Vài ngộ nhận về cơn đau thắt lưng
Khi đau thắt lưng cấp tính, sự điều trị không đúng đắn hay bỏ qua không điều trị sẽ đưa đến chứng đau thắt lưng mãn tính.
Đau thắt lưng là bệnh rất thường gặp và đáng chú ý bởi ảnh hưởng không chỉ lên cá nhân người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội.
Tuy nhiên do người bệnh thiếu thông tin, một số thầy thuốc nhận diện không đúng các biểu hiện bệnh lý, lạm dụng thái quá các kỹ thuật chẩn đoán… đã đưa đến trong thực tế có nhiều trường hợp tiền mất tật mang vì bệnh một đằng, chữa một nẻo.
Bệnh không của riêng tuổi già
Đau thắt lưng là bệnh rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Ở tuổi trẻ hơn 20, cần chú ý những bệnh lý thực thể hay gặp nhiều như lao cột sống, tật bẩm sinh cột sống… Ở tuổi lao động (hay gặp ở khoảng tuổi giữa 20 – 40) đau thắt lưng thường là do tư thế sai, do ỷ sức mạnh hay buộc phải làm nặng mà quên chú ý tư thế tốt để tránh phí sức và ảnh hưởng lên cột sống thắt lưng. Với tuổi trung niên hay khi bắt đầu tuổi “gió heo may chớm về”, đau thắt lưng biểu hiện bởi những bệnh lý khác nhau từ nhẹ đến nặng, khi đĩa đệm bắt đầu mất nước dần dần hằng năm, những biểu hiện bệnh lý thoái hoá đĩa đệm cũng tăng từ từ. Ở ngưỡng tuổi từ trên 60, càng lớn tuổi chuyện đau thắt lưng càng dễ xảy ra do tiến trình lão hoá tự nhiên của cơ thể. Ở những nước tiên tiến như Nhật Bản, châu Âu hay Bắc Mỹ… khi tuổi thọ càng cao, ảnh hưởng đau thắt lưng càng nhiều do bệnh lý thoái hoá như thoái hoá đĩa đệm thắt lưng, hẹp ống sống thắt lưng…
Video đang HOT
Đau thắt lưng còn thường gặp ở mọi lứa tuổi thường ngồi làm việc văn phòng hay lao động khác (như thợ may…) trong tư thế ngồi liên tục nhiều giờ; thiếu vận động, thể dục, thể thao. Bệnh cũng là dấu hiệu xấu liên quan đến tình trạng loãng xương của phụ nữ sau mãn kinh (trung bình khoảng 47 tuổi ở nước ta) và khi tuổi quá 70 cho cả hai phái lão ông và lão bà. Gãy xương sống âm thầm do loãng xương đã được ghi nhận hiện diện nơi một số phụ nữ bị loãng xương, chỉ được phát hiện khi chụp hình thấy các đốt sống bị gãy lún. Nguy cơ tiếp tục gãy xương mới ở những trường hợp này cũng rất cao.
Đau lưng khác đau thắt lưng
Khi nói đau thắt lưng, chúng ta hiểu là đau vùng cột sống ngang thắt lưng với nguồn gốc gây đau trên dưới thắt lưng quần. Chúng ta hay nói đau lưng cho vùng này nhưng thật ra đau lưng là từ dùng cho đau vùng cột sống cao hơn, từ cột sống ngực cao (dưới cột sống cổ) xuống vùng nối lưng thắt lưng (nằm cao hơn thắt lưng quần độ hơn một gan bàn tay). Phần lớn bệnh đau thắt lưng hay xảy ra hơn là đau lưng.
Khi đau thắt lưng cấp tính, sự điều trị không đúng đắn hay bỏ qua không điều trị sẽ đưa đến chứng đau thắt lưng mãn tính. Cần lưu ý rằng dù có hay không dùng thuốc, trị liệu đúng mức hay không thì chứng đau thắt lưng cấp tính sẽ hết sau một đến ba tuần. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để giúp bệnh nhân bị đau thắt lưng cấp tính không bị tái phát, không bị chuyển thành đau thắt lưng mãn tính. Việc cơn đau tái đi tái lại, thường theo sau các cơn đau thắt lưng cấp tính, khi không chú ý điều trị và phòng ngừa đúng mức sau lần đau cấp tính đầu tiên.
Cơn đau thắt lưng cấp tính ban đầu tái phát thưa thớt khoảng vài tháng một lần, sau đó nhiều dần cho đến khi đau thường xuyên hoặc chuyển thành đau thắt lưng và đau lan xuống một chân, thường được biết là đau thần kinh toạ. Đau thần kinh toạ là tiến trình sẽ đến của đau thắt lưng cấp tính, đau thắt lưng mãn tính và đau thắt lưng cấp tính tái đi tái lại của bệnh nhân “quên” không điều trị đúng mức từ đầu.
Không phải ai cũng cần phẫu thuật
“Sự phát triển của kỹ thuật y khoa rất cần người thầy thuốc vừa có khả năng lại phải hiền phán đoán, để giúp bệnh nhân tránh bị điều trị oan uổng bằng các biện pháp phẫu thuật không cần thiết”
Những hình ảnh thay đổi trên X-quang cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ hay gai trên X-quang thường quy vốn dĩ hay làm các bệnh nhân ít quan tâm đến kiến thức y học giật mình sợ hãi, nhất là khi tiếp xúc lần đầu với vô số thuật ngữ y khoa “khủng” như: lồi nhân nhày, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, thoái hoá mấu khớp, chèn ép rễ thần kinh, chèn ép mặt trước tuỷ sống…trong các kết quả đọc phim. Nhiều bệnh nhân trên lâm sàng không có dấu hiệu đáng quan ngại nhưng lại dễ xiêu lòng chịu đốt lade, sóng cao tầng, mổ cố định dụng cụ… không cần thiết. Một số bệnh nhân bị thấp ngoài khớp ảnh hưởng lên cột sống thắt lưng, sau phẫu thuật không hữu hiệu phải quay lại điều trị nội khoa mới giải quyết được vấn đề đau thắt lưng.
Đây là những dạng bệnh nhân mà một người bạn của tôi, bác sĩ Robert Gunzburg, nguyên chủ tịch hội quốc tế Nghiên cứu cột sống thắt lưng phát hiện ra từ năm 2005 và gọi là hội chứng “Victim of medical imaging technology” (Nạn nhân của hình ảnh học y khoa, viết tắt là Hội chứng Vomit). Nói cách khác, sự phát triển của kỹ thuật hình ảnh y khoa hiện đại rất cần người thầy thuốc vừa có khả năng lại phải vừa hiền phán đoán, kết hợp với lâm sàng để giúp bệnh nhân tránh bị điều trị oan uổng bằng các biện pháp phẫu thuật không cần thiết hay không đúng mức khiến tiền thì mất mà tật vẫn mang.
Một vài thống kê đã cho thấy ở các nước tiên tiến việc tốn phí điều trị các bệnh lý gây đau thắt lưng lên đến hàng tỉ đôla. Vấn đề này sẽ lớn hơn nữa ở nước ta nếu không quan tâm điều tiết các cách chữa trị chưa đúng hay chỉ định phẫu thuật chưa phù hợp, kỹ thuật phẫu thuật chưa tốt. Không phải ca bệnh nào cũng phải được điều trị phẫu thuật. Nhiều bệnh nhân không có triệu chứng gì nặng cần mổ hay dù các bác sĩ đọc phim cộng hưởng từ thấy rất nhiều triệu chứng lồi đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, gai sống… cũng phải cẩn thận hết sức khi quyết định áp dụng những kỹ thuật điều trị không thường quy hay hiệu quả không cao như châm cứu, nắn bẻ xương sống, đốt lade, đốt sóng cao tầng, mổ ít xâm nhập qua lổ nhỏ… Việc điều trị nếu rơi vào tay thầy thuốc giỏi, hiền thường giúp được cho bệnh nhân yên tâm, khỏi bệnh trong đa số trường hợp đau thắt lưng cấp tính hay mãn tính với biện pháp bảo tồn.
Theo PGS.TS Võ Văn Thành
SGTT
. Cẩn trọng trong khiêng vác, khom cúi
Các nguyên nhân gây tổn thương cột sống thắt lưng nơi tuổi trẻ hay hệ dây chằng nối kết các đốt sống không nhiều. Có thể kể ra như bệnh lao cột sống thắt lưng, bệnh viêm dính cột sống ảnh hưởng thắt lưng hay thấp ngoài khớp ảnh hưởng đau thắt lưng. Hình ảnh học y khoa có thể giúp phát hiện các chứng đau thắt lưng có nguyên nhân này. Riêng với chứng đau thắt lưng do hoạt động sai tư thế trong sinh hoạt lao động, sinh hoạt thường ngày, chấn thương… thì lại thường thấy hơn. Khởi đầu là đau thắt lưng cấp tính khi làm động tác sai, khiến cơn đau xảy đến thình lình, dữ dội không đứng thẳng người lên được, không khom cúi được. Nguyên nhân thường thấy là do đứng cúi lưng lom khom làm việc lâu trong tư thế sai; đứng kiểng chân với tay cao, nhón gót lấy vật nặng (hay nhẹ) trên cao; tư thế bò với tay lau sàn nhà; đứng lom khom mặc quần dài… Khảo sát hình ảnh học y khoa trong giai đoạn này thường không phát hiện gì bất thường.
“Phòng bệnh hơn trị bệnh” vẫn là một hướng đi đúng đắn, cả trong điều trị bệnh đau thắt lưng. Muốn vậy, phải quan tâm giáo dục nâng cao kiến thức y học, hướng dẫn từ chuyên viên y tế tuyến cơ sở phối hợp với tuyến chuyên khoa cho đến bệnh nhân. Tư thế nằm, ngồi, đứng, đi trong sinh hoạt thường ngày và trong lao động dù nhẹ hay nặng phải được chú ý để phòng tránh chứng đau thắt lưng cấp tính, đau thắt lưng mãn tính và các di chứng đau thần kinh toạ. Tập luyện phục hồi chức năng cho cơ thành bụng, cơ duỗi thắt lưng… phải được chú ý áp dụng đúng đắn.
Những ngộ nhận về sữa
Bạn chỉ nên tránh uống sữa khi đói nếu từng có hiện tượng đầy bụng đi ngoài sau khi uống sữa vào lúc đói, bởi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không dung nạp lượng lactose.
Không uống sữa khi đói?
Có hai lý do khiến người ta nghĩ không nên dùng sữa khi đói. Thứ nhất, uống sữa khi đói cơ thể sẽ không hấp thụ được các thành phần dinh dưỡng của sữa. Để biết điều này đúng hay sai, chỉ cần nhìn vào thực tế bạn cũng đủ thấy. Trẻ nhỏ dưới một tuổi lấy sữa làm thức ăn chủ yếu và tất nhiên chúng chỉ uống khi đã đói mà vẫn phát triển bình thường. Vậy thì cớ gì người lớn với hệ tiêu hóa tốt hơn lại không nên uống sữa khi đói.
Thứ hai, uống sữa khi đói có thể tạo ra sự lãng phi protein. Trên thực tế, trong sữa có khoảng 4,6% Lactose, chất giúp tiết kiệm protein và 3% chât béo, chất cũng có tác dụng cung cấp năng lượng. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm uống sữa khi đói.
Bạn chỉ nên tránh uống sữa khi đói nếu từng có hiện tượng đầy bụng đi ngoài sau khi uống sữa vào lúc đói, bởi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không dung nạp lượng lactose. Lúc này tốt nhất bạn nên ăn một chút thực phẩm có chứa chất tinh bột, sau đó mới uống sữa với số lượng nhỏ và chia làm nhiều lần.
Không uống sữa cùng với các loại nước hoa quả?
Cazein trong sữa bò khi gặp axit trong hoa quả sẽ sản sinh ra chất lắng đọng. Đây là hiện tượng rất bình thường nhưng nhiều người cho rằng như vậy có thể làm mất giá trị dinh dưỡng của sữa, hoặc khiến cơ thể không hấp thụ được dưỡng chất. Nhưng thực ra nếu xét về lượng axit thì ở dạ dày còn chứa một lượng lớn hơn nhiều axit trong hoa quả. Vậy nên dù bạn không uống nước hoa quả cùng sữa đi chăng nữa thì sữa cũng hình thành chất lắng đọng trong dạ dày. Hơn nữa, sữa chua cũng phải trải qua quá trình vi khuẩn sữa lên men, tức là trạng thái lắng đọng, mà đây lại được xem là thực phẩm có lợi cho tiêu hóa. Vậy nên nếu hệ tiêu hóa của bạn bình thường thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm dùng sữa cùng nước hoa quả.
Không cho thêm đường vào sữa?
Có người cho rằng uống sữa có đường sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ sữa. Song bạn thấy đấy, đại đa số sữa bột đều là những sản phẩm có đường. Và thực tế, người tiêu dùng của các nước đã sử dụng hàng trăm sản phẩm sữa có đường hàng trăm năm nay mà không hề phát hiện những cảnh báo về việc uống sữa có đường sẽ gây bất lợi cho tiêu hóa.
Một lý do nữa khiến nhiều người từ chối cho đường vào sữa là vì lo ngại khi đun sôi đường có thể khiến lysine trong sữa gây ra phản ứng và biến lysine thành chất có hại. Thực ra điều này chưa hoàn toàn chính xác. Bởi tốc độ phản ứng của đường và lysine trong sữa xảy ra ở nhiệt độ cao hơn cả tốc độ phản ứng của đường mía và lysine. Phản ứng này mặc dù có thể làm mất một lượng nhỏ lysine nhưng chưa thể kết luận là gây hại.
Sữa bò nhất định phải uống nóng?
Rất nhiều người cho rằng sữa bò dù tiệt trùng hay không đều phải đun lên mới uống. Song thực tế cho thấy, khi đun sôi sữa đánh mất một lượng lớn canxi do bám ở thành bình. Hơn nữa, sữa tiệt trùng đã trải qua quá trình sát khuẩn ở nhiệt độ cao nên có thể sử dụng trực tiếp mà không cần hâm nóng trong thời hạn cho phép.
Muốn bổ sung canxi, uống sữa có hàm lượng canxi cao?
Hàm lượng canxi trong những loại sữa được cho là giàu canxi cũng chỉ từ 130 - 150mg/100ml, trong khi đó hàm lượng canxi ở các loại sữa thông thường cũng có thể đạt đến 110mg/100ml. Do đó sữa giàu canxi không có ưu thế rõ ràng hơn so với sữa thông thường. Mặt khác, canxi trong sữa thông thường là loại canxi dễ hấp thụ. Còn hàm lượng canxi bổ sung thêm vào sữa có hàm lượng canxi cao thường là những loại canxi vô cơ giá rẻ, tỉ lệ hấp thụ chưa chắc đã đạt đến mức của lượng canxi trong sữa thông thường. Bởi vậy, nếu như bạn cần bổ sung canxi thì hàng ngày chỉ cần uống loại sữa thông thường là đủ.
Uống sữa sẽ béo?
Sữa bò có chứa đến 86% là nước. Tính ra một túi sữa 250mg chỉ chứa 150kcal, tương đương nửa bát con cơm. Điều này cho thấy sữa không thể coi là loại thực phẩm dễ gây phát phì. Mặt khác, sữa cũng tạo cho bạn cảm giác no bụng bởi thế mà chỉ cần uống một cốc trước bữa ăn đảm bảo bạn sẽ ăn giảm hẳn trong bữa chính. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ thì nhớ giảm bớt lượng thực phẩm ăn trong bữa tối để tránh nạp quá nhiều năng lượng vào cơ thể.
Sữa càng ít chất béo càng tốt?
Hàm lượng chất béo trong sữa ít béo là khoảng 1,0% -1,5%, còn ở sữa tách béo hoàn toàn là 0,5%. Nếu đổi sữa ít béo thành sữa tách béo hoàn toàn cũng chỉ giảm được 3,75 - 5,0g chất béo. Như vậy thà bạn giảm bớt lượng dầu mỡ khi chế biến thức ăn hàng ngày, bỏ qua đồ chiên xào hoặc ăn ít thịt heo còn hiệu quả hơn. Mặt khác, hàm lượng vitamin A, D và các chất chống ung thư đều tập trung ở chất béo. Do đó, loại bỏ thành phần chất béo này sẽ ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa. Trừ khi bạn có nhu cầu khống chế mỡ trong máu, còn không thì không nhất thiết phải chọn sữa tách béo hay sữa ít béo.
Theo Hải Yến
Giadinhtre
Những ngộ nhận của đàn ông khi làm 'chuyện ấy' Ảnh: About.com. Đi sâu vào trong âm đạo có rất ít thần kinh cảm giác, vậy mà cánh đàn ông cứ thích "đi" vào càng sâu càng tốt. Đây là một trong những ngộ nhận khiến khi "yêu", bạn đời của họ khó đạt cực khoái. Theo bác sĩ Bie Zin (Pháp), phụ trách văn phòng tư vấn tình dục, có khoảng 33%...