịnh Văn Quyết và Doãn Văn Phương (cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, đã bỏ trốn) và được hai ông này nhiều lần nhờ giúp đỡ nên ông Sinh đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện sớm niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros.
Ông Trịnh Văn Quyết (Ảnh: Hoàng Hà)
Mặc dù theo Quy chế hoạt động của HĐQT và Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thì việc thẩm định chấp thuận niêm yết cổ phiếu đối với Faros không thuộc thẩm quyền của HĐQT, nhưng 8/2016, khi công ty này chưa bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định, ông Sinh đã chỉ đạo Văn phòng HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM làm văn bản thông báo yêu cầu Hội đồng niêm yết phải báo cáo kết quả thẩm định trong cuộc họp giao ban ngày 23/8/2016 để HĐQT quyết định.
Tại cuộc họp này, ông Trần Đắc Sinh đã cùng các thành viên trong HĐQT thống nhất chấp thuận niêm yết và ký, ban hành nghị quyết có nội dung: "Hồ sơ của Công ty Faros đủ các điều kiện niêm yết trên Sở và đã làm rõ được các nội dung lưu ý của UBCKNN, đề nghị TGĐ ban hành quyết định niêm yết đối với Công ty Faros theo đúng trình tự, thủ tục niêm yết tại Sở".
Căn cứ ý kiến chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết và nghị quyết HĐQT, cuối cùng ông Trần Văn Dũng, Tổng giám đốc, Chủ tịch Hội đồng niêm yết đã ký ban hành quyết định chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Faros; vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng, mã chứng khoán ROS.
Việc này giúp ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống trên sàn chứng khoán, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt hơn 3.620 tỷ đồng của các nhà đầu tư. CQĐT cho rằng, hành vi của ông Sinh cấu thành tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cũng theo kết luận điều tra, ông Lê Hải Trà (khi đó là Ủy viên HĐQT, Phó TGĐ thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM) đã có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Cụ thể, ông Trà dù biết rõ báo cáo kiểm toán về tài chính của Faros có vi phạm bởi "chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp", trong quá trình thẩm định, ông Trà đã hai lần hội ý với các thành viên hội đồng niêm yết và đều thống nhất Faros chưa đủ điều kiện, yêu cầu công ty phải giải trình.
Ông Lê Hải Trà, cựu tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (Ảnh: HSX)
Nhưng 23/8/2016, khi Hội đồng niêm yết nhận được báo cáo giải trình của công ty, dù chưa có thời gian nghiên cứu nhưng trong cuộc họp trưa cùng ngày, ông Lê Hải Trà và các thành viên của hội đồng đã đồng ý với báo cáo này.
Ông Trà cùng các thành viên khác tiếp tục đồng ý chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu của Faros, dẫn đến hậu quả ông Quyết và đồng phạm được niêm yết 430 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp khống.
Tại CQĐT ông Sinh và ông Trà thừa nhận hành vi phạm tội và trình bày lý do giúp cựu Chủ tịch FLC là vì mối quan hệ quen biết và cũng muốn Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM có doanh thu từ thu phí niêm yết, phí giao dịch chứng khoán.
"Biết sai vẫn làm"
Liên quan đến vụ án, ba cán bộ thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước bị đề nghị truy tố gồm: Lê Công Điền (vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng thuộc Ủy ban Chứng khoán nhà nước); Dương Văn Thanh (TGĐ Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam); Phạm Minh Trung (trưởng phòng đăng ký chứng khoán thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam).
Ba người này bị đề nghị truy tố về tội "Công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Theo CQĐT, ông Lê Công Điền khi thẩm định hồ sơ của Faros đã phát hiện "không đủ cơ sở xác định vốn thực góp", các báo cáo kiểm toán không đúng quy định về kiểm toán vì không đủ cơ sở để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Dù vậy ông Điền vẫn không kiểm tra, xử lý đối với kiểm toán, thu hồi báo cáo kiểm toán mà chỉ điền và ký vào văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký đại chúng đối với Faros, sau đó công bố trên phương tiện thông tin của UBCKNN.
Từ đó ông Trịnh Văn Quyết và đồng phạm đã lợi dụng để thực hiện việc đăng ký lưu ký, đăng ký niêm yết 430 triệu cổ phiếu, thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư.
Tại CQĐT, ông Điền thừa nhận sai phạm và trình bày rằng: Do Faros là công ty lớn, ông Trịnh Văn Quyết lại "có nhiều mối quan hệ với lãnh đạo các cấp, sở hữu một công ty chuyên tư vấn pháp luật" và khi thẩm định hồ sơ, ông Điền yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng nhưng 2 lần bị công ty khiếu nại cho rằng vụ trưởng "làm vượt thẩm quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp".
Do lo sợ bị ảnh hưởng đến công việc của bản thân nên ông Điền "biết sai vẫn làm".
Theo kết luận điều tra, nhóm 3 cá nhân thuộc UBCKNN, Vụ giám sát Công ty đại chúng gồm các ông bà Vũ Bằng (nguyên Chủ tịch UBCKNN), Lê Thị Thúy (chuyên viên vụ Giám sát Công ty đại chúng), Lê Thị Thu Hằng (Phó Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng) đã thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tham mưu cho ông Lê Công Điền (Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng) khi nghiên cứu, thẩm định hồ sơ, chấp thuận công ty đại chúng đối với Công ty Faros, nhưng chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự.
CQĐT có văn bản kiến nghị Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính đối với hành vi vi phạm.
Vụ án cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung VKSND tối cao ra quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vụ án Trịnh Văn Quyết và đồng phạm về tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Ông Trịnh Văn Quyết khi còn làm Chủ tịch Tập đoàn FLC. Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao đã gửi công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nam thanh niên bị xử phạt vì bình luận phản cảm trên mạng xã hội

5 cựu cán bộ trong vụ xây trái phép 680 biệt thự ở Đồng Nai lĩnh án

Yêu cầu cung cấp tài liệu liên quan gói thầu mua bảo hiểm nhân thọ tại BSR

Chiếm đoạt hơn 100 tỷ đồng, "siêu lừa" lại bị lừa

Lùi ngày xử phúc thẩm cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

"Ngủ quên" trước hiểm họa thực phẩm chức năng giả: Trách nhiệm thuộc về ai?

Hai người đàn ông bán hàng trăm tài khoản ngân hàng cho người nước ngoài

Chính phủ đề xuất bán phương tiện vi phạm hành chính, tiền trả cho dân

Ngăn chặn kịp thời khoảng 50 'quái xế' chuẩn bị đua xe trên QL53

Bắt 3 thanh niên tiếp tay cho đường dây ghép 'ảnh nóng' để tống tiền

Thu hồi sản phẩm mỳ chính giả của Công ty Famimoto Việt Nam

Giải cứu 18 nữ thanh, thiếu niên bị giam lỏng tại cơ sở massage Moonlight
Có thể bạn quan tâm

Hojlund cứu MU khỏi trận thua
Sao thể thao
17:07:02 28/04/2025
Sau nhiều năm vướng nghi vấn bất hòa, Tạ Đình Phong bất ngờ bị tóm gọn hình ảnh ấm áp bên 2 con trai
Sao châu á
17:06:19 28/04/2025
Đang cấp cứu bé gái sốc phản vệ, bác sĩ bị người nhà đạp vào bụng
Tin nổi bật
17:04:44 28/04/2025
Thương Tín "Biệt động Sài Gòn": Trẻ nhận cát-xê bằng vàng, về già nghèo khó
Sao việt
17:03:42 28/04/2025
Châu Âu tham gia cuộc đua khoáng sản giữa các siêu cường
Thế giới
17:01:26 28/04/2025
Nhóm OPlus: "Vợ không giữ tiền của chúng tôi từ lâu rồi"
Nhạc việt
16:58:55 28/04/2025
Thiếu nữ Việt được gọi là "bạch nguyệt quang trong truyền thuyết": 5 tuổi đã vào showbiz, 14 tuổi cao 1m70, visual đỉnh
Netizen
16:57:55 28/04/2025
DANAFF III tôn vinh "Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh"
Hậu trường phim
16:56:32 28/04/2025
Cửa chính nên bố trí mở ra ngoài hay hướng vào trong nhà để chuẩn phong thủy?
Trắc nghiệm
16:56:04 28/04/2025
Một nàng hậu đang có sự thăng hạng nhan sắc mạnh mẽ, đã vậy còn ngày càng mặc đẹp
Phong cách sao
16:55:44 28/04/2025