Vai trò các bên trong tham vấn thủy điện lưu vực sông Mekong
Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường chia sẻ các kết quả của hợp tác Mekong cũng như thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quy hoạch thủy điện, bảo vệ nguồn nước hạ lưu sông Mekong.
(Ảnh minh họa: Hưng Thịnh/TTXVN)
Ngày 11/9, tại Hà Nội, Trung tâm Tư vấn Phát triển bền vững Tài nguyên nước và Thích nghi biến đổi khí hậu, Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo “Vai trò các bên liên quan ở Việt Nam trong quá trình tham vấn thủy điện lưu vực sông Mekong và ở Việt Nam.”
Hội thảo được tổ chức nhằm tăng cường chia sẻ các kết quả của hợp tác Mekong cũng như thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan trong quy hoạch thủy điện, bảo vệ nguồn nước hạ lưu sông Mekong và các sông suối ở Việt Nam.
Video đang HOT
Hội thảo gồm hai phiên: Phát triển thủy điện Mekong và vai trò các bên liên quan trong quá trình tham vấn; nghiên cứu của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam về những bài học trong quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ ở tỉnh Lào Cai của Việt Nam.
Các tham luận nhấn mạnh đến diễn biến cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây và những tác động đến phát triển kinh tế - xã hội; tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ ở huyện Sa Pa, Lào Cai và những tác động đến môi trường, du lịch của huyện…
Trưởng ban điều hành Mạng lưới sông ngòi Việt Nam Đào Trong Tứ cho biết hội thảo nhằm nâng cao vai trò quan trọng của các bên liên quan, đặc biệt của các tổ chức xã hội, cộng đồng ở Việt Nam tham gia vào quá trình tham vấn phát triển thủy điện lưu vực sông Mekong; bảo vệ quyền lợi của Việt Nam trước tác động của các công trình thủy điện từ thượng nguồn.
Đề cập về hiện trạng và kế hoạch phát triển thủy điện trên dòng chính sông Mekong và những tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long, ông Kỷ Quang Vinh, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Cần Thơ cho rằng thủy điện ở thượng nguồn và nước biển dâng đảo ngược quá trình hình thành Đồng bằng sông Cửu Long, dẫn đến mực nước sông Cửu Long biến đổi bất thường; ngăn cản phù sa đến Đồng bằng sông Cửu Long; hạn hán và xâm nhập mặn tăng; giảm lượng cá ngay trong mùa nước nổi. Chế độ nước cực đoan liên tục xuất hiện.
Năm 2016, Đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và xâm nhập mặn nặng nề nhất trong 100 năm. Năm 2020 khả năng hạn hán rất cao nếu không có mưa trái mùa, ảnh hưởng sinh kế dân cư và sức khỏe cộng đồng…
Các đại biểu đến từ Cần Thơ, Trà Vinh… cùng các chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên nước, nhóm cộng đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tham gia thảo luận những tác động của việc phát triển thủy điện thượng nguồn và các vấn đề ô nhiễm Đồng bằng sông Cửu Long; trao đổi kinh nghiệm tăng cường vai trò các bên liên quan về tham vấn phát triển thủy điện sông Mekong và ở Việt Nam./.
Theo Lý Thanh Hương (TTXVN/Vietnam )
Trong 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến đồng bằng sông Cửu Long
Trong vòng 5 ngày tới, nước lũ sông Mekong sẽ về đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Đó là nhận định của Ủy hội sông Mekong quốc tế - Cơ quan liên chính phủ thúc đẩy, điều phối việc quản lý tài nguyên nước trên sông Mekong- có trụ sở tại thủ đô Vientiane - Lào, ngày 5/9, khi nước sông Mekong dâng lên nhanh do ảnh hưởng của những đợt mưa lũ ở Lào mấy ngày gần đây.
Nước lũ sông Mekong.
Theo Ủy hội sông Mekong quốc tế, mực nước sông Mekong đo được ở trạm Khong Chiam, Thái Lan, ngày 4/9 đã đạt 15,29 m, vượt quá mực nước "tràn bờ" (14,5 m). Mực nước ở trạm Pakse, Lào, cũng đã đạt 13,06m, vượt qua mức "tràn bờ" (12 m) và dự báo sẽ tăng lên 14 m trong 5 ngày tới.
Tiến sĩ Sothea Khem, chuyên gia dự báo lũ của Ban thư ký Ủy hội Sông Mekong quốc tế cho biết : "Do ảnh hưởng của bão nhiệt đới Podul từ ngày 31/8-3/9 ở trung tâm lưu vực sông Mê Công, từ Mukdahan (Thái Lan), đến Champasac (Lào) có mưa lớn gây ngập lụt nhiều nơi, khiến mực nước sông Mekong tăng nhanh. Hầu hết các sông và dòng chảy trong khu vực đã tràn bờ".
Từ kết quả này, Tiến sĩ Sothea Khem nhận định trong vài ba ngày tới, mực nước ở các trạm Stung Treng và Koh Khel của Campuchia cũng sẽ tràn bờ. Trong vòng 5 ngày tới, lũ sông Mekong sẽ về đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Mực nước ở hai trạm Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) sẽ tăng lên từ 0,2-0,4 m. Sau đó sẽ tiếp tục tăng lên do Lào đã thực sự bước vào mùa mưa. Lũ sông Mekong về sẽ giúp đẩy lùi tình trạng mặn xâm nhập ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long./.
Theo Vân Thiêng - Đặng Thùy/VOV-Vientiane
Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Ngày 4-9-2019, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội thảo "Định hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045". Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thị Vy Đồng chí: Uông Chu Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch...