Vải thiều Lục Ngạn được cấp ‘giấy thông hành’ sang Nhật Bản
Vải thiều Lục Ngạn của Việt Nam đã rộng cửa sang thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường đòi hỏi khắt khe nhất về tiêu chuẩn đối với trái cây, sau khi quốc gia này chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.
Vải thiều Lục Ngạn đã được cấp “giấy thông hành” sang Nhật Bản.
Thông tin này được Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) chính thức công bố tại buổi Họp báo thường kỳ quý 1/2021 diễn ra chiều 31/3. Như vậy, sau khi được Bộ KHCN hỗ trợ tỉnh Bắc Giang đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Nhật Bản, vải thiều Lục Ngạn đã trở thành sản phẩm đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản.
Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng, mở ra nhiều cơ hội mới cho việc xuất khẩu, tiêu thụ vải thiều Việt Nam ở nhiều thị trường khác nhau. Để kịp đưa vải thiều sang Nhật Bản, Cục Sở hữu trí tuệ đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh Bắc Giang và Công ty Concetti tìm kiếm các phòng thí nghiệm đủ khả năng phân tích các chỉ tiêu và đánh giá các chỉ tiêu này theo yêu cầu của phía Nhật Bản để chỉ dẫn địa lý vải thiều Lục Ngạn có thể được bảo hộ tại Nhật Bản trong vụ vải 2021.
Theo ông Nguyễn Văn Bảy – Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), việc có được tấm “giấy thông hành” vào thị trường Nhật Bản là rất quan trọng, bởi sản phẩm phải trải qua quá trình kiểm soát nghiêm ngặt.
Video đang HOT
Quang cảnh buổi họp báo.
“Có thể nói, việc được cấp chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Để đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm ở các quốc gia khác, chỉ cần bộ hồ sơ trên giấy tờ. Nhưng riêng Nhật Bản, họ cử các chuyên gia từ Nhật Bản sang vùng trồng vải thiều Lục Ngạn để kiểm tra kỹ lưỡng về sản phẩm. Qua đây, Cục SHTT rút ra được nhiều kinh nghiệm để có thể tăng cường và mang lại hiệu quả cho việc quản lý các chỉ dẫn địa lý khác cho các sản phẩm của Việt Nam, để tiếp tục đưa sản phẩm khác đi vào thị trường các nước”, ông Nguyễn Văn Bảy nói.
Trước đó, vải thiều Lục Ngạn đã bảo hộ thành công nhãn hiệu tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, Singapore, Australia và được tiêu thụ tại nhiều nước trên thế giới.
Tổng diện tích trồng vải thiều tại huyện Lục Ngạn hiện này khoảng hơn 15.000 ha, tập trung tại các xã: Hồng Giang, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn… Trong đó, nhiều diện tích đã thực hiện sản xuất theo quy trình GlobalGAP, VietGAP, hữu cơ… giúp sản phẩm vừa có mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ông Nguyễn Mai Dương – Chánh Văn phòng Bộ KH&CN cho biết, sắp tới Cục SHTT sẽ tiếp tục làm việc với phía Nhật Bản để được phía bạn cấp thêm chỉ dẫn địa lý cho hai sản phẩm của Việt Nam là cà phê Buôn Ma Thuột và thanh long Bình Thuận.
Sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ: Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng
Trước quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thông qua việc tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng bảo hộ thương mại gia tăng cũng như mục tiêu hướng tới một chính phủ kiến tạo, việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Ngày 12/1/2021, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội thảo Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Tham dự hội thảo có hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ, các viện nghiên cứu, trường đại học, các hiệp hội, doanh nghiệp...
Hội thảo Tham vấn về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Mục đích tổ chức hội thảo nhằm thuyết minh và lấy ý kiến các đại biểu tham dự về vấn đề dự kiến sửa đổi trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm 3 nhóm: Các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan và các vấn đề sửa đổi trong lĩnh vực giống cây trồng. Khối lượng các điều sửa đổi lần này là khá lớn, với 80 điều của 14 chương. Như vậy, dự kiến sau khi sửa đổi, bổ sung thì Luật Sở hữu trí tuệ sẽ có 18 chương và 235 điều.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết: Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành lần đầu tiên năm 2005, đến nay đã qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 và năm 2019, là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.
Qua thực tiễn hơn 15 năm thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò quan trọng trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, trước bối cảnh mới với nhiều chuyển biến mạnh mẽ tác động đến mọi mặt của kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã diễn ra sâu rộng với việc ký kết hàng loạt các điều ước quốc tế có nội dung về sở hữu trí tuệ, trong đó có Hiệp định CPTPP và EVFTA. Các điều ước này này đặt ra hàng loạt các tiêu chuẩn cao về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn.
"Việc sửa đổi các quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ góp phần hoàn thiện thêm một bước hệ thống sở hữu trí tuệ của Việt Nam, góp phần đưa sở hữu trí tuệ trở thành công cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia, là động lực của kinh tế tri thức, của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế- văn hóa -xã hội của đất nước" - Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh.
Theo Cục Sở hữu trí tuệ, mục tiêu của việc sửa đổi Luật sở hữu trí tuệ là nhằm thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xử lý các bất cập, vướng mắc trong thực tiễn thi hành; nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động sở hữu trí tuệ của Việt Nam; phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng.
Ngày 10/6/2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Nghị quyết số 106/2020/QH14 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, theo đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV (tháng 10/2021). Trên cơ sở Nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phân công Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và và các Bộ, ngành có liên quan liên quan xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. Đến nay, Dự thảo Tờ trình Chính phủ về dự án Luật và Dự thảo số 2 của dự án Luật đã được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và của Bộ Khoa học và Công nghệ để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Để hoạt động lấy ý kiến về dự thảo Luật thêm hiệu quả và nhanh chóng, bên cạnh việc lấy ý kiến dưới hình thức văn bản, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang tổ chức một số hội thảo, tọa đàm để trực tiếp trao đổi và ghi nhận ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ hoạt động hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đang triển khai các hoạt động hợp tác song phương với nhiều đối tác lớn, trong đó có Vương quốc Anh, để hỗ trợ thi hành cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ.
Được "ăn" phân bón Lâm Thao, cam sành Hàm Yên quả nào cũng to, đẹp mã Bên vườn cam sai trĩu quả, anh Hoàng Văn Hòa (xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, Tuyên Quang) cho biết: Hiện 100% gốc cam sành của gia đình anh đều bón phân NPK-S Lâm Thao, quả rất to và đẹp mã. "Gia đình tôi có 3ha cam sành, quá trình chăm sóc, gia đình đã sử dụng rất nhiều loại phân bón nhưng...