Vai trò của trí tuệ nhân tạo trong nỗ lực xây dựng y tế số
Nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, các cơ sở y tế có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện. Trong đó, các cơ sở y tế chú trọng tới công nghệ số hiện đại, nhằm thay đổi tích cực toàn bộ hoạt động chăm sóc sức khỏe. Thời gian qua, ngành y tế đã có bước phát triển mạnh mẽ trong việc tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn…
Chẩn đoán với độ chính xác cao
Tại hội nghị “Chuyển đổi số y tế quốc gia” cuối năm 2020, đại diện Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khỏe cho mọi người ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá”. Trong đó, công nghệ số nói chung và trí tuệ nhân tạo (AI) nói riêng đóng vai trò quan trọng, giúp các bác sĩ đem tới dịch vụ y tế chất lượng cho người dân.
Tháng 6/2020, các chuyên gia, nhà khoa học của VinBrain đã nghiên cứu thành công và ra mắt DrAid – AI trợ lý bác sĩ, hỗ trợ chẩn đoán các dấu hiệu bất thường và bệnh lý về tim – phổi – xương dựa trên hình ảnh X-quang. DrAid được đào tạo dựa trên bộ dữ liệu lớn 1,3 triệu hình ảnh X-quang, trong đó có hơn 326.000 hình ảnh được gán nhãn và 7.592 hình ảnh dương tính của bệnh nhân Covid-19.
Ứng dụng DrAid hỗ trợ chẩn đoán các dấu hiệu bất thường và bệnh lý về tim – phổi – xương.
Video đang HOT
Hiện DrAid có khả năng hỗ trợ chẩn đoán 20 dấu hiệu bất thường và bệnh lý về tim – phổi – xương dựa trên hình ảnh X-quang ngực với độ chính xác trên 88% trong vòng 5 giây. Đồng thời, ứng dụng tự động đưa ra báo cáo y tế theo chuẩn quốc tế JCI có khoanh vùng và đo kích thước chính xác tại khu vực bất thường.
Việc ứng dụng AI vào các hoạt động khám chữa bệnh như DrAid được kỳ vọng tối ưu hoá quy trình làm việc của các bác sĩ, giúp nâng cao chất lượng, độ chính xác trong công tác khám chữa bệnh, đem lại dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất tới người dân.
Bác sĩ độc kết quả X-quang từ ứng dụng DrAid.
Bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số ngành y tế
Ngày nay, quá trình chuyển đổi số ngành y tế đang diễn ra mạnh mẽ hơn. Tại nước ta, 100% bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của BHXH Việt Nam. Bộ Y tế cũng đã đưa vào hoạt động Cổng công khai Y tế để người dân và doanh nghiệp có thể chủ động tra cứu các thông tin về giá thuốc, thiết bị y tế, chi phí khám chữa bệnh.
Đơn cử, chỉ trong vòng hơn một tháng qua, bốn bệnh viện đầu ngành là Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên và Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đã đồng loạt ký thỏa thuận hợp tác với VinBrain để triển khai ứng dụng sản phẩm DrAid vào hỗ trợ các hoạt động y tế.
Bệnh viện Đại học Y Dược Huế ký kết hợp tác với VinBrain.
Đại diện Bệnh viện Đại học Y Dược Huế đánh giá cao vai trò của DrAid trong việc hỗ trợ các bác sĩ tránh bỏ sót các tổn thương, nhất là tổn thương xương sườn trong quá trình chẩn đoán hình ảnh. Các tính năng trên ứng dụng như điều chỉnh độ tương phản, phóng to, thu nhỏ hình ảnh phim chụp cũng giúp các bác sĩ đọc các tổn thương và chẩn đoán bệnh chính xác và nhanh hơn. Ngoài ra, ứng dụng giúp lưu trữ được hình ảnh gốc chất lượng cao để các bác sĩ tham khảo trong những lần thăm khám sau.
Bên cạnh việc tập trung nâng cao tính chính xác cho DrAid, VinBrain tiếp tục phát triển mô hình AI hỗ trợ chẩn đoán và điều trị ung thư trực tràng, ung thư gan, ung thư vòm họng và ung thư thực quản dựa trên hình ảnh CT và cộng hưởng từ MRI. Công ty còn phối hợp với ứng dụng AI trong chẩn đoán, điều trị và ngăn ngừa các bệnh lý huyết học (Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương); phát triển mô hình AI phát hiện và cảnh báo đột quỵ.
Châu Âu muốn thiết lập các tiêu chuẩn AI toàn cầu
Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 21.4 đã công bố các quy tắc dự thảo cứng rắn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo quy tắc mới của châu Âu, những ứng dụng AI cho phép chính phủ chấm điểm xã hội hoặc bóc lột trẻ em sẽ bị cấm
Quy tắc trên bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết hoạt động giám sát, như một phần trong nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho loại công nghệ được đánh giá là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. EC cũng dự kiến các khoản tiền phạt khổng lồ cho những trường hợp vi phạm, đồng thời đặt ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với những ứng dụng rủi ro cao.
Bộ quy tắc mới được kỳ vọng có thể giúp Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu trong điều chỉnh việc sử dụng AI, công nghệ mà các nhà phê bình cho rằng sẽ gây tác động có hại đến xã hội và có thể bị các chính phủ độc tài lợi dụng để đàn áp. Động thái của EU diễn ra khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ trong cuộc đua AI, và khi dịch Covid-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của các thuật toán và các tiện ích kết nối internet trong cuộc sống hằng ngày.
"Về trí tuệ nhân tạo thì lòng tin là điều bắt buộc. Với những quy tắc mang tính bước ngoặt này, EU đang dẫn đầu trong việc phát triển các chuẩn mực toàn cầu mới để đảm bảo AI có thể tin cậy được", Giám đốc công nghệ châu Âu Margrethe Vestager, nói.
EC cho biết những ứng dụng AI cho phép chính phủ chấm điểm xã hội hoặc bóc lột trẻ em sẽ bị cấm. Ứng dụng AI có độ rủi ro cao được sử dụng trong tuyển dụng, cơ sở hạ tầng quan trọng, chấm điểm tín dụng, di cư và thực thi pháp luật sẽ phải tuân theo các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Các công ty vi phạm quy tắc sẽ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu hoặc 30 triệu euro (khoảng 36 triệu USD), tùy theo con số nào cao hơn vào thời điểm đó.
Giám đốc công nghiệp châu Âu Thierry Breton cho biết quy tắc mới sẽ giúp 27 quốc gia EU gặt hái được những lợi ích của công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, năng lượng, nông nghiệp, du lịch và an ninh mạng. Tuy nhiên, quyền dân sự và lĩnh vực kỹ thuật số cần phải có một lệnh cấm toàn diện lên các công cụ giám sát hàng loạt về sinh trắc học như hệ thống nhận diện khuôn mặt, do lo ngại rủi ro về quyền riêng tư và các quyền cơ bản.
EC sẽ phải thông báo chi tiết với các chính phủ quốc gia trong liên minh EU và Nghị viện châu Âu trước khi các quy tắc có hiệu lực. Quá trình hoàn thiện sau đó có thể mất hơn một năm.
Cần lưu ý điều gì khi thực hiện giải mã gen bằng công nghệ? Các công ty sàng lọc di truyền cung cấp dịch vụ xét nghiệm di truyền theo mô hình trực tiếp (direct-to-consumer DTC), cho phép bạn kiểm tra khuynh hướng di truyền của mình về bệnh tật. Genetica là một trong những đơn vị đang sở hữu CLIA, CAP - là những chứng chỉ nghiêm ngặt bậc nhất tại Mỹ cho các phòng thí...