Vai trò của Nhật Bản trong hỗ trợ Ukraine

Theo dõi VGT trên

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nhật Bản đã nổi lên như một đối tác mạnh mẽ của Kiev thông qua viện trợ nhân đạo, kinh tế.

Vai trò của Nhật Bản trong hỗ trợ Ukraine - Hình 1
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản ngày 21/5/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Theo tờ Kyiv Post của Ukraine ngày 28/8, trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine và dù không thể cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine do các hạn chế pháp lý cũng như lý do lịch sử, Tokyo đã nổi lên như một đối tác mạnh mẽ của Kiev thông qua viện trợ nhân đạo, kinh tế cho quốc gia Đông Âu này.

Viện trợ nhân đạo và kinh tế

Nhật Bản đã cung cấp nhiều nguồn lực thiết yếu cho Ukraine, bao gồm thực phẩm, hỗ trợ y tế, và các nhu yếu phẩm cần thiết khác nhằm giảm bớt tổn thất cho dân thường và hỗ trợ chính phủ Ukraine giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo. Ngoài việc hỗ trợ nhân đạo, Tokyo cũng đã mở rộng viện trợ kinh tế đáng kể cho Ukraine nhằm ổn định nền kinh tế bị xung đột tàn phá. Với khoản viện trợ tổng cộng hơn 12 tỷ USD từ tháng 3/2022, Nhật Bản đang góp phần vào khả năng phục hồi và duy trì nền kinh tế của Ukraine.

Video đang HOT

Nhật Bản cũng đã ký Hiệp định song phương về Hỗ trợ Ukraine và Hợp tác giữa hai nước, nêu rõ các định hướng chính của hỗ trợ trong các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, và phục hồi, tái thiết trong thời hạn 10 năm. Thỏa thuận này bao gồm chuyển giao thiết bị phi sát thương, cung cấp dịch vụ y tế cho binh lính Ukraine, tăng cường hợp tác tình báo, bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, đảm bảo tự do hàng hải cùng an ninh của các tuyến đường biển.

Những nỗ lực của Nhật Bản trong tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Ukraine đã thể hiện qua việc hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hai nước đã ký kết thỏa thuận an ninh đầu tiên giữa Ukraine và một quốc gia châu Á – Thái Bình Dương, đ.ánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế của Nhật Bản.

Có thể nói, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đóng vai trò quan trọng trong việc định hình chính sách của Nhật Bản đối với Ukraine. Quan điểm của ông Kishida phản ánh mối quan ngại rộng hơn về động lực an ninh toàn cầu. Ông coi cuộc xung đột Nga – Ukraine không phải là một sự kiện đơn lẻ, mà là một phần của một mô hình lớn hơn.

Mục tiêu của Nhật Bản

Sự hỗ trợ của Nhật Bản dành cho Ukraine không chỉ phản ánh các mối quan ngại về an ninh và nhân đạo mà còn là một phần của chiến lược địa chính trị rộng lớn hơn. Nhật Bản đang tích cực tìm kiếm quyền tự chủ lớn hơn từ Mỹ và muốn khẳng định độc lập hơn trong chính sách đối ngoại. Để đạt được điều này, Nhật Bản mở rộng các cam kết và trách nhiệm quốc tế, từ đó củng cố vị thế của mình như một cường quốc quốc tế quan trọng.

Trên cơ sở đó, Nhật Bản đã nới lỏng các quy tắc về xuất khẩu vũ khí, cung cấp các thiết bị quốc phòng như phương tiện quân sự, áo chống đạn và thiết bị bay không người lái cho Ukraine. Đây là một bước tiến đáng kể đối với Nhật Bản, xét đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu thiết bị quốc phòng nghiêm ngặt của nước này.

Phản ứng của Nhật Bản đối với cuộc xung đột ở Ukraine cũng nhấn mạnh sự phát triển của chiến lược an ninh quốc gia. Nhật Bản đang tăng cường năng lực phòng thủ, thúc đẩy hợp tác với các đồng minh truyền thống như Mỹ và mở rộng quan hệ đối tác với các quốc gia khác như Australia, Ấn Độ và NATO.

Nhật Bản nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng

Do những cú sốc như cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung, đại dịch COVID-19, xung đột ở Ukraine và căng thẳng ở nhiều khu vực khác, Nhật Bản đang tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu của mình, giảm thiểu sự phụ thuộc vào Trung Quốc và đầu tư mạnh vào sản xuất trong nước cũng như ở Đông Nam Á.

Ngay từ năm 2005, Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất chiến lược "Trung Quốc 1" với các công ty đa quốc gia của Nhật Bản để phòng ngừa rủi ro khi quan hệ song phương Trung-Nhật trở nên nguội lạnh. Vào thời điểm đó, phản ứng của các công ty Nhật Bản đối với đề xuất này khá hờ hững. Tuy nhiên, lần này thì khác. Bị sốc trước tác động của các lệnh phong tỏa vì đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc, chính quyền cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã lập ngân sách 245,6 tỷ yên (1,56 tỷ USD) để giúp các công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất về nước hoặc sang Đông Nam Á.

Nhật Bản nỗ lực tái cấu trúc chuỗi cung ứng - Hình 1
Nhật Bản hỗ trợ doanh nghiệp chuyển chuỗi cung ứng về nước.

Năm 2022, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản vào Trung Quốc đạt 127,6 tỷ USD, lớn nhất trong số các nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp đa quốc gia của Nhật Bản đã tận dụng quốc gia này làm nền tảng xuất khẩu cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, mức thuế trừng phạt 25% do Mỹ áp đặt đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc và nguy cơ cuộc chiến thương mại leo thang đã làm tăng chi phí và sự không chắc chắn của các chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó thúc đẩy các công ty Nhật Bản đa dạng hóa hơn nữa chuỗi cung ứng của mình.

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp (METI) Nhật Bản hỗ trợ các công ty nước này chuyển chuỗi cung ứng về nước, trong khi Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) hỗ trợ chuyển chuỗi cung ứng sang các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Ấn Độ và Bangladesh. Từ tháng 5/2020-3/2022, METI đã trợ cấp cho 439 dự án chuyển dịch hoạt động sản xuất về nước (onshoring), bao gồm các lĩnh vực như thiết bị y tế, phụ tùng ôtô, điện tử và chất bán dẫn. Trong cùng kỳ, JETRO đã phê duyệt 104 dự án chuyển hoạt động sản xuất về gần chính quốc (near-shoring) và cung cấp tới 5 tỷ yên (32 triệu USD) cho mỗi dự án. Cơ quan này cũng đã phối hợp với ASEAN để thực hiện chiến lược near-shoring nhằm tăng cường khả năng chống chịu của chuỗi cung ứng của các công ty Nhật Bản.

Năm 2023, Trung Quốc chiếm 17,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản. Đây cũng là một trong những quốc gia tiếp nhận nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất của Nhật Bản. Mục đích của việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng là giảm sự phụ thuộc kinh tế của Nhật Bản vào Trung Quốc và giảm thiểu rủi ro từ mối quan hệ chính trị giữa hai quốc gia.

Đại dịch COVID-19 đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng chất bán dẫn và gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô - trụ cột của nền kinh tế công nghiệp Nhật Bản. Năm 2021, Chính phủ Nhật Bản đã công bố "Chiến lược về chất bán dẫn và ngành công nghiệp số" nhằm xây dựng lại ngành công nghiệp bán dẫn bằng các khoản trợ cấp của chính phủ. Năm 2022, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Đạo luật thúc đẩy an ninh kinh tế, yêu cầu chính phủ bảo đảm chuỗi cung ứng của các vật liệu quan trọng và duy trì sự ổn định của các cơ sở hạ tầng quan trọng cũng như an ninh quốc gia.

Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và đang cùng các đối tác cũng như các quốc gia cùng chí hướng cố gắng tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu trong lĩnh vực chất bán dẫn, xe điện và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác. Với tầm quan trọng về địa chính trị và năng lực công nghệ, Nhật Bản được xem là đối tác có năng lực và đáng tin cậy nhất của Mỹ để cùng nhau tái thiết chuỗi cung ứng toàn cầu trong các ngành công nghiệp chiến lược. Tháng 3/2023, Mỹ và Nhật Bản đã ký Thỏa thuận về khoáng sản quan trọng để tăng cường hợp tác trong các chuỗi cung ứng vật liệu quan trọng, đồng thời đảm bảo các vật liệu pin xe điện (EV) được xử lý tại Nhật Bản không bị phân biệt đối xử theo Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ. Hai tháng sau đó, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo và Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Yasutoshi Nishimura đã đưa ra tuyên bố chung ủng hộ hợp tác để tạo ra hệ sinh thái bán dẫn có khả năng chống chịu tốt hơn và phát triển thế hệ bán dẫn tiếp theo. Nhật Bản đã tham gia liên minh bán dẫn của Mỹ và đã áp dụng biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với 23 công nghệ bán dẫn.

Chính phủ Nhật Bản đang tận dụng động lực của việc tổ chức lại chuỗi cung ứng và cạnh tranh Mỹ-Trung để phục hồi ngành công nghiệp bán dẫn trong nước. Việc xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt để đảm bảo an ninh quốc gia cũng giúp biện minh cho việc Chính phủ Nhật Bản thúc đẩy các ngành công nghiệp chiến lược bằng các khoản trợ cấp hào phóng. Chính phủ Nhật Bản đã phân bổ 4.000 tỷ yên (25,4 tỷ USD) để trợ cấp đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn - khoản đầu tư lớn nhất xét theo GDP trong số các nước thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Cả các công ty bán dẫn Nhật Bản và nước ngoài đều đủ điều kiện nhận trợ cấp.

Chiến lược chuyển hoạt động sản xuất về các nước bạn bè (friend-shoring) đã tăng cường khả năng phối hợp giữa Nhật Bản và Mỹ về chính sách công nghiệp và nâng cao vai trò của Nhật Bản trong việc tổ chức lại chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo động lực mới cho nước này tái công nghiệp hóa, lấy lại đà tăng trưởng. Ngoài ra, Nhật Bản có thể tận dụng lợi thế từ việc tham gia vào các sáng kiến thương mại tự do đa phương để củng cố vị thế lãnh đạo khu vực trong hoạt động xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững và kiên cường

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024
Nam diễn viên Việt b.ị c.hê xấu thẳng mặt
06:35:56 20/09/2024
Chồng cầu xin tôi nhận "con rơi" sau khi anh ấy qua đời
08:54:18 20/09/2024

Có thể bạn quan tâm

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 38: Thái sững sờ chạm mặt mẹ đúng ngày khai trương quán cà phê

Phim việt

12:51:05 20/09/2024
Cuối cùng thì Bảo Anh đã biết cách tạo ra bất ngờ cho cả Thái và mẹ anh. Bảo Anh đưa mẹ Thái đến đúng ngày anh khai trương quán cà phê.

Những kiểu làm đẹp đắt đỏ nhất trên thế giới

Làm đẹp

12:42:54 20/09/2024
Bee Venom Facial không chỉ là một phương pháp làm đẹp mà còn được coi là liệu pháp cải lão hoàn đồng , giúp ngăn chặn quá trình lão hóa và tái tạo làn da.

Hà Tĩnh có mưa lớn, di dời nhiều người dân đến nơi an toàn

Tin nổi bật

12:29:47 20/09/2024
Chính quyền địa phương các cấp đã huy động tổ chức đoàn thể khắc phục trước mắt thiệt hại do thiên tai gây ra để ổn định đời sống người dân. Hiện tại, diễn biến mưa lớn thất thường gây ngập lụt cục bộ ở nhiều địa phương.

Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn

Thế giới

12:25:15 20/09/2024
Mưa lớn khiến mực nước các sông tại Quảng Bình dâng lên, trong đó sông Gianh trên báo động 2 (1,39m); sông Kiến Giang, Nhật Lệ trên báo động 1.

Nhìn lại tình trường chuyên "lái phi công" của Ngân Sát Thủ, đã từng có một câu chuyện buồn

Netizen

12:09:12 20/09/2024
Ngân Sát Thủ tên thật là Huỳnh Kim Ngân. Cô nàng vốn có xuất thân từ idol mạng chuyên hát và nhảy trên nền tảng live stream TalkTV từ năm 2015

5 món ăn ngon "chứa progesterone tự nhiên", phụ nữ sau 30 t.uổi nên ăn nhiều hơn để có làn da mềm mại và trông trẻ hơn

Ẩm thực

11:54:28 20/09/2024
5 món ăn này không chỉ đáp ứng nhu cầu protein và vitamin của cơ thể phụ nữ mà còn thúc đẩy sự cân bằng nội tiết tố thông qua các thành phần tự nhiên.

Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne

Sao thể thao

11:53:33 20/09/2024
Man City lo ngại chấn thương của De Bruyne có thể khiến ngôi sao người Bỉ này vắng mặt trong cuộc đối đầu rất quan trọng gặp Arsenal ở Premier League.

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Tài tử "Người thừa kế" từng sốc khi biết chỉ còn sống được 6 tháng

Sao châu á

10:31:55 20/09/2024
Xuất hiện trong một chương trình gần đây, tài tử Hàn Quốc Kim Woo Bin đã chia sẻ về hành trình chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.