Vải thiều Việt Nam sang Nhật Bản, sẵn sàng chinh phục thị trường khó tính
Sau 5 năm đàm phán mở cửa thị trường Nhật, cùng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn khắt khe nhất, lô vải thiều tươi đầu tiên đã được xuất khẩu sang Nhật Bản thành công, khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Đúng 8h sáng nay, chuyến vải đầu tiên của Bắc Giang đã có mặt tại sân bay Nhật Bản. Sau đó lô hàng sẽ được đưa vào các quầy hàng siêu thị tại đất nước Nhật. Việc vải thiều Lục Ngạn có mặt tại thị trường khó tính như Nhật Bản đã khẳng định chất lượng, thương hiệu của quả vải Việt Nam trên thị trường thế giới.
Để quả vải Bắc Giang có mặt tại thị trường Nhật Bản đúng thời gian, 15h ngày 19/6 chuyến xe lạnh chở hơn 2 tấn quả vải tươi bắt đầu lăn bánh di chuyển đến sân bay Nội Bài.
Đây là chuyến vải thiều đầu tiên trong năm nay của tỉnh Bắc Giang được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, đánh dấu bước tiến mới quan trọng trong việc xuất khẩu vải tươi sang những thị trường khó tính, bởi lô vải đầu tiên đã đáp ứng đủ các điều kiện sang thị trường Nhật Bản.
Công nhân Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thực phẩm Toàn Cầu – Bắc Giang lựa chọn những quả vải trước khi xuất sang thị trường Nhật Bản
Bà Ngô Tường Vy – Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu chia sẻ: “Theo khảo sát nhu cầu thị hiếu tại Nhật Bản thì vị chua ngọt trong quả vải Việt Nam được người Nhật rất thích. Chúng tôi sẽ cố gắng làm sao các lô vải đều đảm bảo chất lượng tốt nhất. Từ đó chúng ta sẽ định được mức giá cao hơn và hy vọng trong năm nay sẽ làm nên thương hiệu quả vải Việt Nam tại thị trường Nhật Bản”.
Để đủ tiêu chuẩn xuất đi Nhật Bản, quả vải thiều được kiểm tra rất kỹ ở tất cả các khâu.
Để quả vải thiều đến được với thị trường Nhật Bản, toàn bộ diện tích vải này được cấp mã số vùng trồng, bảo đảm đúng quy trình sản xuất GlobalGAP, thường xuyên có chuyên gia Nhật Bản kiểm tra, đánh giá, khảo sát quy trình sản xuất.
Sau khi thu mua vải, toàn bộ sản phẩm được xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ, sau đó mới được vận chuyển sang Nhật Bản.
Ông Nguyễn Quang Hiếu – Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho hay: Đây là hệ thống hoàn toàn do người Việt thiết kế và có nhiều điểm đặc biệt, ví dụ chúng tôi có hệ thống đảo khí tuần hoàn, cái này chuyên gia Nhật thấy lạ nhưng qua kiểm tra đánh giá cao…
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên Báo NTNN/Dân Việt, ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cho biết: Chúng tôi đã tập trung hướng dẫn bà con nông dân các quy trình sản xuất an toàn theo đúng yêu cầu, đáp ứng được các chỉ tiêu từ phía Nhật Bản. Hoàn thiện quy trình xông hơi khử trùng, bao gói để chúng ta có lô vải thiều đầu tiên xuất sang thị trường Nhật Bản được thành công.
Vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản được sản xuất theo quy trình GlobalGAP.
Đây là tin rất vui với bà con nông dân tỉnh Bắc Giang cũng như các cấp chính quyền địa phương. Đồng thời tạo một niềm tin mới để trong thời gian tới địa phương sẽ tiếp tục quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo nâng cao chất lượng vải thiều theo hướng đáp ứng được tiêu chuẩn của các thị trường khó tính. Từ đó mở rộng kênh phân phối, tiêu thụ tới nhiều thị trường khác, đặc biệt là Nhật Bản và các thị trường Châu Âu – ông Tùng cho biết thêm.
Trước khi xuất khẩu, quả vải đã trải qua quy trình xông hơi, khử trùng, sơ chế, làm khô, đóng hộp, đưa vào bảo quản ở nhiệt độ 4 độ.
Hôm nay, 12 tấn vải tươi tiếp theo sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường biển. Dự kiến sẽ có khoảng 200 tấn vải thiều tươi được xuất khẩu sang thị trường cao cấp này trong niên vụ năm nay.
Về tình hình tiêu thụ vải, UBND tỉnh Bắc Giang cho hay đến thời điểm này vải thiều sớm của Bắc Giang đã được tiêu thụ hết.
Vải thiều Việt Nam đã chính thức đến Nhật Bản, sẽ lên kệ các siêu thị tại đây trong nay mai.
Vải thiều chính vụ đã bắt đầu vào thu hoạch và đang được tiêu thụ thuận lợi cả ở thị trường trong và ngoài nước theo đúng kịch bản mà tỉnh đã xây dựng từ đầu năm.
Quả vải của Việt Nam đã được thị trường Nhật Bản đón nhận
Những ngày qua, hoạt động thu mua vải thiều trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rất sôi động, với trên 300 điểm cân; dự kiến giá vải trên địa bàn tỉnh còn tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Trước đó, tỉnh Bắc Giang đã tổ hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu trong nước và 4 điểm cầu quốc tế đã thành công tốt đẹp.
Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn: Chinh phục Nhật Bản
Lựa chọn quả vải tươi để xuất khẩu sang Nhật Bản, ngay từ đầu Việt Nam đã chọn con đường khó bởi việc bảo quản vải không hề dễ dàng, trong khi các tiêu chuẩn, quy định của Nhật Bản vô cùng khắt khe.
Nhưng cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, trái vải thiều của Việt Nam cũng đã được phía Nhật Bản cho phép vào nước này.
Hành trình gian nan
Những ngày này, điện thoại của các cán bộ Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) liên tục nhận được các cuộc gọi từ phía doanh nghiệp về thông tin xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản, rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản cũng muốn nhập khẩu loại quả tiến vua đặc sắc của Việt Nam.
Trước đó, để có được cái gật đầu đồng ý của phía Nhật Bản, phía Việt Nam đã phải trải qua một hành trình chuẩn bị khá dài. Từ tháng 2/2017, hai bên thống nhất sẽ bắt đầu đàm phán xuất khẩu vải từ Việt Nam sang Nhật Bản.
Giai đoạn 2017 - 2018 là giai đoạn tính toán lý thuyết, xây dựng phương pháp và cách bố trí thí nghiệm, chuẩn bị vật liệu và thiết bị phục vụ thí nghiệm. Đến tháng 8/2018 thì hoàn thành xử lý số liệu và báo cáo thí nghiệm.
Tháng 12/2018, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF) cử chuyên gia đến Việt Nam để thực hiện chất vấn kỹ thuật về quá trình thực hiện và kết quả thử nghiệm của Cục Bảo vệ thực vật.
Tiếp đó, tháng 5-6/2019 MAFF cử chuyên gia đến Việt Nam giám sát quá trình thí nghiệm lần 2, đồng thời thảo luận các điều kiện nhập khẩu. Tháng 12/2019, phía Nhật chính thức công bố điều kiện nhập khẩu vải thiều từ Việt Nam.
"Ngay sau khi phía Nhật Bản đồng ý, Cục Bảo vệ thực vật đã làm việc với Hải Dương và Bắc Giang về việc triển khai chuẩn bị cho việc xuất khẩu vải đi Nhật trong mùa vải 2020, đồng thời kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia vào chương trình; hướng dẫn các địa phương, doanh nghiệp về quy trình trồng, chăm sóc, xử lý kiểm dịch thực vật và đóng gói theo quy định của Nhật Bản" - ông Nguyễn Quang Hiếu - Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật) cho biết.
Vườn vải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP của anh Trịnh Đình Hãnh (bên trái) ở thôn Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn). Ảnh Nguyễn Chương
Để đáp ứng yêu cầu kiểm dịch của phía Nhật Bản, từ tháng 2/2020, Việt Nam bắt đầu xây dựng cùng lúc 3 hệ thống xử lý xông hơi khử trùng quy mô thương mại đầu tiên tại Việt Nam tại Trung tâm sau nhập khẩu 1 (Hà Nội); tại nhà máy của Công ty Toàn Cầu (Bắc Giang) và tại nhà máy của Công ty Hưng Việt (Hải Dương).
Trong bối cảnh của dịch Covid-19, ngày 13/3/2020, phía Nhật Bản thông báo việc ủy quyền kiểm tra và đăng ký các hệ thống xử lý vải cho Cục Bảo vệ thực vật, mà không cần sự có mặt của chuyên gia Nhật Bản.
Cũng theo ông Hiếu, qua khảo sát của các doanh nghiệp, thị trường Nhật Bản cũng rất hứng thú với trái vải thiều Việt Nam, trong điều kiện xuất khẩu bình thường, không bị tác động bởi dịch Covid-19 thì sản lượng xuất khẩu có thể đạt 300 tấn.
Hy vọng sớm có lô vải thiều sang Nhật
Theo ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, đến nay Bắc Giang đã sẵn sàng các điều kiện để xuất khẩu vải thiều sang thị trường Nhật Bản. Có 3 đơn vị gồm các công ty: Ameii, Chánh Thu, Toàn Cầu tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
"Bắc Giang tiếp tục chỉ đạo duy trì 149 mã số vùng trồng vải tại 4 huyện (Tân Yên, Yên Thế, Lục Nam, Lục Ngạn) với diện tích hơn 15.800ha, sản lượng ước đạt 94.400 tấn (chiếm gần 60% tổng lượng sản lượng vải) để phục vụ xuất khẩu tới những thị trường khó tính" - ông Thái nói.
Theo báo cáo của Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, toàn tỉnh hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103ha.
Anh Trịnh Đình Hãnh (ở thôn Lâm, xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn) có vườn vải hơn 1ha đã được cấp mã số vùng trồng xuất khẩu sang Nhật Bản. Hiện, vải đã sắp được thu hoạch với chất lượng tốt nhờ được chăm sóc theo quy trình GlobalGAP.
"Các doanh nghiệp đã đến đặt vấn đề bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá 30.000 đồng/kg nên dù dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp thì chúng tôi vẫn rất yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Vải thiều Lục Ngạn tự tin chinh phục những thị trường khó tính" - anh Hãnh nói.
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh, hiện Bộ NNPTNT Việt Nam, Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản và Đại sứ quán hai nước đã và đang có sự phối hợp rất chặt chẽ để chuẩn bị mọi điều kiện để đưa quả vải sang thị trường Nhật Bản.
Tại 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương, các vườn vải trồng để xuất khẩu sang Nhật đã được quy hoạch vùng sản xuất theo quy chuẩn, tiêu chuẩn chất lượng của Nhật Bản và dưới sự giám sát chặt chẽ của cán bộ kỹ thuật.
Lô vải thiều đầu tiên đã đến Nhật Bản, sẵn sàng lên kệ siêu thị Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), lô vải thiều đầu tiên đã đến Nhật Bản an toàn, sẵn sàng lên kệ. Được biết, các nhà nhập khẩu của Nhật Bản rất vui mừng, háo hức và chào đón quả vải thiều tươi của Việt Nam. Cụ thể, Cục Bảo vệ thực vật cho biết, lô...