Vai trò của hormone FSH trong thai kỳ
Hormone FSH là một trong những hormone quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ. Thế nhưng, phần lớn chúng ta chưa thật sự hiểu rõ về loại hormone này.
Khi mang thai, nội tiết tố của bạn sẽ có sự thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thai nhi phát triển, đồng thời hỗ trợ việc cho con bú sau này và duy trì chức năng của các cơ quan khác. Một trong những thay đổi về hormone mà bạn nên biết đó chính là sự thay đổi về hormone FSH. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu thêm về loại hormone này nhé.
Hormone FSH là gì và có vai trò như thế nào trong thai kỳ?
Hormone FSH hay còn gọi là hormone kích thích nang trứng, là một loại hormone được sản xuất bởi tuyến yên. Chức năng chính của hormone này là kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt và kích thích sự tăng trưởng của trứng, làm cho trứng trưởng thành và sẵn sàng cho quá trình rụng trứng. Vì vậy, nồng độ FSH ở phụ nữ sẽ khác nhau ở các thời điểm trong chu kỳ kinh nguyệt, với mức cao nhất xảy ra ngay trước khi trứng được phóng thích bởi buồng trứng (thời điểm rụng trứng).
Một trong những vai trò quan trọng của hormone FSH trong thai kỳ là giúp hình thành nhau thai trong những tháng đầu. Lượng hormone FSH trong thai kỳ thường dao động từ 3 – 10mIU/ml. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nó sẽ ở mức 2mIU/ml.
Nồng độ hormone FSH thấp thể hiện điều gì?
Trong thai kỳ, nồng độ hormone FSH khá là thấp. Tuy nhiên, nếu mức này thấp hơn nhiều so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sau:
Suy tuyến yên
Tình trạng tuyến yên không sản xuất đủ hoặc sản xuất rất ít một số hormone cần thiết.
Video đang HOT
Đây là hậu quả của việc suy giảm nồng độ hormone FSH. Hội chứng Turner là một rối loạn nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chiều cao và buồng trứng ở nữ giới.
Nguyên nhân hormone FSH suy giảm trong thai kỳ?
Dưới đây là các nguyên nhân có thể làm giảm nồng độ hormone FSH trong thai kỳ:
Chán ăn tâm thần hay chán ăn tâm lý, biếng ăn tâm lý, là một dạng của bệnh rối loạn ăn uống, có các triệu chứng như trọng lượng cơ thể thấp và sự bất thường trong cảm nhận về ngoại hình của bản thân, bị ám ảnh sợ hãi tăng cân.Các rối loạn liên quan đến vùng dưới đồi, nằm ở đáy não.Tuyến yên hoạt động bất thường.Đo nồng độ hormone FSH khi mang thai như thế nào?
Có hai phương pháp để kiểm tra nồng độ hormone FSH trong thai kỳ:
Bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ ở tĩnh mạch để xét nghiệm. Thao tác lấy máu có thể khiến bạn khó chịu nhưng quá trình thực hiện diễn ra khá nhanh.
Bác sĩ sẽ yêu cầu lấy một mẫu nước tiểu hoặc nhiều hơn trong khoảng thời gian 24 giờ. Phương pháp này sẽ cung cấp một cái nhìn chính xác về sự thay đổi nồng độ hormone FSH trong ngày.
Trước khi thực hiện xét nghiệm thường không có bất cứ yêu cầu gì đặc biệt. Bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn bình thường. Tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm hiểu những thứ cần chuẩn bị trước khi thực hiện xét nghiệm. Bác sĩ có thể khuyên bạn nên dừng uống một số thuốc trong vòng 48 giờ trước khi thực hiện xét nghiệm.
Các câu hỏi thường gặp xoay quanh việc xét nghiệm hormone FSH
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp có liên quan đến việc làm xét nghiệm FSH trong thai kỳ:
1. Có những lưu ý gì đặc biệt sau khi xét nghiệm không?
Không có lưu ý gì đặc biệt khi xét nghiệm hormone FSH. Điều quan trọng là hãy nói với bác sĩ bạn đang mang thai. Nếu bạn bị chóng mặt hoặc khó chịu trong hoặc sau khi xét nghiệm, hãy nhờ sự hỗ trợ.
2. Có bất kỳ tác dụng phụ nào khi làm xét nghiệm FSH khi mang thai không?
Xét nghiệm FSH là một trong những xét nghiệm an toàn nhất và không có tác dụng phụ nào được ghi nhận. Rất ít trường hợp phụ nữ mang thai bị chóng mặt hoặc khó chịu.
Trước khi thực hiện bất kỳ xét nghiệm nào, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để hiểu rõ lý do bạn phải làm. Điều này sẽ giúp bạn giảm căng thẳng khi phải thực hiện các xét nghiệm này trong thai kỳ.
Theo Hellobacsi
Nhận biết có thai qua nước tiểu có chính xác?
Có thể nhận biết có thai qua nước tiểu và cách nhận biết này có chính xác? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời cụ thể.
Mong ngóng được làm mẹ nên nhiều chị em rất quan tâm đến các dấu hiệu mang thai sớm hay muốn biết sau khi quan hệ tình dục bao lâu thì mới đậu thai. Theo các bác sĩ sản khoa việc nhận biết có thai qua nước tiểu là chuyện hoàn toàn bình thường và có thể tin tưởng kết quả này. Tuy nhiên cần phải hiểu đúng, hiểu đủ về cách thức nhận biết có thai qua nước tiểu.
Xét nghiệm nước tiểu khi nghi ngờ có thai sẽ cho kết quả nhanh chóng và tương đối chính xác (Ảnh minh họa: Internet)
Thứ nhất, bạn cần xét nghiệm nước tiểu
Trước hết, chị em cần theo dõi sức khỏe cơ thể, khi thấy trong người có những dấu hiệu khác lạ như mệt mỏi không rõ lý do, buồn nôn, chán ăn, đặc biệt là chậm kinh thì có thể mua que thử thai để test nhanh tại nhà hoặc đến bệnh viện để xét nghiệm nước tiểu.
Nếu trong nước tiểu có nồng độ HCG cao hơn bình thường thì khả năng cao là bạn đã có thai. Đây là loại hormone được tiết ra sau khi trứng được thụ tinh và bắt đầu làm tổ ở thành tử cung. Hormone này được tìm thấy trong máu và nước tiểu của phụ nữ mang thai vì vậy HCG còn được gọi là "hormone mang thai" hay "hormone thai kì".
Việc sử dụng que thử thai để kiểm tra nhanh kết quả có thai tại nhà cũng dựa trên nguyên tắc phát hiện HCG. Phương pháp nhận biết có thai qua nước tiểu này khá đơn giản, nhanh chóng lại cho kết quả tin cậy vì vậy bất kì chị em nào cũng có thể làm tại nhà được.
Nhìn màu sắc nước tiểu đoán khả năng mang thai
Đây là một trong những phương pháp dự đoán mang thai khá phổ biến tại các nước châu Âu trong thế kỷ 16. Người ta cho rằng nước tiểu của phụ nữ mang thai sẽ có màu vàng nhạt đến trắng đục. Ngoài ra, họ còn trộn nước tiểu với rượu rồi đưa ra kết quả. Nếu rượu phản ứng với các protein trong nước tiểu thì chị em đã mang thai. Tuy nhiên, phương pháp này không chính xác nếu chị em mắc bệnh tiểu đường hoặc ăn các loại thực phẩm sẫm màu khiến màu nước tiểu thay đổi.
Thực tế hiện nay cho thấy quan sát màu sắc nước tiểu chỉ giúp bác sĩ phán đoán về nguy cơ người bệnh mắc các bệnh đường tiết niệu hay không, còn nó không được sử dụng như một biện pháp nhận biết dấu hiệu mang thai hiệu quả.
Mùi nước tiểu nồng là dấu hiệu đang mang thai?
Hormone progesterone trong thai kì khiến thính giác của thai phụ nhạy cảm hơn bình thường. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ bầu bị nghén, sợ các mùi trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như mùi xà phòng, mùi cơm sôi, mùi chiên xào dầu mỡ... Sự nhạy cảm này cũng khiến chị em ngửi được những mùi trước đó có thể họ không ngửi thấy ví dụ như mùi nước tiểu.
Nhiều chị em cho biết họ thấy mùi nước tiểu của mình nồng hơn trong giai đoạn đầu mang thai. Thực tế thì mùi nước tiểu lúc này của mẹ bầu vẫn giống như trước nhưng vì mũi của bà bầu nhạy cảm nên cảm nhận có sự thay đổi. Điều này có thể xem như một sự thay đổi trong cơ thể của người phụ nữ - một dấu hiệu mang thai chứ không thể hiện sự thay đổi của nước tiểu.
Ngoài việc nhận biết có thai qua nước tiểu, còn nhiều phương pháp xác định việc mang thai khác chị em có thể thực hiện để có câu trả lời chính xác về việc thai nghén thay vì hồi hộp mong ngóng.
Theo Khampha
Tìm hiểu về xét nghiệm FSH khi đi khám sức khỏe sinh sản Xét nghiệm FSH là một xét nghiệm nội tiết tố quan trọng trong khám sức khỏe sinh sản. Chỉ số FSH giúp xác định các vấn đề dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều, những rối loạn tại tuyến yên, buồng trứng hay tinh hoàn. 1. Đôi điều về hormone FSH Hormone kích thích nang (FSH) là hormone được sản xuất bởi...